BẢN NGÃ CHƯƠNG IV: 31 VUA BẢN NGÃ

31 VUA BẢN NGÃ

 Bản ngã là đề tài hấp dẫn không khác gì đề tài tình yêu, hay chiến tranh. Nhân loại đã tốn rất nhiều công sức , giấy mực phân tích, lên án giận dữ mong thoát khỏi. Nhưng bản ngã như vòi bạch tuột, chặt vòi này,  sản sinh thêm vòi khác, vòi sau lại trông dễ yêu ,dễ mến; nó hấp dẫn, đầy ma thuật ,đưa con người vào động hoa vàng của tội lỗi mà không hay.

Bản ngã lừa dối chúng ta nhiều cách. Ngay các tôn giáo cũng lên án nó, dùng nhiều từ như: tiểu ngã, đại ngã, cá  nhân chủ nghĩa…. Nhưng bản ngã vẫn lên ngôi Hoàng Đế. Mọi triết lý, mọi tôn giáo tiếp tục đánh bóng bản ngã thêm vinh hiển. Bản ngã chính là thuốc phiện, thuốc lắc, ma túy tổng hợp, chắp thêm đôi tay hoàn thiện tội ác: chống lại Đức Chúa Trời một cách tinh vi.

Trong phần cấu tạo và phát triển bản ngã; chúng ta đã nhận chân được sự mầu nhiệm của nó. Nó thuộc dạng ung thư thuộc linh. Hiểu đúng đã khó còn diệt nó thì thật gian nan. Nói như Phao-Lô:

“ Tôi muốn làm điều lành nhưng không có quyền làm trọn”  Rô-ma 7:18

Vâng, tôi biết, tôi muốn thoát khỏi ách nô lệ bản ngã còn khó, còn chưa làm nổi ; huống chi không biết, không quyết tâm thì làm sao diệt đước 2 thành thêm 31 vua già sống lâu kinh nghiệm.

Ca-na-an là Vương quốc bản ngã gồm 2 thành: Giê-ri-cô, A-hi và 31 vua thống trị bản ngã mỗi chúng ta.

31 vua rất hiệp một chống lại Đức Chúa Trời và làm khổ chúng ta.

1/Bản ngã Ý RIÊNG ( Hoàng đế A-RA-BA) :

Dân gian có câu:” chín người, mười ý “. Một người là một vũ trụ đầy bí ẩn. Ý riêng không phải tội như tội hình sự. Ý riêng là ý không theo Thánh linh.

Ý riêng là muốn bụng mình làm Chúa, làm chủ mình, không muốn ai tham gia, kể cả Thánh Linh Chúa.Ý riêng còn muốn bắt người khác vâng phục mình, tôn mình làm vua

“ Ta là một, là riêng là thứ nhất, chẳng có ai so được cùng ta”.

A-ra-ba là người to lớn, giềnh giàng thuộc dân A-na-kim. Thủ đô là Hếp-rôn là nơi tốt nhất, đẹp nhất, sang trọng nhất ở Ca-na-an.

Thế giới ngày nay ai cũng chạy đua để giành cái nhất, cái đứng đầu thế giới để được ghi vào sổ kỷ lục thế giới .

A-ra-ba là hình bóng bản ngã trung tâm, như thủ đô một nước. Ý riêng là tổng hành dinh của cơ quan tuyên huấn ra sắc lịnh và chỉ đạo các kế hoạch vô hiệu hóa mọi ý chỉ, đường lối của Đức Chúa Trời. Ông chủ nó không ai ngoài Sa-tan là cha của sự lừa dối.

Ý riêng dùng Kinh thánh để hỗ trợ cho biệt tài hùng biện lý luận, biến đúng thành sai, biến sai thành đúng. Nó có khả năng mê hoặc con người để tạo ra hàng trăm giáo phái tà giáo, loạn giáo thỏa hiệp thế gian.

Ví dụ: tiếng mới chỉ là một ơn nhỏ bé để cầu nguyện với Chúa, cầu nguyện để tự gây dựng mình, nhưng tín lý Ngũ tuần đã nâng tiếng mới  lên thành báp-tem Thánh linh, đẻ ra các Hội thánh Ngũ tuần, rồi thêu dệt thêm nhiều chuyện thần bí: lúc nào cũng Chúa phán, đêm nào cũng nằm mộng cho là Rhê-ma, khải thị ; sống mơ mộng, mộng mơ như các cháu thiếu nhi hát bài đồng giao:” hôm qua em mơ thấy bác Hồ” .

Hoặc giải Kinh theo bụng mình, tạo thêm những lễ cho giống thế gian: Phật giáo có Phật bà Quan thế âm với khuôn mặt dịu hiền, tay cầm cành dương liễu thì Công giáo cũng bắt chước bức tranh tuyệt mỹ  nàng  Mônalisa của  Lê-ô-na de Vinci, hóa phép Maria từ một thôn nữ nghèo khổ ở Na-xa-rét  thành  mẹ Ma-ri-a đẹp tuyệt trần như bức tranh trong mộng!

Trong đời thường con  người ,ai cũng thường thay đổi di chúc tổ phụ để sáng tạo những điều theo ý riêng cho là tốt nhất, vinh quang nhất…

Có thể suy nghĩ : Ý riêng là lòng tốt của loài người muốn thêm vào để hoàn thiện chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời.

Dân Y-sơ-ra-ên xin một vua giống như thế gian để cai trị họ. Họ sẵn sàng phục tùng vô điều kiện. Họ tin điều đó tốt hơn là Chúa làm Vua họ như thời Các quan xét!

Giô-suê cùng các trưởng lão Y-sơ-ra-ên cứ nghĩ dân Ga-ba-ôn khiêm nhường, kính sợ Chúa , phụng sự Chúa, phục dịch dân Y-sơ-ra-ên. Giô-suê suy nghĩ kỹ, tính toán kỹ, ký hiệp ước đời đời sống chung hòa bình với Ga-ba-ôn. Mọi sự đều hợp tình hợp lý, trông rất thuộc linh nhưng đau đớn thay: hoàn toàn sai ý Chúa!

Nước Mỹ là biểu tượng của Cơ-đốc-giáo thế kỷ 20, từ khi khai sinh lập quốc 1767. Các đời tổng thống luôn lấy Kinh Thánh làm gốc cho hiến pháp liên bang Hoa Kỳ. Trước khi nhậm chức, đặt tay trái vào Kinh thánh thề trung thành theo Kinh thánh. Tiếc thay! Năm 1912 nghe theo Pháp, với lòng tốt của Pháp quốc tặng một tượng Nữ Thần tự do. Nữ thần tự do trở thành biểu tượng nước Mỹ giống như dân Y-sơ-ra-en đúc tượng bò vàng thay thần Giê-hô-va giải cứu họ ra khỏi Ai-cập. Nữ Thần tự do đang tồn tại sừng sững  ở  các điểm du lịch tại New-york. Hậu quả nhân dân Mỹ phải chịu cho đến ngày nay.

Quả thật, người  Pháp yêu người Mỹ theo kiểu:“ Yêu nhau kiểu đó bằng mười hại nhau”

Hoàng Đế Constantin, tưởng rằng quốc hữu hóa đạo Chúa là yêu Chúa, là việc làm tốt lành công nghĩa, trả công ơn Chúa giúp ông thắng trận!…

Các hệ phái Cơ đốc cho rằng tổ chức Hội thánh như đường lối hệ thống hành chánh khoa học  hiện nay, tốt hơn theo cách Công vụ sứ đồ, tổ chức quá đơn sơ, lỏng lẽo lỗi thời!….

