Tiên tri lịch sử hội thánh được ứng nghiệm

Chương III: Tiên tri lịch sử Hội thánh đã ứng nghiệm

 

7 HI THÁNH KHI HUYN NG V7 N D MA-THI-Ơ  ĐON 13

1 . HỘI THÁNH Ê-PHÊ-SÔ (Khải huyền 2 : 1-7) – ẨN DỤ NGƯỜI GIEO GIỐNG (Ma thi ơ 13: 3- 9; 18-23)

a . Hội thánh Ê-phê-sô :

Ngay tự nghĩa của tên gọi Ê-phê-sô: hấp dẫn, quyến rũ, lôi cuốn. Ê-phê-sô là tình yêu ban đầu: ngọt ngào, mơ mộng, hấp dẫn, nên thơ  nói như thi sĩ Xuân Diệu:

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy,

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”.

Con đầu lòng, trái cây đầu mùa, tình yêu đầu đời luôn có dấu ấn đậm đà khó phai mờ trong ký ức.

Cựu ước con đầu lòng, súc vật đầu đàn,  trái đầu mùa phải biệt riêng cho Đức Giê-hô-va, Ngài phải thưởng thức trước. Chúa Giê-xu phục sinh, Ngài thăng thiên lên trình diện Đức Chúa Cha trước khi cho các môn đồ đụng chạm được thân thể Ngài.

“ Đức Chúa Giê xu phán rằng: Chớ rờ đến ta;  vì Ta chưa lên cùng Cha! Nhưng hãy đi đến cùng anh em ta, nói rằng Ta lên cùng Cha ta và Cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời Ta và Đức Chúa Trời các ngươi”      Giăng 20:17.

Những ngày đầu mới tin, tình yêu Chúa ngọt ngào làm sao, hạnh phúc làm sao, bình an không có ngôn ngữ diễn tả được. Hội Thánh Ê-phê-sô kinh nghiệm sự vui mừng , bình an , hạnh phúc ; ngọt ngào như mối tình đầu của đôi lứa .

Những ngày đầu của lễ ngũ tuần tuyệt vời làm sao! vinh hiển làm sao! Mọi người đau yếu bịnh tật từ thuộc linh đến thuộc thể đều được chữa lành. Ai nấy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, đầy dẫy sự vui mừng bình an. Cả Hội Thánh Ê-phê-sô được bùng cháy bởi lửa Thánh Linh; lửa niềm tin, lửa tình yêu  cuồn cuộn tuôn tràn như dòng sông chảy dài về cõi vô tận. Tình yêu Chúa, tình yêu anh, yêu đồng loại, thậm chí yêu cả những người bắt bớ mình vô cớ. Họ chỉ biết yêu như chưa bao giờ được yêu .

 “ Ta biết công việc ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; Ta biết ngươi không dung túng kẻ ác, lại biết ngươi có ơn phân biệt sứ đồ thật, sứ đồ giả. Ngươi hay nhịn nhục vì danh Ta, không mệt nhọc chút nào. Ngươi cũng ghét những việc làm của Đảng Ni-cô-la, Ta cũng ghét nữa” Khải 2:2-3

Nếu chỉ dừng ở đây thì Hội Thánh Ê-phê-sô là Hội Thánh mẫu mực tuyệt vời. Nhưng cái nhìn của Chúa khác chúng ta nhiều. Tất cả những việc làm trên đều đúng kinh Thánh, đúng với lương tâm; nhưng đẹp lòng Chúa không? đúng đường lối Chúa không lại là chuyện khác! Động cơ họ làm, thì chỉ có Chúa mới hiểu rõ tận sâu thẳm của hồn, linh ,cốt tủy. Chúa biết bản chất sâu thẳm của họ và Ngài đã cảnh cáo họ tưởng như quá lời!

“ Nhưng điều Ta trách ngươi, vì ngươi bỏ tình yêu ban đầu, vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn làm lại những việc ban đầu của mình; bằng chẳng vậy, Ta sẽ đến cùng ngươi, cất chân đèn ngươi  ra khỏi chổn nó”  Khải 2:4-5.

Một sai lầm nghiêm trọng của Hội Thánh Ê-phê-sô cũng như các Hội Thánh trải qua 20 thế kỷ: lấy công tác, lấy công đức, lấy thành quả thay tình yêu, thay ăn năn; giống như người đời lấy công chuộc tội .

Có một đức ông chồng nọ, suốt ngày lo kinh doanh, tính toán, kế hoạch nhà thêm nhà, hàng thêm hàng. Vợ con không thiếu thốn bất cứ điều gì! Nhưng có một điều ông không quan tâm bất cứ điều cho vợ hết, ông chỉ biết tiền tiền và tiền cho gia đình. Lại có bồ nhí, chăm lo nàng  thật chu đáo hơn vợ chính.  Nếu quý bà có một đức Lang quân như vậy, các bà có chấp nhận không? . Đó cũng là câu trả lời mà Chúa đã thạnh nộ Hội Thánh Ê-phê-sô.

