NIỀM TIN – TÍN NGƯỠNG – TÔN GIÁO

NIỀM TIN – TÍN NGƯỠNG – TÔN GIÁO

  Niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo là phạm trù tư tưởng, triết học, xã hội học rất phức tạp. Nó  là đề tài nhạy bén, hấp dẫn,  tranh luận bất phân thắng bại của cả lịch sử nhân loại. Trong khuôn khổ giới hạn của bài khảo luận nhỏ bé này, ước mong giúp thêm một vài  ý tưởng cho niềm tin Cơ-đốc thêm vững chắc. Nếu thế giới này không còn niềm tin, thì điều gì sẽ xảy ra: trái đất còn lại một đống tro tàn… Mọi người sẽ chém giết nhau, các kho vũ khí nguyên tử thay nhau nổ vô tội vạ… đúng không quý vị? Xã hội hôm nay dù gian ác cỡ nào, thì niềm tin dù nhỏ bé vẫn là sợi dây vô hình cột chặt lương tâm, trách nhiệm con người để cùng tồn tại.

1. Niềm tin là gì?

Theo tôi, niềm tin là nhu cầu không thể thiếu trong mọi quan hệ xã hội.  Chữ tin, niềm tin, đức tin, tín dụng, uy tín…. vẫn đứng hàng đầu, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các trang giấy.

Niềm tin đơn giản là chấp nhận nhau, cho nhau, giúp đỡ nhau những nhu cầu trong cuộc sống; niềm tin là chất keo kết chặt những con người trong xã hội. Chỉ có con người mới có niềm tin và ý thức niềm tin.

Niềm tin cũng là thước đo giá trị con người, mức độ văn minh- văn hóa – đạo đức của một cộng đồng hay xã hội. Chỉ số niềm tin trong ngân hàng quyết định kinh tế của một cty hay một quốc gia. Tin rồi yêu , yêu rồi trao thân gởi phận;  tin rồi cho mượn, cho vay… tin rồi trao đổi hàng hóa, ký hiệp ước hợp đồng; lập các khối…

Cổ nhân có câu :” Mất tiền là chưa mất chi cả; mất bạn bè chỉ mới mất một nữa. Còn mất niềm tin là mất tất cả”.

Tôi tin ông chủ sẽ trả lương cuối tháng; tôi làm công nhân cho ông Tôi tin máy bay không rơi, tôi mua vé lên máy bay theo giờ, theo địa chỉ… Tôi tin ngày mai vẫn còn sống nên đầu tư việc này việc khác…

Trong kinh doanh, niềm tin đứng hàng đầu, có người định nghĩa khái quát:  “ Niềm tin là tư bản vô hạn- không niềm tin là đại họa hơn sóng thần kép”.

Trong cuộc sống, tin rồi bị bội tín, thất tín; “trao duyên lầm tướng cướp”….

Nếu cho chúng ta một điều ước để định cư một nước nào đó; tôi tin không ai chọn Trung quốc hay Ai cập; mà Hoa kỳ là ưu tiên một, đến các quốc gia Bắc âu. Đơn giản người ta tin các nước đó giàu có, tự do-dân chủ-nhân quyền. Dĩ nhiên có nhiều người vào được nơi đó, cũng phải gặp lắm điều không may.

Trung cọng hiện niềm tin chỉ còn trên môi miệng. Hậu quả sẽ không lường được. Hàng hóa mọi người đã khũng khiếp, ngay cả dân trong nước. Họ không còn tự trọng,  mượn cả thương hiệu Việt nam để lừa dối khách hàng.. hết biết.

Dù thất tín; thì con người cũng phải cần nhau; dù bội tín, thì niềm tin nhỏ bé cũng là nhu cầu cuộc sống, thực tiễn của cuộc đời.Có bản nhạc ” xin hãy nói yêu em dù chỉ là lời giả dối” . Sự thất tín của con người, báo động  kinh khũng như vậy.

Nếu không có bội tín, không có sai lầm, thì đâu còn là con người xác thịt, xã hội loài người;  là thiên đàng rồi; Chúa đã tái lâm rồi; đâu cần nói niềm tin cho tốn giấy mực.Bội tín càng nhiều; niềm tin thêm giá trị.