Ý riêng là một trận chiến thuộc linh, có nhiều lúc tâm trí chúng ta rối bời, không biết giải quyết cách nào cho đúng ý Chúa. Thánh linh cảm động, thần cảm giả mạo, chúng ta ở giữa không biết chọn con đường nào. Không thể suy luận đúng sai để thoát ý riêng, mà phải  biệt riêng cầu nguyện, tìm cầu ý Chúa cho đến lúc nhận được lời Rhema như Giô-suê sau khi thất bại thành A-hi.

Sứ đồ Phao-lô sau hơn 2 thập kỷ mới nhận chân:

“ Tôi chỉ khoe mình trong yếu đuối; tôi làm được mọi sự nhờ Chúa thêm sức…”.

Sa-lô-môn cuối đời mới khám phá chân lý: Tất cả chỉ là hư không, chỉ có kính sợ Chúa mới là khôn ngoan.

Người càng thuộc linh, càng thấy mình làm ý riêng nhiều lắm. Tưởng chim cút nhiều là ý Chúa, đẹp lòng Chúa

Cá nhân tôi cũng không ngoại lệ; gần 30 năm theo Ngài, ý riêng chiếm hơn phân nửa.

Chỉ có tấm lòng kính sợ Chúa, cầu nguyện thiết tha , đó là con đường nhanh nhất thoát ý riêng, thoát khỏi ông cụ A-ra-bi không lồ.

“ Dầu bề ngoài có vẻ khôn ngoan, thờ lạy theo ý riêng, khiêm nhường khắc khổ thân thể mình; nhưng không ích gì để chống lại để chống cự lòng dục của xác thịt”

 Cô-lô-se 2:23

Hoàng đế là tổng tư lịnh cai trị 30 tiểu vương bản ngã

 

2/ Bản ngã XƯNG CÔNG BÌNH RIÊNG:

Công bình riêng là làm việc thiện, yêu Chúa, hầu việc Chúa bởi động cơ tư dục, khoe khoang, tự mãn. Họ hành động vì muốn hơn người khác, muốn được mọi người tôn trong mình…

Đây là hạng người có lương tâm tốt, có đạo đức tốt, nhưng ông vua xưng công bình riêng làm chủ. Gióp là nhân vật không ai dám so sánh với ông . Đức Chúa Trời mà còn khen:

“ Ở thế gian nầy chẳng có ai được như Gióp; một người trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa trời và tránh xa điều ác” . Gióp 1:8

Mọi người khen Gióp, Đức Chúa Trời khen Gióp; tự nhiên Gióp phải lên mặt, phải lên tiếng ta quả thật như vậy.

Chúa đã cho lên tận mây xanh bằng khinh khí cầu, rồi từ từ xả khí ra; cho con người thật Gióp lộ diện . Gióp mất hết, chỉ còn lại thân ghẻ chóc. Trước 3 người bạn chí cốt luận công bình. Sự xưng công bình riêng của Gióp xuất hiện:

“ Chúa có cặp mắt xác thịt ư!

Chúa thấy như người phàm thấy sao ? Gióp 10:4

Ông bắt đầu kiện Đức Chúa Trời bất công:

“ trại của kẻ cướp được may mắn

Những kẻ chọc giận Đức Chúa Trời được bình an vô  sự”    .     Gióp 12:6

Ông cũng không tha cho những người bạn chí cốt ở bên ông cả tuần lễ yêu thương, an ủi đồng cảm

“ Chớ chi các ngươi nín lặng! Đó sẽ là sự khôn ngoan của các ngươi” Gióp 13:5

Gióp chưa biết mình là ai! Chưa hiểu mình từ đâu đến? Ông thật lòng theo sự hiểu biết nông cạn của ông: đàng hoàng nhất trong đám lộn xộn, chột ở xứ mù. Ông công bình theo tiêu chuẩn loài người.

Gióp sống trong ảo tưởng : không dạy được vợ, con cái hư hỏng luông tuồng, tiệc tùng sa đọa.

Bịnh xưng công bình riêng được kê vào nan y mãn tính. Ông vua xưng công bình riêng sát kề bên Hoàng Đế A-ra-bi, nó cứng như kim cương, rắn  như  đá lửa. Đức Chúa Trời phải dùng “siêu nhiệt”: mất vợ, mất con, mất tài sản, mất cả sức khỏe, cả những người bạn thiết thân chí cốt quở trách mới phá vỡ được bản ngã kiên cường bất khuất này. Chúa hé mở mắt cho ông thấy sự vinh quang cực thánh của Ngài; Gióp mới thấy lõa lồ, tan vỡ:

“ Xưa, tôi chỉ nghe đồn về Chúa,

     Nhưng bây giờ, mắt tôi thấy Ngài:

Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi,

               Và ăn năn trong tro bụi”        Gióp 42:5-6

Chỉ có Chúa mới trị được ông Hoàng bản ngã công bình riêng này.

Sứ đồ Phao lô cũng tương tự như Gióp

“ ….Về luật pháp thì thuộc giòng Pha-ri-si… Còn như về sự công bình của luật pháp thì không chỗ trách được” Phi-lip 3: 5-6

Chính những phẩm hạnh hoàn hảo này, ông đã xưng công bình riêng: Bắt bớ hội thánh mà cứ tưởng hầu việc Đức Chúa Trời

Sau hơn 2 thập kỷ, Chúa vén bức màn u minh cựu ước cho ông; Phao-lô đã bừng tỉnh như Gióp:

“ Trong những người có tội, tôi là hàng đầu”

 ITim 1:15

Phao-lô đã lột xác, mở mang vương quốc Chúa không ai hơn;  ông không còn khoe khoang lập thành tích, ông còn tự hào về yếu đuối, và sự thành công xem như việc phải làm của một đầy tớ.

Khác với bọn Pha ri si đời xưa cũng như đời nay. Hầu việc Chúa, truyền giáo vì Danh-Lợi Quyền, vì công bình riêng, mong cho người ta khen giữa chợ, thêm ngân sách tài trợ, được mời ngồi mâm trên, được đi nước ngoài du lịch. Làm được chút việc gì thì thổi phồng, một báo thành mười , nổ bể cả làng, không biết ngượng ngùng mắc cỡ, đứt cả dây thần kinh ngượng.

Chúa sẽ cứu  họ như đã cứu Gióp, Phao-lô: lột trần bản ngã ra để tội lỗi tỏ tường giữa thiên hạ. Chúa đang làm các Ngài Hội trưởng, Tổng, Quản từ CMA cho đến Tư gia .

 

3/Bản ngã TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN :

Tình yêu thiên nhiên là một đặc  ân tuyệt vời Đức Chúa Trời đã ban tặng chỉ cho loài người. Tình yêu thiên nhiên như chất keo gắn kết con người thành cộng đoàn xã hội, xây dựng tổ ấm gia đình, tình quê hương , nghĩa bạn bè…

Chúa dạy chúng ta cũng phải có tình yêu thiên nhiên

Trong chúng ta có 2 loại tình yêu: tình yêu A-ga-pê và tình yêu thiên nhiên

a. Tình yêu A-ga-pê : là tình yêu mặc dầu, tình yêu vì Chúa hy sinh,vô kỷ cho tha nhân. Tình yêu này Chúa ban cho, tự chúng ta không có

b. Tình yêu thiên nhiên : là tình yêu từ lương tâm và tâm hồn có suy nghĩ, tính toán hơn thua, lợi hại. Tình yêu thiên nhiên đôi lúc cao thượng, hy sinh vô kỷ có thể chết cho người mình yêu. Tình mẫu tử, tình quê hương, tình lứa đôi. Nhưng sâu thẳm đều mang tính chủ quan, không công bình, ích kỷ…

Tình yêu thiên nhiên và tình yêu A-ga-pê rất khó phân biệt. Đôi lúc tình yêu thiên nhiên có vẻ thuộc linh, thiêng liêng hơn cả tình yêu A-ga-pê.