Họ đã đặt Chúa dưới công tác, họ yêu công việc hơn là yêu Chúa, họ yêu tội nhân hơn yêu Chúa. Ngày nay, coi chừng chúng ta cũng theo vết xe đã đổ của Hội Thánh Ê-phê-sô: Không đọc Kinh thánh, thiếu cầu nguyện, suốt ngày lên mạng, nói chuyện hết bà Tám nọ đến các giáo sĩ kia; chú tâm nguồn tài trợ rồi: truyền giáo, truyền giáo; bồi linh, bồi linh; báo cáo, báo chồn; hội họp, thông công vui vẻ thật thà …

Chúa Giê-xu biết trước hướng đi của họ, việc sai lầm của họ. Vì những việc làm của họ là để thỏa mãn bản ngã tư dục; họ không làm thỏa mãn Ngài .Thay vì Ngài phải là số 1 trong đức tin, trong cuộc đời mình; họ lại đặt công tác trên Ngài; thay vì Ngài trên tội nhân, họ lại để tội nhân trên cả Ngài. Họ chưa học được có Ngài là có tất cả, có cả các nguồn cung cấp tài chánh

CụAB . Simson kinh nghiệm viết lên bài Thánh ca bất hủ: “Xưa từng chăm ơn phước, giờ quyết chăm mặt Ngài. Xưa tôi nắm tay Ngài giờ xin Ngài nắm tay con…”.

Hội Thánh Ê-phê-sô là hình ảnh của Mari và Ma-thê; Ma-thê lăng xăng công việc phục vụ. Vâng! phục vụ Chúa đấy. Còn Mari chỉ ngồi bên chân Chúa hầu Ngài; Chúa đã khen Mari có phước hơn Ma-thê ..

Thật đau lòng, Hội Thánh Ê-phê-sô sau này đã sa bại, thậm chí mất cả chân đèn.

“….. Nếu ngươi không ăn năn- thì Ta sẽ cất chân đèn của ngươi khỏi chỗ nó”  khải 2:5.

Chúa đã cảnh cáo và đã ứng nghiệm .

100 năm Hội Thánh Tin lành Việt-nam và 25 năm các hệ phái Tin Lành tư gia Việt nam quá thấm thía bài học đắt giá này; ước mong quý vị lãnh đạo đừng tự mãn, cố chấp, cứng lòng ảo tưởng như Hội thánh Đức Chúa Trời tại Ê-phê-sô.

b . Ẩn dụ người gieo giống 

Ẩn dụ người gieo giống không phải chỉ là câu chuyện của nhà nông, với 4 mảnh đất. Nhưng Chúa dùng để dạy các môn đồ nhiều bài học thuộc linh: Trong Hội Thánh phải chấp nhận tồn tại 4 hạng người. 4 mảnh đất là 4 tấm lòng; thậm chí mỗi tấm lòng đều có ẩn chứa 4 mảnh đất.

Khởi sự ai cũng phải bắt đầu mảnh đất số 1; rồi từ từ nhờ lời Chúa biến đổi, thánh hóa lên sồ 2; tiệm tiến đến mảnh số 3 và cuối cùng sẽ đạt đến hoàn hảo mảnh số 4. Trong mảnh số 4 cũng có 3 chuẩn: 30-60-100.

Ẩn dụ người gieo giống chính là quá trình môn đồ hóa, tiến trình được biến đổi từ một tội nhân thành Thánh nhân theo chuẩn phẩm hạnh, thánh khiết  của Đức Chúa Trời .

Ngoài ra, ẩn dụ người gieo giống còn mang ý nghĩa tiên tri. Chúa Giê-xu tiên tri về công tác truyền giáo của các Sứ đồ sau khi Chúa về Trời vào năm 33 và kết thúc năm 96 .

Ẩn dụ người gieo giống trùng hợp với Hội Thánh Ê-phê-sô: Tình yêu ban đầu nồng cháy, hăng say truyền gieo hạt giống tình yêu;   cả hai đều mang tính tiên tri song hành-bổ túc. Lời tiên tri đã ứng nghiệm: Công vụ sứ đồ đã hoàn thành sứ mạng 4 mảnh đất cũng tồn tại.

 

2 . HỘI THÁNH SI-MIỆC-NƠ ( Khải 2: 8-11 ) ­­- ẨN DỤ GIEO CỎ LÙNG ( Mat 13: 24-30)

a. Hội Thánh Si-miệc-nơ

Tự nghĩa Si-miệc-nơ : Mộc dược, cay đắng, khổ nạn, đau đớn.

