Bản ngã – Chương I, II,

 

BẢN NGÃ

 

CHƯƠNG I:              BN NGÃ LÀ GÌ?   

 

Loài người đã đến được sao hỏa- đã làm ra biết bao nhiêu điều mới lạ vượt cả sự suy nghĩ. Tất cả đều do bản ngã sản sinh. Vâng, bản ngã là cái gì mà đem nhân loại đến đỉnh cao của sự khôn ngoan cực điểm hôm nay.

Bản ngã cũng sản sinh ra tội lỗi, tội ác mà loài người khó có thể lý giải tại sao?

Chỉ có Kinh thánh, Thánh Linh Chúa mới có câu trả lời thấu đáo , thấu tình đạt lý. Tôi cậy ơn Chúa qua cựu ước đến tân ước, hy vọng giúp quý vị thêm vào sự nhận biết những lẽ mầu nhiệm của bản ngã : nó đưa con người lên tận chín tầng mây; nó cũng đưa loài người xuống tận chín tầng địa ngục!

 Bản ngã là gì ?

Về phương diện ngữ nghĩa:

Bản hay bn là cái gốc, nguồn phát sinh.

Ví dụ: bản chất con người, bản chất sự việc…

Ngã:cái tôi, cái riêng độc đáo của mỗi con người; mỗi người mỗi cái tôi không ai giống ai!

Bổn ngã: là nguồn gốc phát sinh cái tôi của mỗi người riêng biệt, độc đáo. Bản ngã là cội nguồn của những nét đẹp cá nhân tạo nên văn minh, văn hóa của xã hội loài người. Nói như cụ Nguyễn Du

“ Một người một vẽ, mười phân vẹn mười”

Bản ngã hay đại ngã chính là cái tôi: cái tôi thật đáng thương ,đáng kính; nhưng bản ngã cũng là cái tôi thật đáng ghét, đáng nguyền rủa vì chính nó mang lại cho chúng ta biết bao đau thương khốn nạn, nguồn của sự chết.

Tiếng Việt chữ TÔI ( BẢN NGÃ) thật phong phú. Chỉ thêm dấu huyền thành tồi ngay; thêm dấu sắc trở nên tối ; xuống dấu nặng sẽ thành tội. Quả thật chữ TÔI là trung tâm, là nguồn phát sinh  “tồi, tối, tội” .

Cái tôi ai cũng lên án, nhưng ai cũng yêu ,cũng sống chết bảo vệ đến cùng,  đây là nan đề vô phương cứu chữa!

 

 

Chương II :      CẤU TẠO BẢN NGÃ

 

1. Cấu tạo con người:  xác hồn khai sinh

Đức Chúa Trời sáng tạo từ khởi thủy:

“ Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy bụi đất nắn lên hình người; hà hơi sống Ngài vào lỗ mũi; thì người trở nên một hồn sống” (living soul). Sáng 2:7

Qua câu Kinh thánh này chúng ta thấy Chúa đã tạo dựng loài người hai bước:

Bước một: lấy bụi đất nắn lên tượng người tạo thành thân thể bằng da, bằng thịt bảo vệ hồn sống.

Bước hai : Ngài hà hơi sống vào lỗ mũi Adam- Sự tác động của hơi sống của Linh Đức Chúa Trời với tượng xác thịt phát sinh ra một quan năng mới gọi là hồn sống (living soul).

Có thể dùng ví dụ dễ hiểu: Lấy bóng đèn cắm vào điện, bóng đèn phát sáng. Nguồn điện ví như hơi sống Đức Chúa Trời tạo thành tâm linh con người, bóng đèn như thân thể, hồn sống như ánh sáng phát ra.

Hơi sống Đức Chúa Trời hòa trộn với huyết của A- đam thành hồn sống. Hồn sống hay huyết là sự sống của thân thể, huyết còn gọi là hồn sống nuôi dưỡng tâm hồn. Cho nên, Đức Chúa Trời cấm ăn huyết và cấm phạm tội đổ  huyết.