Người có tình yêu thiên nhiên, dễ tin Chúa, nhưng khi học tập bài học từ bỏ thì trở thành lực cản, khó vượt qua.

Có môn đồ đến xin Chúa làm môn đồ

“ Lạy Chúa, xin Chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã”.

Nhưng Chúa Jesus phán:

“ Hãy theo Ta, để kẻ chết chôn kẻ chết”    Mat 8:21-22

“ Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với bà gia, và kẻ thù là người trong nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn Ta, không xứng đáng cho Ta; ai yêu con trai con gái hơn Ta, không xứng đáng cho ta

Mat 10:35-37

Rất nhiều người vấp phạm điều này. Bọn tân phái nói phạm Chúa là giả hình, khi thì nói hiếu kính cha mẹ, phải yêu thương, tha thứ mọi người.. Giờ trái ngược hết, Chúa kỳ quá, không biết ứng dụng như thế nào!

Đây là bài học khó nuốt nhất trong 31 vua. Tình yêu thiên nhiên là Hoàng hậu, đẹp tuyệt trần như Ê-xơ-tê, như Rê-bê-ca. Tình yêu thiên nhiên dầu đẹp cỡ nào, dầu thiêng liêng hết biết cũng chỉ giới hạn con người, sâu xa vẫn còn vị kỷ, không công bình.

Chúa muốn môn đồ Ngài phải vượt qua cái tốt nhất của con người để nhật cái tốt nhất của tình yêu A-ga-pê. Phải chết tình yêu thiên nhiên.

Chúng ta không khéo, ứng dụng điều này sẽ vấp phạm và phản tác dụng ngay. Chỉ có Thánh Linh Chúa mới cho học bài này trong một thời gian đặc biệt, trong một hoàn cảnh đặt biệt. Chúng ta không ứng dụng hàng ngày về ghét cha mẹ, thù nghịch với mọi người để gọi là vâng lời Chúa!

 

TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN: KẾT QUẢ và HẬU QUẢ

Trong toàn bộ kinh thánh cựu uớc đến tân ước, những mẫu chuyện về tình yêu thiên nhiên rất ly kỳ, rất cảm động, cũng rất bất bình thịnh nộ

Áp-ra-ham : nhân vật tuyệt vời đã vượt qua tình yêu thiên nhiên mầu nhiệm cao siêu này:

– Từ bỏ quê hương, cha mẹ, bà con ruột thịt để di đến nơi mà mình chưa biết.

– Từ bỏ cả đứa con đầu lòng khi tuổi đã hơn100, tự tay mình giết con, để dâng làm của lễ  thiêu cho Chúa

Áp-ra-ham dám từ bỏ mọi sự, ông đã nhận được muôn sự, và trở nên tổ phụ đức tin cho toàn nhân loại

Chúa Jesus:  chối bỏ tình yêu thiên nhiên:

– Ngài không quan trọng tình cảm thiên nhiên mẹ con với bà Ma ri , Chúa chỉ quan trọng những ai làm theo ý muốn của Chúa Cha :

“Ngài đáp rằng: Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?

….Vì hễ ai làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em Ta, cũng là mẹ Ta vậy”

 Mat 12: 48, 50

– Ngài không quan tâm sự việc Giăng Báp- tít ( anh em bà con trong phần xác thịt với Chúa ) đang ở tù và chịu bay đầu. Nếu lấy cái nhìn xác thịt Chúa đối xử với  anh em Ngài thật phũ phàng:  Ngài không động viên, an ủi hay giải cứu ông khỏi tù, khỏi chết bởi vua Hê-rốt. Chúa lại bỏ đi nơi khác với lời lẽ chói tai “ loài người phải hạ xuống, để Chúa được tôn cao”.

“ Khi Chúa Jesus nghe tin ấy, liền xuống thuyền sang đồng vắng… Ngài ra khỏi thuyền, thấy đoàn dân đông thì động lòng thương xót, Ngài chữa lành mọi bệnh tật cho họ”   Mat 14:13-14

Chúa Jesus đã từ chối tình yêu thiên nhiên, đây là việc làm rất khó. Chúng ta cũng rất khó chịu khi đọc đến cảnh này. Chúa Jesus vâng phục Chúa Cha không điều kiện. Chúa động viên môn đồ Ngài:

“ Phước cho ai không vấp phạm vì cớ Ta”  Mat 11:6

Chúng ta còn nhớ câu chuyện trong đồng vắng, khi dân Y-sơ-ra-en thờ bò vàng. Chúa đã ra lịnh cho Lê-vi phải cầm gươm giết anh em mình, bạn hữu và người lân cận

Ngược lại cũng có nhiều anh hùng đức tin không vượt qua được bài học này:

Trước hết là:  Y-sác yêu Ê-sau

Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp

Gia-cốp yêu Ra-chên, Giô-sép

Hậu quả tai hại Ê-sau súyt giết Gia-cốp; Giô-sép thì bị các anh bỏ xuống hố và bán làm nô lệ.

Còn vua Đa-vít thì tình yêu thiên nhiên ông ướt như giọt sương mai, mỏng manh như gió chiều xuân. Ông là một nghệ sĩ lãng mạn, lúc nào cũng rung cảm đối với quý bà, cùng các con ông. Bản chất đa tình, đa cảm đã để lại hậu quả một gia đình tan nát:

–        Ông phạm tội tà dâm, giết người.

–         con ông là Am-nôn hiếp dâm với em gái Ta-ma.

–         nghịch tử Ap-sa-lôm cướp ngôi và muốn giết ông v.v….

Phi-e-rơ thì yêu Chúa, luôn muốn ở bên Chúa phục vụ Chúa. Ông can ngăn Chúa lên thập tự giá; chém Măn-chu đứt lỗ tai…

Rất rất nhiều gương ông bố, bà mẹ thương con để rồi giết con. Tình yêu thiên nhiên mạnh hơn bão tuyết, sâu hơn đại dương; nó đốt cháy biết bao công trường thuộc linh.

Hoàng đế Constantin yêu Chúa bằng tình yêu thiên nhiên, để lại một hậu quả 17 thế kỷ Hội thánh Chúa thỏa hiệp tôn giáo: Nửa đạo nửa đời không giống ai.

Tóm lại:

Hoàng Đế A-ra-ba, Thái thượng Hoàng ý riêng, Hoàng Hậu tình yêu thiên nhiên hợp lực thành một bản ngã trung tâm bền vững. Nó ngăn cản Thánh Linh, hảm ép Vương quốc Ngài và rất cản trở trong công việc phá vở bản ngã để trở nên môn đồ .

 

 

 

4/ Bản ngã KHIÊM NHƯỜNG GIẢ BỘ:

 

Khiêm nhường giả bộ là anh em sinh đôi của đạo đức giả. Khiêm nhường để được tôn trọng, khiêm nhường để ci tơi  kiêu ngạo tăng thêm.

 

Khiêm nhường cịn là một nghệ thuật đắc nhân tâm của những nhà chính trị, những nhà ngoại giao, những tăng lữ tôn giáo. Họ được huấn luyện theo kỹ năng từ các trường đào tạo chính quy bài bản, hay các viện thần học duy lợi, để đạt được mục đích cho tổ chức.

 

Khiêm nhường giả bộ là nữ hoàng kiêu hãnh tinh vi, siêu đẳng khiến người khác tôn mình làm vua, làm thánh một cách thỏa lòng. Một triết gia nói: “Từ chối một lời khen tặng là muốn được khen lần thứ hai”.

 

Động cơ của khiêm nhường giả bộ là làm sao cho mình được nổi bậc, lịch thiệp, là nhân vật quan trọng…

 

Giai cấp Pha-ri-si và giai cấp tăng lữ hiện đại là đặc trưng cho ông vua khiêm nhường giả bộ này. Họ là đạo diễn kiêm diễn viên đại tài: làm người khác khóc,  khiền người khác cười…  theo “đơn đặt hàng”.