Niềm tin đúng nghĩa cần thiết biết dường bao? vâng đâu là niềm tin chân thật? đâu là mê tín ? xin đọc bài Niềm tin và mê tín cùng trang mạng.

Nếu người yêu người sống để yêu nhau, thì chủ nghĩa cọng sản đã phủ khắp địa cầu; nếu 4 tốt và 16 chữ vàng giữ vẹn lời thề ” Tình yêu thương mến thuong” thì đâu còn đấu tranh giành dật biển đông…Bội tín cũng là nét đặc trưng của con người xác thịt đã bán cho tội lỗi. Nói như triết gia hiện sinh ” Người với người là loài sói”

 

2. Tín ngưỡng là gì? 

Niềm tin đã phức tạp, giờ tín ngưỡng lại rắc rối bội phần. Có thể khái quát tín ngưỡng là “tin và thờ lạy”. Tin là gốc, ngưỡng là biểu hiện thờ lạy  Tin sẽ dẫn đến yêu, yêu dẫn đến kính, kính dẫn đến ngưỡng, ngưỡng dẫn đến thờ lạy.

Đây là quy trình khép kín của đời sống tâm linh. Con người là một hữu thể tâm linh.Tâm linh sẽ sản sinh tín ngưỡng. Con người sáng tạo ra tín ngưỡng- tạo ra được các thánh-các thần, cả Ngọc Hoàng Thượng Đế.

 

Nguồn gốc tín ngưỡng

Có nhiều nguồn gốc, nhiều nguyên nhân tạo ra tín ngưỡng; mỗi người có cả trăm, cả ngàn tín ngưỡng khác nhau (đa thần giáo). Tôi chỉ đưa ra một số yếu tố quan trọng

a. Sợ hãi cũng tạo ra tín ngưỡng

Con người sơ khai nhỏ bé đứng trước vũ trụ bao la, với biết bao hiện tượng thiên nhiên đe dọa mạng sống như: sấm, chớp, biển lớn, rừng sâu, mưa nắng, yêu ghét, cọp ,beo ,rắn, chuột.. . Tất cả cũng sẽ trở thành thần, thành  thánh : vì sợ bị hại, nên tạo ra tín ngưỡng cầu may, để trấn an lương tâm. Cúng lạy như một dạng hối lộ cho thánh thần mà mình tưởng tượng; mong được sống yên ổn, bình an. Ước mong  quỷ thần phù hộ…

b. Tin kính tạo ra tín ngưỡng:

Hiếu kính cha mẹ, nhớ ơn tổ tiên tạo ra tín ngưỡng. Tín ngưỡng phát sinh các nghi lễ, giáo lễ, giáo điều,  triết lý tư tưởng hiếu kính… Như thờ lạy ông bà; thờ lạy người có công với tổ quốc.Biểu hiện đủ kiểu tùy theo từng vùng miền dân tộc.

Từ thái độ hiếu kính, thờ lạy, tiến thêm một bước hy vọng ông bà, tổ tiên phù hộ, độ trì làm ăn may mắn, hạnh phúc dài lâu. Hội trao ấn đền Trần, hội Thánh Gióng; hái lộc đầu năm….

Những người đi biển gặp nạn, thỉnh thoảng cá voi đến cứu; từ đó họ cho rằng cá voi là vị “Thần”, tôn  biệt danh “cá Ông”. Từ đó, họ tôn kính, lập bàn thờ, lập nghĩa trang thờ lạy xác cá ông.

Riêng ở Nhật Bản, các nước phương Tây thì đánh bắt cá voi lấy xương thịt, vi cá voi làm thực phẩm hay dược phẩm….