“ Song các ngươi không được ăn thịt còn huyết, nghĩa là còn máu” Sáng 9:4

Vì hồn sống của xác thịt ở trong huyết. Ta đã cho các ngươi huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho tâm hồn mình vì nhờ hồn sống mà huyết mới được chuộc tội được”  Lê-vi 17:11

Hồn sống là quan năng tổng hợp giữa hơi sống Đức Chúa trời và huyết. Hồn sống gọi là tâm hồn ( hay gọi tắt là hồn) gồm: tâm trí ( mind), tình cảm (sensiation), và ý chí (Will).

a/ Tâm trí hay lý trí : là quan năng nhận thức, phân tích , tổng hợp đúng sai, phải trái. Người ta thường gọi là cái đầu hay bộ não. Người có lý trí cao hay sống với lý luận, thường phân tích sự việc theo đúng sai, phải trái, khác với người sống tình cảm

b/ Tình cảm : là quan năng để yêu hay ghét, thích hay chán. Người có tình cảm sống bằng trái tim nhạy cảm, ướt ác dễ thương mây , khóc gió như các nghệ sỹ đa tình, lãng mạn – như Thúy Kiều khi viếng mộ Đạm Tiên đã cảm thương, không cầm được nước mắt “khóc cho thân phận đàn bà- lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

c/ Ý chí : là quan năng quyết định hay từ chối vấn đề mà trí trí đã phân tích đúng sai và tình cảm thích thú hay chán ghét. Ý chí thuộc lá gan , người đời gọi người to gan hay nhát gan. Châm ngôn có câu “ có phước làm quan, to gan làm giàu”

Mỗi người Chúa ban cho một tâm hồn, tâm hồn còn  là thân vị ( personal). Tâm hồn có khả năng phân biệt đúng sai, và cũng có quyền thực hiện hay chối từ. Cho nên, tâm hồn cũng phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Chỉ có con người mới có quyền tự do – tự do vâng phục Chúa cũng như tự do chối Chúa hay chống lại Chúa. Con người cũng có khả năng làm việc thiện, cũng có khả năng làm việc ác. Người đời còn biết “hồn ai nấy giữ” hay “ liệu hồn nghe con!”.

2/ Sự khôn ngoan vô hạn của hồn

Khởi thủy Chúa đã ban cho Adam tổ phụ chúng ta trí nhớ đâu kém gì computer hiện đại. Ông bà đã đặt tên vô số muôn loài vật trong vườn Ê-đen. Khả năng chúng ta trung bình đặt được 50 tên. Đặt tên ở đây có nghĩa phải nhớ luôn. Ông đã đặt tên cho muôn loài muôn vật và tên đó còn tồn tại đến ngày hôm nay.

“ Giê-hô-va lấy đất nắn lên muôn loài thú đồng và chim trời, rồi đưa đến trước mặt con người để xem con người đặt tên chúng nó là gì? Và bất cứ tên nào con người đã đặt cho mỗi sinh vật đều thành tên riêng cho nó”

Sáng-thế-ký 2:19

A-đam đã thật sự đồng trị với Ngài bằng sự khôn ngoan ,chỉ dưới Đức Chúa Trời mà thôi; muôn loài muôn thú đã vâng phục tuyệt đối ông .

Đức Chúa Trời đã ban cho con người đặc quyền cai trị thế giới; ngày nay gọi là nhân quyền ( Human right) . Đặc quyền này được kèm theo sự thông minh, khôn ngoan, đạo đức vượt trội muôn vật. Muôn tạo vật cũng tâm phục khẩu phục rồi vâng phục.

“ Đức Chúa Trời ban phước cho loài người (đặc quyền right) và phán: hãy sinh sản và gia tăng gấp bội làm cho đầy dẫy đất: hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá biển, loài chim trời và mọi loài bò sát trên đất”   Sáng 1:28

Tâm hồn con người đầu tiên mang hình ảnh của Đức Chúa Trời có khả năng sáng tạo, khả năng lãnh đạo để xứng đáng đồng trị với Ngài.

Đặc quyền (right) kèm theo uy quyền (authority) và năng quyền (power) là nguồn gốc cai trị muôn loài ,muôn vật.

Tóm lại:

-Tâm hồn là một thân vị, tâm hồn có sự sống riêng, có tự do chọn lựa điều mình muốn, và phải chịu trách nhiệm hành vi mình. Nếu không có tự do, con người như con thú chỉ biết vâng phục.