 

Chúa Jesus chúng ta rất ghét, không tiếc lời sỉ nhục ông vua giả hình này: “dòng dõi dâm loạn, dòng rắn lục, khốn nạn, đáng rủa sả thay   kẻ mù dẫn người mù….”

 

“ Họ làm việc gì cũng cố để người ta thấy,.. ưa ngồi trong đám tiệc, thích ngồi cao nhất trong nhà hội, muốn người ta chào mình giữa chợ, ưng người ta gọi mình bằng thầy”    Mat 23:5

 

Ap-sa-lôm con trai vua Đa-vít đóng vai này thật tuyệt vời: Ong kiên nhẫn đứng trước cửa thành 3 năm, gặp bất cứ ai đến xin vua xét lẽ công bình,  Ap-sa-lôn đến mị dân, lấy lòng với điệp khúc:

 

“Sự tình của ngươi thật phải và công bình, nhưng nơi đình vua có ai để ý nghe đâu! “ IIsam 15:3

 

Ong vua khiêm nhường giả bộ này là vũ khí lợi hại

 

Việt Vương Câu Tiển nằm gai nếm mật, nếm cả phẩn vua Ngô.

 

Hàn Tín vui vẻ luồn trôn như một tên bán thịt lợn.

 

Ngày nay, khoa học càng phát triển, giáo dục càng hiện đại, thì sự khiêm nhường giả bộ càng tinh vi. Cĩ thể nói là một kỹ nghệ lừ đảo.

 

Sự khiêm nhường thật, xuất phát từ tấm lòng đã được đổi mới theo thuộc linh, theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Lời nói thêm muối; tôn trọng người khác hơn chính mình, sống để phục vụ vì cớ Chúa. Làm được việc gì coi như làm cho Chúa, không báo công lập thành tích …. Chúa chú trọng bề trong:

 

“ Dầu bề ngoài có vẻ khôn ngoan là bởi thờ lạy theo ý riêng cách khiêm nhường và khắc khổ thân thể mình, nhưng không ích gì chống cự lòng dục của xác thịt”

 

 Cô-lô-se 2: 23

 

Câu chuyện về “Hội thi khiêm nhường “

 

Có ông vua nọ thuộc loại minh vương. Đức vua muốn tuyển quan lại theo tiêu chuẩn đạo đức, ông tôn sùng đạo Nho của Không tử. Sau nhiều lần thi tuyển từ địa phương đến trung ương. Có một người đủ tiêu chuẩn vào gặp vua để nhận ấn tín làm quan.

 

Lễ đã chuẩn bị chu đáo. Đưc vua đã ngự lâm, văn võ bá quan, truyền thông truyền hình phóng viên trong và ngoài nước cĩ đông đủ.

 

Vua tuyên bố với mọi người : đây là người đạo đức, khiêm nhường nhất nước, xứng đáng được nhận mão triều đại vương”. Vòng nguyệt quế, mão triều được vua tấn phong  trong tiếng hoan hô như ong vở tổ

 

Anh chàng khiem nhường liền phát biểu: Tôi là người khiêm nhường nhất thế giới, kính vua vạn vạn tuế; chc quý vị bình an

 

Vị vua nổi nóng, liền sai lính chém đầu ngay.

 

Khiêm nhường nhất thế giới, nghĩa là hơn cả vua

 

5/ Bản ng ã NHÂN QUYỀN:

 

Nhân quyền là đặc quyền mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời từ khởi thủy đã ban cho Adam để quản trị mọi lồi: chim trời, cá biển, động vật trên đất (Sáng-thế-ký 1:28c)

 

Nhân quyền (right) sinh ra uy quyền (authority) và năng quyền (power).

 

Quyền con người (human right) đã hiện thực hóa bởi bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, các nước đều phải ký vào và các bản hiến pháp cũng phải ghi vào như: Phải tơn trọng quyền tự lập hội, quyền tự do cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tư do ứng cử, bầu cử… Tất cả các quyền này đều xuất phát quyền mà Giê-hô-va Đức  Chúa Trời đã ban cho loài người.

 

Ngày nay, nhân quyền đã trở thành bản ngã, trở thnh thế lực vô hình thống lĩnh toàn thế giới. Nhân quyền lớn hơn cả chủ quyền, chính quyền; lớn hơn cả Đấng ban quyền cho con người .

 

Khi nào chúng ta tôn trong quyền của mình quá đáng, nó sẽ trở thành cá nhân chủ nghĩa: chỉ biết mình, quyền lợi mình, bất chấp quyền lợi người khác; chỉ biết quyền lợi dân tộc mình, khối mình rồi bắt nạt người khác, nước khác …

 

Chúa dạy, hãy  quan tâm, tôn trọng lợi người khác nữa..

 

Ở Mỹ và u châu, bản ngã này rất kinh khủng .Họ tôn trọng trẻ em, phụ nữ thái quá, nghịch cả kinh thánh. Mục sư giảng tội lỗi có thể bị chụp mũ vi phạm nhân quyền; giảng đồng tính luyến ái bị đuổi khỏi nhà hội; giảng không được phá thai, đó là phạm tội giết người, sẽ bị ném đá…..Tôn trong nhân quyền thái quá sẽ trở thành bản ng.

 

Nươc Mỹ tôn trọng nhân quyền: Rước Nữ thần tự do về New-York một trăm năm trước; cho du nhập các văn hóa tín ngưỡng ngoại lai Đông phương, Phi châu.

 

Hậu quả: 10 điều răn của Đức Chúa Trời trong trường học, công sở phải di tản  ra đường. Cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời: 11 tháng 9 (nine one one) l ngy đại tang thương của nước Mỹ; và cịn nhiều hệ lụy tồi tệ khác đang đến. Con gái Billy-Graham phải thịnh nộ pht biểu: “ Nếu Đức Chúa Trời không phạt nước Mỹ, thì Ngài phải xin lỗi thành Sô-đôm, Gô-mô-rơ”

 

6/ Bản ng ã DÂN TỘC TÍNH:

 

Bản ngã là tổng hợp các mối bang giao trong xã hội, đặc biệt quê hương , đất nước , dân tộc  là tình yêu sâu đậm trong dòng máu của con người.

 

Mỗi nước có một đặc tính riêng, còn gọi là dân tộc tính : dân Do Thái bản ngã khôn ngoan, thông minh , con cưng của Đức Chúa Trời. Mất nước 2000 năm mà trở lại lập quốc là điều chỉ có một không hai.

 

Việt nam chỉ sau Do thái, nô lệ 1000 năm Trung quốc mà không bị đồng hóa, mà lại dành được độc lập cũng là điểm son mà chỉ có người Việt nam mới hiểu được: bản ngã kiên cường bất khuất thà chết không chịu nô lệ mất nước.

 

Hoa kỳ một nước cũng có một không hai, mới thành lập hơn 200 năm nhưng chiếm đến 51% tổng sản lượng thế giới. Bản ngã “ đại ca” bề trên kẻ cả, từ thiện bố thí : “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” ; kiểu chơi của Mỹ cho tối huệ quốc nghe thật sốc, nhưng vì nghèo phải chấp nhận cuộc chơi kèo dưới.

 

Các giáo sỹ Mỹ, người Mỹ có kiểu sống như Từ Hải: thích an ban tế thế, như Thượng Đế ban ơn huệ cho dân nghèo.

 

Ngược lại, có những dân tộc thích làm nô lệ: “chết no hơn sống thèm” ; Nhu nhược không thích phấn đấu….