Hiếu kính tạo ra triết lý cao sâu “ Sống cái nhà thác cái mồ.. không mả đố ả làm nên”..…Họa xạ thiêm túc; theo mấy ông pháp sư thầy bói, thầy địa vẽ thêm đủ thứ kiểu mê tín : nào mả động, mả phát; mả quay hướng nam, xoay hướng bắc, dời mả, tạ mả, đốt vàng bạc, cúng đủ các lễ …Làm  lăng, xây miếu; tạ lăng- tạ mả, cúng bái đủ kiểu lễ mê tín, dị đoan , phi khoa học tốn kém…

Ông Trần hưng Đạo chỉ là nhà yêu nước, một anh hùng dân tộc. Phong cho ông thành Thánh “ Đức Thánh Trần” rồi lập đền thờ lạy … Ông Khổng Tử một nhà giáo dục, một triết gia cách mạng thuộc hệ vô thần.

Đương thời mô đệ ông chất vấn ông: Đối với ma quỷ thì phải làm gì? Ông đã trả lời

“đối với quỷ thần thì kính nhi viễn chi “ – Kính trọng, nhưng phải xa lánh

Xin đừng  được đưa ông  lên bàn thờ làm giáo chủ bất đắc dĩ tội nghiệp ông lắm.

Ông Phật Thích Ca cũng vậy; ông là nhà giáo dục, một nhà cách mạng xã hội. Ông chán cảnh bóc lột thối nát vua cha Tinh Phạn vương, ông đi tìm chân lý để thoát cảnh bất công thối nát; sinh lão bịnh tử. ông không phải là một giáo chủ tôn giáo- ông không chủ trương thờ lạy theo lối tín ngưỡng tôn giáo…

Tín ngưỡng, tôn giáo phật giáo ngày nay là do các đệ tử của ông sáng tác; Hệ thống tín lý là tổng hợp Nho giáo- Lão giáo – Tà thuật giáo, cùng với các triết lý của con người trải qua mọi thới đại. Phật giáo gọi là một tôn giáo hổn hợp. Một bài thơ có thể là bài kinh.

Đọc : Tập san tư tưởng số 4 của Đại học Vạn Hạnh xuất bản năm 1974 “ Phật giáo không phải là một tôn giáo”. Cho nên  Phật giáo Tích lan, phật giáo Trung hoa, Việt nam đều khác nhau. Tất cả không giống  giáo lý- triết lý  Thích Ca Mâu ni.

Triết gia Socrate Hy-Lạp cùng thời với Khổng tử trung Hoa, Tất Đạt Đa Tích Lan Ấn độ. Nhưng người Hy lạp họ không thờ lạy Socrate, vì dân trí cao, tín ngưỡng cơ-đốc đã hình thành trong xã hội.

c. Hy vọng cũng tạo ra tín ngưỡng

Các vua Tàu ngày xưa thích lấy danh hiệu “Thuận thiên”, ước mong mưa thuận gió hòa; thuận Trời, hòa đất; mong xã tắc bình an; muôn dân ấm no hạnh phúc. Từ đó tạo ra tín ngưỡng cầu Thiên hay vọng Thiên : cầu an, cầu phúc, cầu vũ, cầu đủ thứ… Lễ tế Nam Dao là hình thái mô phỏng của các vua Tàu; cầu mong – hy vọng tốt đẹp ( Thiên phước).

Hàng ngày đứng trước bầu trời khấn nguyện “ lạy trời, lạy đất; lạy Phật thánh, ông táo, ông địa bằng đất sét; cùng những kẻ khuất mặt ma quỷ …” xin cho con được bình an, mua may bán đắc…

Trước đây,  tôi cũng đa thần giáo : trước khi đi thi tú tài, tôi thắp nhang vái lạy từ bàn thờ nhà, ông táo, ông địa; ra mồ mả tổ tiên; mong ông bà phù hộ cho thi đậu.