– Huyết vừa là sự là sống của tâm hồn, vừa là sự sống của thân thể vật lý. Cho nên hồn và xác liên hệ với nhau như hình với bóng.

Khi hồn lìa khỏi xác: hồn tê liệt, xác cũng chết theo. Đây là sự mầu nhiệm lớn, khoa học không thể hiểu cấu tạo của hồn và uy quyền của hồn.

3/ Hồn sống trở nên bản ngã

Chúa đã ban cho Adam cùng người nữ làm vợ, sống trong vườn địa đàng với tất cả sự đầy trọn của một tạo vật tuyệt vời giống như Ngài, đang đồng trị với Ngài.

Chúa cũng đã thử thách ông, xem ông có tự giác vâng phục Ngài không? Chúa phán:

Con được tự do ăn mọi trái cây hoa quả trong vườn. Nhưng về trái cây biết điều thiện và điều ác thì con không được rờ đụng và ăn, vì ngày nào con ăn trái cây đó, chắc chắn con sẽ chết”  sáng 2:16-17

Chúng ta đào sâu hai vấn đề lớn ở đây; hai vấn đề này còn ảnh hưởng đến lịch sử nhân loại và ngay cả mỗi Cơ-đốc-nhân chúng ta.

a/ Trái cây biết điều thiện điều ác

Trái cây là loài thực vật chỉ có sự sống vật lý. Nhưng trái cây ở đây hoàn toàn khác: ngon, đẹp mắt , quý và mở trí khôn, khôn ngoan thêm để biết cả điều thiện lẫn điều ác. Động từ biết hay hiểu, đồng nghĩa có khả năng tư duy- tư duy đúng sai, thiện ác. Trái cây này cũng có đặc điểm khác với trái cây khác: ở giữa vườn và đối ngang với cây sự sống (hình bóng Chúa Jesus). Vậy, trái cây này chính là hình bóng Sa-tan đã nhập vào trái cây- như cây sự sống là hình bóng Chúa Jesus ở trong cây. Đây là sự mầu nhiệm lớn, Thánh Linh cho tôi hiểu, mong quý vị thông cảm và cầu xin Ngài cất khỏi màn cựu ước để hiểu bản ngã dưới đây

b/ Hồn sống đã trở nên bản ngã

Ngài đã phán, đã nhắc nhở chỉ cần sờ (touch) đã phải chết rồi. Ở đây ông bà lại ăn, chủ động ăn. Hậu quả phải lãnh thôi.

Có người nói rằng: có tội nhỏ như vậy sao Ngài phạt nặng quá vậy! Sự tha thứ Ngài ở đâu? Tình yêu thương ở đâu?

Nếu Đức Chúa trời không thi hành luật Ngài đưa ra thì Sa-tan sẽ kiện cáo Ngài ngay. Đức Chúa trời không còn là Đấng công bình nữa ( nói không làm). Sa-tan sẽ khinh Ngài, A-đam cũng sẽ coi thường Ngài, vũ trụ sẽ loạn ngay.

Đức Chúa Trời đã thi hành án phạt . Tuy nhiên, vì lòng nhân từ lớn lao, Ngài cũng đã dự bị chương trình cứu chuộc trong Chúa Jesus.

A-đam đã ăn trái cây biết điều thiện điều ác vào, ăn Sa-tan vào người. Sa-tan đã hòa trộn trong huyết; huyết là nguồn cung cấp sự sống cả hồn lẫn xác. Hồn xác trở nên bản ngã là vậy.

Qua đây chúng ta có thể xác định: bản ngã chính là sự tổng hợp hồn sống với sự sống Sa-tan.