7/ Bản ngã TRUYỀN THỐNG 

Mỗi địa phương tạo cho mình một biểu tượng, một huyền thoại, một nét đặc  trưng riêng; nét đặc trưng cũng có thể bị người đời ban tặng thành đặc danh, thành ngữ đúng như bản chất cố hữu.

Việt nam chúng ta có 3 miền với 3 đặc trưng: miền Bắc chú trọng bề ngoài; miền Trung thì thâm trầm khó hiểu; miền Nam thì bộc bạch như ruột ngựa.

Riêng miền trung mỗi tỉnh cũng có đặc trưng riêng: “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định ngồi lo; còn Thừa Thiên ních hết”.

Truyền thống tạo vẻ đẹp cho quê hương, nhưng sống cho truyền thống, tự hào tự mãn về truyền thống, tạo nên bản ngã , tự làm hại cho mình, sống trên mây, hoang tưởng không thật tế. Đi mượn gạo phải mặc áo dài để giữ cái gọi là con nhà gia phong lễ giáo “ ăn bắc mặc kinh”. Nhiều hệ lụy của truyền thống thành lực cản  tư duy và ngăn trở sự phát triển xã hội.

Người Mỹ phá vỡ bản ngã này với châm ngôn: “không bạn, không thù chỉ có lợi” .

Trung hoa đại quý quốc đã học đòi theo Mỹ: đổi lại thành: “Không cần mèo đen hay mèo trắng, chỉ cần mèo nào bắt được chuột”. Nhờ thay đổi phương châm này, mà cậu AQ của Lỗ tấn đã thành chú Sam Sư tử Châu á và kinh tế đã lên ngôi thứ hai thế giới.

Truyền thống bảo thủ của CM&A và cơ-đốc-giáo khác đã tự mình lấy dây trói tay chân mình; thích mặc bộ đồ khâm liệm của La-sa-rơ, sống với quá khứ..

8. Bản ngã CHỨC VỤ:

 Châm ngôn đời thường cũng nhắc nhở tấm lòng chúng ta

“ Giàu đổi bạn, sang đổi vợ ” hay “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc”.

Chúng ta không hiểu được con người thật chúng ta. Con người chúng ta thay đổi như tắc kè Phi châu: sáng trắng, chiều vàng. Khi còn nghèo khổ, đói rách thì tình đồng chí: mặt nhìn mặt, tay nắm lấy bàn tay , chân buốt giá không giày, ôm nhau truyền hơi ấm, nên thơ cảm động biết bao. Khi cách mạng thành công: người làm giám đốc, xe con đưa đón; kẻ công nhân thiếu thốn đủ bề… bản ngã sẽ lộ nguyên hình cả hai

Châm ngôn của vua Sa-lô-môn, ông quá kinh nghiệm cuộc đời “ lên voi, xuống chó”

“Là tôi tớ khi được làm vua

Con đòi kế nghiệp bà chủ”

Châm 30:22-23

Vua Sau-lơ là nhân vật tiêu biểu

Vua Sau-lơ khi chưa lên ngôi vua. Lúc Sa-mu-en đến xức dầu cho ông làm vua: ông bẽn lẽn núp trốn dưới gầm giường . Nhưng khi lên ngôi Hoàng đế, Sau-lơ không còn như xưa: Ông thay lòng đổi dạ: không còn vâng phục Đức Chúa Trời; ganh tị, thù ghét , truy nã Đa-vít là tướng tài, có công với đất nước, cũng là con rể của mình.

Ông chỉ còn tôn vinh bản ngã mình thôi; tạc tượng cho mình để lưu danh hậu thế…

Kết thúc bản ngã chức vụ thật thê thảm: Cả nhà Sau-lơ chết thảm thương, đầu không còn nguyên vẹn

Sa-lô-môn với 1000 hoàng hậu và cung phi, chỉ còn nàng da đen Su-la-mít là thương ông thật lòng v.v…

 9/ Bản ngã THẦY ĐỜI

Đây là hạng người có học thức, có đạo đức, có năng lực, có biệt tài,  ảnh hưởng trên người khác. Cái gì cũng muốn tham gia, ý kiến và luôn cho mình là đúng nhất, ý kiến người khác là tầm thường. Khi người khác góp ý phê bình mình thì tức giận, bảo thủ quyết tử đến cuối cùng như mấy anh Quảng Nam hay cãi.

A-hi-tô-phe điển hình: chết cho cái tôi, ý kiến tôi, danh dự tôi

“ A-hi-thô-phe thấy người ta không theo mưu kế mình, bèn thắng lừa trở về nhà mình, rồi vào nhà. Sau khi sắp đặt mọi việc, thì thắt cổ tự tử”

  II Sam 17:23

       Châm ngôn việt nam “ Sống vinh hơn chết nhục”

Có anh chàng sợ vợ, nhưng lúc nào cũng bảo thủ: “Tôi không sợ vợ, chỉ nể vợ thôi. Tôi chỉ nghe vợ tôi khi nào vợ tôi nói đúng. Nhưng vợ tôi lúc nào nói cũng đúng cả”

Bản ngã này, lúc cũng hào hiệp, hy sinh cao cả để  mọi người tôn trong mình, tung hô mình.

10/ Bản ngã THÍCH LÀM ĐẦU: ĐI-Ô-TRÉP

Có người thích làm đầu vì tham lợi, cũng có người vì tham danh; sẵn sàng bỏ tiền mua cho được chút chức quyền  để kiêu hảnh với đời.

Đi-ô-trép là nhân vật mà sứ đồ Giăng phải lên tiếng cảnh báo coi chừng Đi-ô-trép đem sự chia rẽ Hội thánh:

“ Nhưng Đi-ô-trép là kẻ ưng đứng đầu Hội thánh không muốn tiếp rước chúng ta” III Giăng 1:9b

A-bi-ma-léc cũng là nhân vật gian ác trong thời Các Quan xét, muốn chiếm đoạt ngôi vua , đã giết chết hết 70 Vương tử là anh em cùng cha khác mẹ với mình, chỉ còn sót lại Giô-tham. Và câu chuyện ngụ ngôn của Giô-tham  về các cây để nói lên kẻ gian ác (cây gai) thích làm vua:

“ Giô-tham hay điều đó, bèn đi lên đứng trên chót núi Ga-ri-xim, cất tiếng la rằng: Hỡi người Si-chem, hãy nghe ta và nguyện Đức Chúa Trời nghe các ngươi! Các cây cối đều đi xức dầu cho một vua cai trị chúng nó. Chúng nó nói cùng cây ô-li-ve rằng: Hãy cai trị chúng tôi. Cây Ô-li-ve đáp: Ta há sẽ bỏ dầu ta mà Đức Chúa Trời và loài người đều tôn vinh, đặng đi xao động trên cây cối ư? Các cây cối lại nói cùng cây vả rằng: Hãy đến cai trị chúng tôi. Nhưng cây vả đáp rằng: Ta há sẽ bỏ sự ngon ngọt và trái tươi tốt ta đặng đi xao động các cây cối ư? Đoạn các cây cối nói với cây nho rằng: Hãy đến cai trị chúng tôi, Nhưng cây nho đáp: Ta há sẽ bỏ rượu ngon ta , là thứ làm vui lòng Đức Chúa Trời và  người ta, đặng đi làm xao động trên các cây cối ư?. Bấy giờ, hết thảy cây cối nói với gai gốc rằng: Hãy đến cai trị chúng tôi. Gai gốc đáp: Nếu bởi lòng chân thật mà các ngươi muốn xúc dầu ta làm vua các ngươi, thì hãy đến núp dưới bóng ta; bằng không, nguyện lửa ra từ gai sẽ thiêu nuốt cây bá-hương Li-ban đi”.