Hai người yêu nhau phải coi tuổi, coi ngày… lễ hỏi lễ cưới đúng bài vở, nhưng vẫn bỏ nhau, ngoại tình lia lịa…

Từ Adam cho tới Môi-se sự thờ lạy Đức Chúa Trời mang tính tín ngưỡng: Tin và cầu khẩn. Ở đây tôi bàn bản chất tín ngưỡng; còn tín ngưỡng đúng hay sai; tin đúng hay mê tín là vấn đề khác. Xem bài đức tin và mê tín cùng trang mạng.  Adam cầu khẩn danh Giê-hô-va; Áp-ra-ham- Y-sác- Gia-cốp đi đến đâu,  lấy mấy cục đá lập bàn thờ cầu khẩn danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời…

Tân ước Chúa Jesus cũng chỉ cho phép Hội thánh thực hiện niềm tin , niềm tin mang tính chất tín ngưỡng : tin và làm theo- thờ lạy. Công vụ sứ đồ số lượng tín đồ hàng chục ngàn , nhưng họ đâu xây nhà thờ; không phải không có tiền . Họ chỉ thể hiện niềm tin: hàng ngày cầu nguyện, bẽ bánh, nhóm học tập lời các sứ đồ.

Các hệ phái ngày nay, đã làm sai lệch tính chất niềm tin thành những tổ chức tôn giáo giống các tổ chức ngoại giáo hay tổ chức loài người. Họ lấy điều răn loài người pha trộn lời Chúa thành đạo rối.

8 Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. 9 Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; 10 vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi ». Rôma 10 : 8

Đạo Đức Chúa Trời vốn đơn giản, Hội thánh Đức Chúa Trời khởi sự là tín ngưỡng; nhưng con người đã làm cho phức tạp- sản sinh hàng ngàn hệ phái; tạo ra một thị trường tôn giáo hổn loạn.

 Tóm lại:  Con người là một hữu thể  tâm linh; tâm linh tạo ra tín ngưỡng; tín ngưỡng tạo ra tín lý, triết lý, giáo nghi – giáo lễ muôn màu muôn vẻ. Càng giàu có tín ngưỡng càng thêm lên.Tín ngưỡng là nhu cầu không thể thiếu; không ai vô thần hết.

3. Tôn giáo là gì?

Có thể nói lịch sử nhân loại là lịch sử của tín ngưỡng –tôn giáo. Con người có thể thiếu ăn; không thể thiếu tín ngưỡng tôn giáo. Chủ nghĩa Mác- Lê-nin đã sai lầm khi cho rằng : “sở dĩ tôn giáo tồn tại là do nghèo khổ, lạc hậu, thiếu văn minh- khoa học. Khi xã hội phát triển, giàu có- văn minh tiến bộ; tôn giáo tự triệt tiêu”

Sai lầm chủ nghĩa Mác- Lê-nin và một số nền thần học bảo thủ cho rằng : con người chỉ có 2 phần : Phần xácphần hồn. Họ không hiểu con người có cả tâm linh. Chỉ có Kinh thánh, Chúa cho chúng ta thấy rỏ con người có 3 phần : Tâm linh-tâm hồn và thân thể. Thân thể là phần ngoài biểu hiện tâm linh bên trong.

Tôn giáo là gì? Có hàng trăm quan niệm, hàng ngàn định nghĩa khác nhau! Không ai biết hết; thông kê hết loài người có bao nhiêu tôn giáo.

Niềm tin tạo ra tín ngưỡng; tín ngưỡng sản sinh tôn giáo. Tôn giáo là hậu quả phải đến; nó là nhu cầu không thể thiếu của con người và xã hội loài người.

Trước đây, người cộng sản tưởng là vô thần; nhưng thật không ai vô thần hết. Vô thần là biến tướng của hữu thần : thờ chính mình hay đảng của mình. Khi tín ngưỡng hình thành phát triển thành hệ thống : – Có triết lý, giáo lý, tín điều, giáo điều, giáo nghi- giáo lễ.. – chánh, có nhà cửa; cần nhu cần quản trị – Có giai cấp tế lễ, tăng lữ …

Tín ngưỡng hình  thành tôn giáo. Có thể định nghĩa khái quát

“ Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng được hoàn thiện tổ chức có giáo nghi- giáo lễ- giáo điều; có trụ sở- tài chánh và ban điều hành, có tín đồ đông đảo, rộng khắp- ảnh hưởng nhất định trong xã hội”

Có những tôn giáo hình thành do nhu cầu chính trị, hay mô phỏng một tôn giáo tiền khu. Ví dụ : Hội thánh Cao đài tây ninh, hay Hồi giáo… Sự hình thành phát triển giống như một tổ chức dảng phái chính trị, không cần thông qua tín ngưỡng.