Sự sống thuộc hồn năm xưa đã trở nên bãn ngã. Bản ngã muốn bằng Thượng đế, muốn làm Thượng đế và bắt mọi người tôn mình là Thái thượng hoàng ‘ mọi rắc rối của nhân loại ngày nay đều xuất phát từ đây’

 

4/ Sự phát triển bản ngã

Bản ngã vốn là sự sống, sự sống tự nhiên phải phát triển. Bản ngã tiến triển theo trái cây biết điều thiện và điều ác: Thiện cũng phát triển và ác cũng tăng theo. Con người làm việc thiện cốt để kiêu ngạo muốn bằng Chúa, muốn làm thầy đời để người khác tôn vinh. Cho nên, việc thiện của con người cũng là việc ác đối với Đức Chúa Trời

“ Nếu sự sáng( điều thiện)  trong ngươi cũng chỉ là sự tối tăm(kiêu ngạo, không cần Chúa), thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao”  Mat 6: 23b

Sự phát triển bản ngã tùy thuộc vào:

a/  Tuổi tác

Tội lỗi cũng tăng theo tuổi tác. Người đời gọi “ cáo già”. Càng về già tội lỗi càng tinh vi, khôn ngoan trong gian ác. Vua Sau-lơ, Sa-lô-môn càng về già, tội lỗi gia tăng độc ác.

Đức Chúa Trời đã biết, Ngài không cho Adam ăn thêm trái cây sự sống; nếu ăn thì loài người giống Sa-tan, vô phương cứu chuộc!

b/  Di truyền

Kinh thánh cho chúng ta thấy, Chúa đã cho ghi lại gia phổ rất kỹ. Khoa học gọi là Gen hay ADN. Gen tổ phụ cũng góp phần tạo thêm bản ngã phong phú đa dạng. Phương ngôn ,tục ngữ nói không thiếu khi đề cập vấn đề này

“ Con nhà tông không giống lông, cũng giống cánh – Lấy vợ xem tông , lấy chồng xem giống”….

Kinh thánh nhắc nhở

“ .. Nhưng hễ ai ghét Ta, Ta sẽ nhơn cớ tổ phụ phạt lại con cháu ba, bốn đời và sẽ làm ơn ngàn đời cho những kẻ yêu mến Ta và giữ điều răn Ta”   Xuất 20:5-6

Dĩ nhiên, chỉ là một yếu tố thôi

c/ Ảnh hưởng môi trường xung quanh

Hoàn cảnh, môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bản ngã:

Giáo dục, nghề nghiệp, địa dư, văn hóa, hoàn cảnh làm cho bản ngã thêm đa dạng, khó phân biệt

“ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”

“ Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”

Chính mình cũng không hiểu được mình, hoàn cảnh cũng làm thay lòng đổi dạ con người . Hôm trước là bạn, hôm nay là thù là chuyện hàng ngày từ cổ chí kim. Ông bà mình cũng nhắc nhở

“ dò sông, dò biển dễ dò

Chứ ai lấy thước mà đo lòng người”

Đa-vít cũng kinh nghiệm

“ Chúa sẽ làm cho tôi biết sự khôn ngoan trong nơi bí mật của lòng tôi” Thi 51: 6b

Bản ngã hay lòng con người là thế đó!

 

5/ biểu hiện bản ngã

Cấu tạo bản ngã là sự mầu nhiệm, biểu hiện bản ngã lại càng tinh vi, rất dễ thương cũng như rất dễ ghét!

Đối với xác thịt như “ gian dâm, ô uế, thờ hình tượng …” (  Ga-la-ti 5:19) Kinh thánh kết án tỏ tường, giống như tội hình sự bị bắt quả tang.

Còn bản ngã nó khác hoàn toàn: trông rất lịch sự, lịch sự như một chính khách lão luyện. Bản ngã trông rất văn minh, cao đẹp . Nó là một nhà soạn kịch, một đạo diễn kiêm diễn viên thượng thừa, đóng xuất sắc các vai diễn. Nó có khả năng khóc, cười, buồn vui theo mọi thời tiết; nó khiến cóc trong hang phải ra xem…

Đức Chúa Trời cũng không thể kết án bản ngã như đã kết án xác thịt. Chúa phải dùng ẩn dụ, những biến cố của những nhân vật để giải bày, rồi “ai có tai thì nghe! “ Ai còn màn cựu ước thì Ngài cũng “bótay.com”

Bản ngã là sự mầu nhiệm độc đáo của mỗi con người; là một vũ trụ đầy bí ẩn. Chỉ có Đức Chúa Trời mới thấu hiểu

“ Nếu không phải Thánh linh trong lòng người, thì ai biết được gì trong lòng người” ICor 2:11

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.