Những người thích làm đầu ( Chúa không kêu gọi) , cũng giống như gai gốc chỉ cần có sự đề nghị là như mơ ước từ kiếp trước: Ok liền, và cũng không ngừng ngại công bố lửa thiêu nuốt ai không thi hành lịnh độc tài của gai.

Lãnh đạo Cơ-đốc-giáo ngày nay, đầy dẫy hạng gai gốc, hạng Đi-ô-trép. Họ phấn đấu vào Hội thánh để kiếm danh-lợi-quyền; nhưng buồn thay! hội chúng vẫn thích, vẫn nộp 1/10 và hơn thế nữa để duy trì tổ chức hai bên đều có lợi: “Dễ mình dễ ta, vui vẻ cả làng”. Cho đến khi “ gai gốc đốt hết cây cối”thì mới ăn năn. Lúc đó, phải trả giá rất đắt cũng giống như dân Si-chem nầy phải chịu chết dưới tay bạo chúa A-bi-ma-léc!

11/ Bản ngã TỰ TÍN

Tự tín là tin quá đáng vào tài năng, đức độ mình. Không biết mình là ai? “Chưa thấy quan tài chưa rơi lệ”. Câu chuyện Phi-e-rơ và các sứ đồ nổ với Chúa trong vườn Ghết-sê-ma-nê:

 “Dầu tôi chết với Thầy đi nữa, tôi chẳng chối Thầy đâu? Hết thảy môn đồ đều nói như vậy” Mat 28:35

Gióp cùng 3 bạn gióp đều tự tin lời biện hộ mình. Cho đến khi nào Chúa mở mắt, chúng ta sẽ thấy mình lõa lồ, tan vỡ như Phi-e-rơ chối Chúa 3 lần, Gióp và các bạn Gióp đều ăn năn tan vỡ.

Trung tín, xác tín khác với tự tín. Trung tín là thể hiện niềm tin từ tấm lòng chân thật, niềm tin dựa trên lời Chúa, trông cậy Chúa. Mình luôn thấy mình không ra chi, yếu đuối; luôn núp mình trong Chúa, không khoe tài, khoe đức. Tự tín là thấy mình tốt lành, hay chê người khác. Nghĩ mình tốt, làm được nhiều việc tốt, sống ngay lành, uy tín với mọi người.

Ví dụ: Một người nhà giàu có lương tâm tốt, có đức tin truyền thống như người trai trẻ giàu có. Bản ngã tự tín rất lớn trong họ. Họ không nghĩ rằng: họ đang làm được những việc lành, vì chưa có hoàn cảnh để làm những việc ác. Khi tận cùng bằng số sẽ thấy mình là ai!

Chính Phao-lô đã kinh nghiệm tan vỡ và thốt lên:

“Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành ,nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn…..Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?”

Rô-ma 7: 18,19,24

Chúng ta không hiểu mình như Chúa hiểu mình!

“ Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc đó”   Thi 37:5

12/  Bản ngã NGHỀ NGHIỆP:

Mỗi nghề có mỗi bản ngã khác nhau. Nghề tạo nghiệp. Nghiệp cũng chính là bản ngã hay “bịnh nghề nghiệp”

Charlot với truyện phim hài, nói về một  anh chàng công nhân với bịnh nghề nghiệp: sống ám ảnh với cây khóa xiết ốc vít trong tay, gặp nút áo cô gái cũng tưởng ốc vít cần phải xiết!

Công việc làm hàng ngày hình thành bản ngã này:

Công nhân thì giờ giấc nghiêm túc

Nông dân thì tự do tùy tiện

Ngư dân thì phóng túng, bộc trực, rất tín ngưỡng

Giáo sư thì bề trên, kẻ cả hay dạy đời, coi mọi người như học trò mình.

Mục sư thì tưởng mọi người là chiên mình, mình là thầy đời

Các nhà bác học thì chẳng biết trời đất, vợ con, khoa học là số 1

Giám đốc thì lúc nào cũng lớn lịnh, coi“mọi người như người mọi”

v.v và v.v……

13/ Bản ngã TỰ TÔN:

Những người có bản ngã tự tôn là quá tôn trọng mình, gia đình mình, Hội thánh mình. Cái gì thuộc về mình thì nâng niu trau chuốt; điều gì thuộc người khác thì chê bai, tìm cách bát ra.

Ha-man là nhân vật tiêu biểu. Ông quá kiêu ngạo, tự tôn; muốn đạt địa vị cao nhất trong triều  thần vua A-suê-ru bằng mọi giá, kể cả gian ác.

“ Sau các việc ấy, vua A-suê-ru thăng chức cho Ha-man, con trai của Ham-mê-đa-tha, người A-gát  và làm nổi danh người, đặt ngôi người trên các quan tướng ở cung vua. Hết thảy thần bộc tại  nơi cửa vua đều phải cúi xuống lạy Ha-man…”   Ê-xơ-tê 3:1-2

Tự trọng thái qua sẽ thành tự tôn.

Trong Hội thánh không ít người giàu có muốn chút danh gì với núi sông! Muốn người khác, xã hội tôn trọng mình, họ dùng đủ mọi thủ đoạn, dâng hiến tiền bạc, mua quan bán chức, ngay cả chức mục sư, chấp sự…

14 / Bản ngã TỰ ÁI:

Đây là một trong những trung tâm của cái tôi. Tự ái là tự yêu mình quá đáng; đụng cái gì cũng giận, cũng vấp phạm, cũng tổn thương; bắt mọi người phải yêu thương họ như họ yêu chính họ. Tự ái là anh em của tự tôn. Lúc nào cũng xét nét, lo sợ người khác ý kiến, ý cò về mình. Sống với trái tim nhạy bén , dễ xúc động, nước mắt lúc nào cũng dễ tuôn tràn. Những người nầy có đời sống tình cảm vui buồn, yêu ghét ảnh hưởng bởi người khác tác động.

Áp-ne – quan tổng binh của vua Sau-lơ tự ái với nhà Sau-lơ khi bị Ích-bô-sết- con vua Sau-lơ góp ý không được lấy vợ lẽ cha mình. Vì tự ái cá nhân, ông giận dữ, phản bội nhà Sau-lơ bèn sang làm hàng thần lơ láo cho nhà Đa-vít .

Bổn ngã tự ái của Áp-ne lớn hơn cả sự nghiệp, lớn hơn cả đất nước Y-sơ-ra-en mà chính ông đã dày công xây đắp hơn 40 năm (II sam 3:6-21)

Hậu quả ông phải trả giá bằng mạng sống mình dưới lưỡi gươm của Giô-áp

Ngược lại Na-a-man quan tổng binh xứ Si-ri, không tự ái với cả con đòi, không tự ái với tiên tri Ê-li-sê . Ông đã nghe lời con đòi và vâng phục tiên tri Ê-li-sê nên được Chúa xót thương chữa bịnh phung cho ông.

Người có bản ngã tự ái cao, rất khó làm việc chung được cứ ai, với tổ chức nào hết. Từ thất bại đến thất bại ,thậm chí bỏ mạng như Áp-ne .

15/ Bản ngã  TỰ TI:

Tự ti là biến tướng của tự tôn, vì muốn được mọi người xem mình có giá trị, nên phải tạo ra đời sống xét nét, dè chừng, khúm núm. Tự hạ mình thái quá, sống trong vỏ sò, sống trong kịch bản mình đã viết sẵn. Nghèo không dám nói nghèo,  không cần ai giúp đỡ…

Bản ngã này khó hòa hợp được với ai, lúc nào cũng nghĩ mình thấp hèn, bất tài, vô dụng hơn người khác. Chính vì vậy, họ  khó cởi mở với mọi người, sống cô đơn trong thú đau thương!