Từ Adam cho đến Môi-se; đạo Đức Chúa Trời mang tính chất tin ngưỡng. Khi Môi-se dẫn dân sự vào đồng vắng; vào Ca-na-an. Tín ngưỡng thờ Đức  Chúa Trời  thành tôn giáo gọi là Do-Thái-giáo. – Do Thái Giáo có lều tạm, Đền tạm, rồi đền thờ Giê-ru-sa-lem -Tôn giáo Do Thái có giai cấp tế lễ thượng phẩm A-rôn; Lê vi -Có tài chánh phụ cấp lương bỗng cho người phụng sự -Có giáo nghi giáo lễ..

Từ công vụ sứ đồ cho đến thế kỷ thứ tư Hội thánh Chúa mang tính chất tin ngưỡng: Tin rồi vâng phục Chúa qua chức dịch- ân tứ Chúa kêu gọi. Tất cả chỉ là thiêng chức

Từ thế kỷ thứ 4,  khi Hoàng Đế Constantin quốc hữu hóa Hội thánh Chúa. Hội thánh Chúa chuyển thành tôn giáo, gọi là Cơ-đốc-giáo. Từ đây và cho đến hôm nay sản sinh mấy ngàn hệ phái Cơ-đốc, tạo ra lắm nan đề vô phương cứu chữa.

Thế giới cũng có hàng ngàn tôn giáo muôn màu muôn vẻ. Mỗi người, mỗi cộng đoàn có niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo riêng.

Đức Chúa Trời ban cho loài người quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Nhân quyền có trước khi Đảng cọng sản hiện hữu; Nhân quyền có trước khi bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ra đời.

Nhân quyền có từ khi Adam mới sinh ra. Không ai được quyền, nhân danh bất cứ lý do gì để xâm phạm quyền con người, hay nhân danh bất cứ ai,  ban ơn cho người khác được quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Ngược lại,  ai xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là xúc phạm  Đức Chúa Trời, Đấng ban quyền cho con người được quyền tự do tín ngưỡng

Trước đây, chính sách tín ngưỡng và tôn giáo của chính phủ không rạch ròi phân rẽ . Các nghị định chính phủ, quy định: ” Được tư cách pháp nhân mới được tự do tín ngưỡng” .

Nhà nước đã đặt cái cày trước con trâu! Chẳng khác gì phải có giấy hôn thú trước, rồi mới được yêu nhau, cầm tay nhau hay hôn nhau! Tình yêu phải có trước hôn nhân; hôn nhân mới tạo ra hôn thú. Giấy hôn thú không phải bản chất của tình yêu mà là kết quả của tình yêu. Nhà nước phải làm giấy hôn thú cho họ, không phải xin cho.

Tín ngưỡng cũng giống tình yêu. Tín ngưỡng là gốc, tôn giáo là ngọn. Tình yêu  có trước hôn nhân, hôn thú . Tín ngưỡng có trước tư cách pháp nhân;; có trước tôn giáo. Nhà nước không cần cấp giấy tư cách pháp nhâ cho tín ngưỡng.

Giấy hôn thú hay tư cách pháp nhân là trách nhiệm của nhà cầm quyền bảo hộ  nhân quyền theo hiến pháp và bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Rất may, ban tôn giáo chính phủ đã ngộ ra tín ngưỡng có trước tôn giáo; tín ngưỡng khác tôn giáo.

Chỉ thị 01 ra đời;  đã phân rẽ tín ngưỡng và tôn giáo làm hai biểu hiện. Các hội thánh tư gia bớt khổ sở- cán bộ bớt đau đầu.

Tôn giáo  cần tư cách pháp nhân; bởi vì giai cấp tăng lữ cần dấu tròn để chuyển ngân , rửa tiền hợp pháp. Ngoài ra Tư cách pháp nhân bảo vệ tài sản giáo hội, bảo vệ danh lợi quyền của giai cấp tăng lữ…..Nhà nước tạo tư cách pháp nhân để quản lý mọi hoạt động của tôn giáo. Nhà nước nên quản trị an ninh trật tự, hơn là đi sâu vào các việc nội bộ của các tôn giáo để tạo thêm mâu thuẫn.