16/ Bản ngã TỰ THỎA MÃN:

Sống nội tâm, bất chấp dư luận : Chơi với Chúa, không cần bạn bè người thân. Bản ngã này rất khó sửa, tính tình khép kín không bộc lộ , núp trong vỏ sò, không cởi mở,  từ từ sẽ thành người cõi trên, tự kỷ ám thị, thích làm “anh hùng núp”

Họ muốn ban cho, không cần nhận lại; thích chơi với Chúa. Hội chúng địa phương chỉ thích hưởng thụ Chúa, đến thờ phượng chỉ gục đầu gọi là hưởng thụ Chúa; không cần quan tâm ai! Không cần trả giá để trở nên môn đồ. Đây là một ảo giác thuộc linh, như phê như bạch phiến ru hồn vào thế giới thần tiên.

 17/ Bản ngã TU SĨ MỤC SƯ

Được dạy dỗ, được tôn trọng, rồi tưởng rằng mình được quyền là thầy thiên hạ, bề trên mọi người. Chúa dạy: muốn làm thầy thì phải làm tớ. Họ chỉ thích vế đầu, vế thứ hai bắt người khác làm. Họ học tập cách đi, cách đứng, nói năng cho ra vẻ mục sư. Họ tạo uy nghi bằng hình thức bên ngoài, giữa tín đồ và mục sư phải có khoảng cách; trong hội thánh ăn uống thông công, mục sư phải có mâm riêng.

Ngày nay, mục sư thành phẩm hàm; giáo hội tấn phong trông oai phong lẫm liệt, bắt mọi người tôn trọng. Vợ, con cũng được ăn theo. Ai gọi bằng thầy,cảm thấy khó chịu buộc phải chính danh ngay.

18/ bản ngã QUÂN TỬ TÀU

Luôn tỏ mình là người cao thượng, muốn cho người khác thấy mình cao thượng. sẵn sàng chơi đẹp vượt khả năng cho phép : giúp đỡ người khác, bao dung người khác: “Đi đường dẫu thấy bất bình mà tha”. Mọi việc làm của họ chỉ để mình được tôn cao .

19/ Bản ngã HOÀI CỔ:

Những người già bảo thủ thường sống với quá khứ, đặc biệt những kỷ niệm đẹp, oai hùng. “Thăng long hoài cổ”,Chiến thắng Điện Biên”…

 20/ Bản ngã  Ân tứ- đức tin

Hội thánh Cô-ring-tô là hội thánh Chúa cho nhiều ân tứ. Chính nhiều ân tứ đã sinh kiêu ngạo, chia rẽ bè đảng.

“ Vì chưng anh em dư dật về mọi điều ban cho, cả lời nói và sự hiểu biết… Cũng chẳng thiếu một ơn nào !”

ICor 1:5

“ Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em là người thuộc linh, nhưng như người xác thịt, như với con đỏ trong Đấng Christ vậy”  ICor 3:1

Ân tứ, tài năng, chức vụ và cả đức tin khác với thuộc linh là vậy. Đôi khi đức tin càng lớn, xác thịt càng kinh khủng; chức vụ càng cao, xác thịt càng tinh vi.

“ Sự hay hiểu biết sinh kiêu căng; còn tình sự thương làm gương tốt”  ICor 8:1b

Bản ngã là bản ngã kiêu ngạo thuộc linh

21/ Bản ngã SẮC ĐẸP-HỌC GIỎI- THÔNG MINH- CON NHÀ GIÀU

Điều này quá dễ hiểu, vì được xã hội tôn vinh, được người khác nhờ cậy; tự nhiên thấy mình trỗi hơn người khác. Thậm chí mình trở thành bề trên, kẻ cả , lớn lịnh. Chỉ  nước Mỹ có “ Tối huệ quốc”

Loài người vinh danh thần tượng, đi tìm thần tượng, mong được làm thần tượng.

Hội thánh Lao-đi-xê

“ Ta giàu, ta đã qua giàu rồi, không cần chi nữa”

Khải 3:17a

Họ có thể đem của cải bố thí rời rộng để thỏa mãn cái mình sở hữu. Thích làm Thượng đế người khác.

22/  Bản ngã tôn giáo : giáo phái

Giống như bản ngã truyền thống : mỗi giáo phái có tự hào riêng. Tự hào đó tạo cố chấp, dập tắt Thánh Linh. Các hệ phái truyền thống bảo thủ như CM&A, Báp-tít, Giám lý không chấp nhận phong trào Thánh Linh tiếng mới; không chấp nhận ngợi khen thờ phượng vỗ tay nhảy múa.

Người có bản ngã nầy hầu việc Chúa vì tổ chức kêu gọi, yêu tổ chức mình, giáo phái mình chứ không phải vì yêu Chúa. Họ mang tiếng hầu việc Chúa, là tôi tớ Chúa nhưng thật ra chỉ hầu viêc người ta, là nhân viên phục vụ cho người ta mà thôi.

 23/ Bản ngã BỆNH SĨ:

Người đời gọi bệnh sĩ lớn hơn bệnh tim. Binh sỹ: tốt khoe, xấu che; tốt một nổ thành mười : khoe khoang, khoác lác.Nghèo rớt mồng tơi, nhưng ra đường ăn mặt tưởng ông hoàng, bà chúa.

Đi mượn gạo phải mặc áo dài, áo rách phải giữ lấy lề. Lịch sự, tự trọng là tốt; nhưng không sống thật với chính mình, không khiêm nhường trong hoàn cảnh của mình; sống trên mây, ảo tưởng lúc nào cũng sợ người đời chê mình nghèo, chê mình ngu : “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.

Nghèo đi mượn gạo lại phải mặc áo dài. Tại sao không bán áo dài mua gạo; lại ảo tưởng về quá khứ làm gì cho mệt

24/Bản ngã HAM MÊ CÔNG TÁC:

Hội thánh Ê-phê-sô mắc phải điều này: thích công tác, ham lăng xăng với con người  hơn là yêu Chúa. Bản ngã này phần lớn chúng ta đều vướng phải

“ Ta biết ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; ta biết ngươi không dung túng kẻ ác, lạ biết phân biệt sứ đồ giả, ngươi đã rõ chúng nó nói dối. Ngươi hay nhịn nhục và chịu khổ vì danh Ta không mệt nhọc

 Khải 2:2-3

Nếu chỉ dừng ngang đó, Hội thánh này không chỗ chê, thật tuyệt vời, là hội thánh thuộc linh.

Nhưng Chúa nhìn khác. Hội thánh này phạm tội trọng vì đã xem công tác, thích công tác, tôn trọng tín đồ hơn Chúa.

“ Các ngươi đã mất tình kính mến ban đầu” c 4

Chúng ta thử hình dung, có một ông chồng nọ chỉ lo làm tiền, làm giàu; ông sắm cho vợ nhà lầu xe hơi cùng tiện nghi sang trọng. Nhưng ông chỉ lo công danh sự nghiệp, bạn bè, cuối tuần vui chơi với người mẫu, tiệc tùng liên miên. Thử xem, người vợ nào chịu nỗi! Chấp nhận được?

Tại sao vợ tổng thống Nga Putin, tổng thống Pháp Miteran li dị ?  Câu trả lời các ông chỉ lo công việc, lo chuyện đại sự. Các bà,người vợ chân chính chỉ thích người chồng là chồng; đâu cần người chồng là tổng thống. Tổng thống không thay được tình yêu- đạo vợ chồng. Họ quyết định ly dị là khôn ngoan

Chúa đã cảnh cáo, Chúa đã ghen vì chúng ta đặt Chúa dưới công tác, dù đó là công tác hầu việc Ngài. Chúng ta phải yêu Ngài hơn tội nhân, yêu Ngài hơn yêu hội thánh, hơn cả công tác vì Chúa. Chúa là cội nguồn của công tác, của các mối quan hệ xã hội. Chúa phải số một trong tấm lòng chúng ta.