Nhà nước cũng không thể quản lý hết nội bộ tôn giáo; tạo cơ chế xin cho; điều đó vi phạm hiến pháp và nhân quyền.

Tư cách pháp nhân như giấy hôn thú để bảo đảm quyền lợi khi ly dị , nó  là  bằng chứng để chia tài sản .

Tín ngưỡng thờ Đức Chúa Trời, không cần ngôi giáo đường cao sang to lớn; cũng không cần mẫu hội Tây- Mỹ bảo hộ. Tín ngưỡng cũng không cần tư cách pháp nhân.

Tín ngưỡng chỉ cần phòng nhóm thờ phượng đủ để khoản 10 đến 50 người nhóm. Phòng nhóm do tín hữu dâng hiến; chỉ cần phòng khách 4 x 5 là quá đẹp rồi.

Tín ngưỡng không cần nhà thờ Kính ( giờ cũng phải bán) hay giáo đường cao sang lộng lẫy. Tín ngưỡng thờ lạy Đức Chúa Trời không cần tư cách pháp nhân; chỉ cần nhà cầm quyền là chấp sự của Chúa, tôn trọng bảo vệ an ninh trật tự lúc thờ phương. Công vụ sứ đồ và 200 năm sau, Hội thánh của Đức Chúa Trời nhóm trong các hầm mộ, trong rừng sâu, tận hải đảo….Từng nhóm nhỏ, từng địa phương nhỏ cùng  tin – yêu, cầu nguyện, vâng lời. Đạo Chúa vốn đơn giản như thế.

Ngày nay nhà nước rất đau đầu vì các hệ phái không thuần kinh thánh, mà hội nhập đủ các kiểu vượt cả kinh thánh cho phép. Mượn đạo tạo đời; mượn đạo tạo chính trị chính em… đủ kiểu loạn

Hội thánh chân chính đâu cần giai cấp tăng lữ được đào tạo theo tiêu chuẫn loài người; đâu cần xây nhà thờ để rồi ăn chia không đều, tham nhũng, mờ ám, phải nhờ chính quyền can thiệp; Hội thánh Chúa đâu có tài sản kết xù mà đấu đá chia rẽ….

Hội thánh đầu tiên chưa có Báp-tít, không có ngũ tuần hay Công giáo La-ma,  tin lành CM&A.

Bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là xác định lại quyền con người; bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền không phải là đặc quyền ban cho của Liên Hiệp Quốc.Nhân quyền là quyền của con người do Chúa Trời ban tặng.

Có thể hiểu theo luật của con người : nhân quyền là đặc quyền tự nhiên của  con người có từ khi mới sinh ra. Nói về bản chất tất cả các quyền đều do Đức Chúa Trời ban tặng loài người.

Tổng kết:

Niềm tin- tín ngưỡng- tôn giáo là nhu cầu không thể thiếu của con người. Mỗi một dân tộc, mỗi nước có những biểu hiện tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Chúng ta phải tôn trọng; không được quyền nhân danh niềm tin mình, nhân danh chân lý rồi bôi nhọ, phỉ báng các giáo chủ,tín ngưỡng tôn giáo người khác.

Chúng ta được quyền phê phán cái sai, cái phi khoa học của các tư tưởng tín lý của các tôn giáo khác trong chừng mực của “nhân quyền”.

Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo khủng khiếp. Riêng Cơ-đốc giáo thì không có bút mực nào diễn tả hết các thập tự chinh giữa phe Giáo Hoàng La-mã với những người theo phúc âm thuần túy; đặc biệt cuộc cải chánh của Martin-Luther cuối thế kỹ 16.

Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng  là sự tối tăm ngu muội của con người hiếu chiến, hiếu thắng.

Ngày đầu xuân âm lịch 2015

Mục sư Nguyễn duy Thắng

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.