Chúng ta nói chuyện với con người hàng giờ, tương giao cả ngày không thấy mệt, càng nói càng hăng. Còn nói chuyện với Chúa thì uể oải, chỉ báo cáo qua loa dăm ba phút… Chúa đã thạnh nộ

“ Ta cất chân đèn ngươi” c 5

Người vợ không cần chồng quá giàu, không cần địa vị nỗi danh nỗii tiếng. Họ cần tình yêu, cần bên nhau chăm sóc trìu mến. Tiền bạc, danh vọng không mua được tình yêu là thế đó.

Sứ đồ Phao-lô đã kinh nghiệm

“ Nhận biết Chúa Jesus là quý hơn tột bậc, Ngài là Chúa tôi, tôi vì Ngài liều bỏ mọi sự mà thế gian xem là thần tượng”

Hãy yêu Chúa trên hết mọi sự

“ Nếu có đến theo Ta mà không ghét cha mẹ,vợ con, anh chị em mình và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ Ta” Lu 14:26

25/ Bản ngã CHẾT VINH HƠN SỐNG NHỤC:

Người Nhật khi thất trận không chịu đầu hàng: mổ bụng tự sát. Đức quốc xã, tự cho mình là người da trắng thông minh hơn dân tộc khác.

Hàng năm số người tự tử ở Nhật và Hàn quốc đứng đầu thế giới vì bản ngã này.

Chúa cấm tự tử, vì tự tử là anh hùng trong hèn nhát; họ không giám sống thực với chính mình vốn yếu đuối: Trốn chạy sự thật thất bại của mình.

Chúa  định chúng ta phải chết cách nào! Chúng ta không có quyền chết theo ý muốn chúng ta, dù đó là chết vì chính nghĩa hay vì Chúa

Có một tôi tớ Chúa ở Trung cộng ông Vương minh Đạo. Ông bị tù khổ sai quá lâu, vượt sự chịu đựng; ông  định tự sát bằng giòng điện.

Sau đó, Chúa cáo trách, ông ăn năn; chấp nhận chịu khổ vì cớ danh Ngài.

“ Thân thể chúng ta là đền thờ của Chúa; ai hủy phá đền thờ Đức chúa Trời hủy phá lại”

Tự sát là hành vi hèn nhát, vì không dám đối diện với sự thật, đối diện với chính mình và mọi người chung quanh. Đức Chúa Trời chống lại kẻ nào tự hủy hoại thân thể mình; đó là hình thức kiêu ngạo tinh vi.

 26/Bản ngã  TỪ THIỆN

Tổ phụ chúng ta đã ăn trái cây biết điều thiện và ác; nên bản ngã làm điều thiện rất khó nhận ra. Hội thánh Thi-a-ti-rơ và Công giáo La mã ngày nay mắc phải:

“Ta biết công việc ngươi, lòng thương yêu ngươi,đức tin ngươi và sự hầu việc trung tín ngươi. Công việc sau rốt ngươi còn hơn công việc ban đầu nữa”  Khải 2:19

Cơ-đốc-nhân làm từ thiện là việc bình thường; làm từ thiện vì yêu Chúa, vì vâng phục lời Chúa là điều Chúa cần có. Nhưng làm từ thiện xem như là điều kiện để được cứu chuộc, đồng công cứu chuộc là điều sai lầm lớn.

Những người có lương tâm tốt, hồn nghệ sĩ dễ rung động, là một rào cản lớn; bản ngã này khó tan vỡ, họ nghĩ rằng họ đã thuộc linh rồi; họ cũng được xã hội và hội thánh tôn trọng.

27/Bản ngã CỐ CHẤP:

Cố chấp là một trong những bản ngã khó trị nhất. Nó cũng giống tội thờ hình tượng; bất cứ điều gì nó lý luận theo ý riêng rất hợp tình hợp lý. Nó có khả năng chuyển trắng thành đen, chuyển xấu thành tốt.

Bọn Pha-ri-si cái gì nó cũng nói được. Người đời cũng nói : “Cao chê nhỏng, thấp chê lùn”; “mập chê béo, ốm chê gầy”… Tính cố chấp đem đến tan nát gia đình và hội thánh.

Cố chấp nghịch lại tính ngay thẳng. Vua Sau-lơ cố chấp, Chúa đã xóa sổ ông và cả dòng giống ông.

 28/ Bản ngã THÍCH NỔI TIẾNG:

Ngày nay, bản ngã thích nổi tiếng là đặc trưng của thời đại. Từ cá nhân cho đến quốc gia, ai cũng muốn làm mọi cách để ghi tên vào sách Ghi-nét.

29/ Bản ngã KIÊU NGẠO THUỘC LINH       ( Lao-đi-xê):

Lao-đi-xê là hội thánh thứ 7 trong 7 hội thánh khải huyền. Hội thánh này giống hội thánh Cô-rinh-tô cái gì cũng vượt trội, sinh ra kiêu ngạo, bại hoại

“ Anh em đã dư dật mọi điều ban cho…Cũng chẳng thiếu một ơn nào…. I Cor 1:5-7

“ Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa”

Khải 3:17a

 30/ Bản ngã CƯỜNG ĐIỆU HÓA (NỔ):

Thích tăng cường sự việc cho vui. Người có tính này thường đem nhiều trận cười; nhưng gây nhiều vấp phạm tổn thương cho người khác. Lời nói họ luôn thêm bớt cho hấp dẫn, thiếu công bằng trung thực.

31/ Bản ngã CHỈ BAN CHO KHÔNG NHẬN LÃNH

Đây là bản ngã tinh vi, thích làm Thượng đế ,muốn làm bề trên kẻ cả, làm thầy thiên hạ, bắt thiên hạ quy phục mình. Đây là dạng bản ngã kiêu ngạo tinh vi, rất khó ăn năn. Kinh thánh nói ban cho phước hơn nhận lãnh; chứ không nói chỉ ban cho không cần nhận lãnh. Nhận cũng là phước, chỉ kém hơn ban mà thôi.

 

DÂN SÓT:

“ Nhưng con cháu Bên-gia-min không đuổi được dân Giê-bu-sít… Ma-na-se không đuổi được Bết-sê-en…. Ép-ra-im chẳng đuổi ca-na-an … Bét-sê-mét…”

Quan xét 1:21-27

“ Giô-suê cùng các trưởng lão Y-sơ-ra-en lập giao ước với Ga-ba-ôn”

Dân sót cũng là hậu tự của bản ngã. Chúng ta có thể chết 31 vua; nhưng dân sót luôn tồn tại trong chúng ta. Nó cũng như cái gai để chúng ta khỏi kiêu ngạo.

Chúng ta có thể tìm thêm rất nhiều bản ngã khác như những dân sót mà chúng ta không thể diệt hết được.

Tôi không dám tự hào, tự mãn đã học xong. Tôi tiếp tục học những bài này hàng ngày; học tập – chết hàng ngày. Bản ngã vẫn đội mồ sống dậy, dạo chơi đây đó, là chuyện hàng ngày.

Quý vị thử cầu nguyện : Chúa ơi! Bản ngã con đã chết chưa? Chúa sẽ trả lời ngay – Nó thứ dậy như sư tử nhốt, bị đói lâu ngày

Mục đích bài viết, giúp chúng ta thêm kiến thức, thêm kinh nghiệm. Bài viết giải cứu được những gì mình cảm thấy ngăn trở tình yêu Chúa, công việc Chúa.

Hãy tra xét tại sao đời sống thuộc linh chúng ta chai lì, không kết quả, chậm thay đổi.

Qua bài này, chúng ta đối chiếu và tìm lối đi thích hợp. Suy gẫm cau này

“Nếu hạt lúa mì kia chẳng chết sau khi gieo xuống đất thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả được nhiều”

Giăng 12: 24

 

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.