Sứ đồ Giăng, sứ đồ cuối cùng đang chịu đựng những tháng ngày tù đày biệt xứ tận hải đảo Bát-mô. Thời Công vụ sứ đồ, hầu hết các môn đồ phải tuận đạo cho niềm tin của mình. Đến thời điểm này Hội Thánh Chúa đã mở rộng từ Giê-ru-sa-lem sang tận Châu Âu, Châu Phi rồi; ảnh hưởng của Hội Thánh quá lớn vượt tầm suy nghĩ của Đế quốc La- mã. Ngai của Sê-sa đang lung lay; Hoàng Đế Sê-sa tìm cách đối phó, triệt tiêu cũng là chuyện thường tình của những người làm chính trị.

Câu chuyện Pha-ra-ôn lặp lại “ phải hạn chế, phải tiêu diệt dân tộc Y-sơ-ra-en; phải tiêu diệt Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Bạo Chúa Nê-rôn đã từng dùng đủ mọi khổ nạn: tù đày, giàn hỏa, cọp beo xé xác, hí trường, cắt cổ, mổ bụng môn đồ Đấng Christ. Càng bắt bớ Hội Thánh Chúa lại càng mở rộng, khổ nạn gia tăng thì thuộc linh gia thêm; Sê-sa lại thêm nhức đầu.

Sau thời Sứ đồ Giăng, Hội Thánh Chúa lại bị bách hại nhiều hơn, thậm chí không còn được nhóm họp thờ phượng trong nhà, họ phải sống và phải thờ phượng dưới hầm mộ.

Chúa đã tiên tri Hội Thánh Si-miệc-nơ : khổ nạn, đắng cay, bắt bớ là điều phải đến để danh Chúa được cả sáng, ý Cha được nên.

Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ, này ma quỷ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong 10 ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho các ngươi mão triều thiên của sự sống”  Khải 2:10.

Hội Thánh Si-miệc-nơ tiếp tục chịu sống hầm mộ thêm 200 năm nữa ( hết thế kỷ thứ 3) và đã trung tín cho đến chết.

Kết quả các  Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã môn đồ hóa được ½ dân số đế quốc La-mã. Một lần nữa lời tiên tri về tình trạng thuộc linh, lịch sử Hội Thánh đã ứng nghiệm.

b Ẩn dụ gieo cỏ lùng

Tiếp theo ẩn dụ người gieo giống: Người gieo giống là con cái Đức Chúa Trời, giống tốt là lời Chúa và chính Chúa. Đến ẩn dụ này ý nghĩa thuộc linh và lời tiên tri đề cập theo khía cạnh tấn công kiểu khác. Sa-tan không bao giờ ngồi yên  để cho Hội Thánh Chúa tự do phát triển; nó tìm đủ mọi cách để ngăn trở; thủ đoạn thâm độc là  gieo cỏ lùng vào ruộng.

Ruộng ở đây không phải là Hội thánh như trong ICor3:9

Nhưng anh em là ruộng của Đức Chúa Trời cày, là nhà của Đức Chúa Trời xây”.

Chúa đã giải thích ruộng ở đây là thế gian (Mat13:38a) .Vậy cỏ lùng không có trong Hội Thánh thật của Đức Chúa Trời.

Dĩ nhiên trong Hội thánh có 4 hạng người: có người chưa được tái sinh, có lắm tín đồ bất trung ,bất tín, quậy phá đủ điều …. Nhưng không gọi họ là cỏ lùng được. Cỏ lùng chỉ được mọc trong thế gian mà thôi. Cho nên, giải kinh và ứng dụng Kinh thánh không theo sự giải thích của Kinh thánh dễ đi đến cường giải, sai trật ngay.

 Người gieo cỏ lùng là ma quỷ, cỏ lùng ở đây Chúa ám chỉ các tôn giáo ngoại hay tà giáo. Họ là con cái quỷ dữ (Mat13:39). Các tôn giáo này họ bắt chước, mô phỏng như những điều răn Chúa: yêu thương, thánh khiết công bình, cứu giúp từ thiện, có cả quyền năng dấu kỳ phép lạ …

Sa-tan đã thiết lập những tôn giáo (hàng nhái) khắp thế gian để đánh lừa muôn dân, muôn nước và chính Hội Thánh của Đức Chúa Trời đôi phen cũng bị dụ dỗ, cũng bị lừa.

Chính lý do đó mà Ngài không cho môn đồ Ngài nhổ bỏ, và cũng không có quyền nhổ bỏ. (tự do tín ngưỡng). Nhưng trong nội bộ Hội thánh Ngài thì lại được quyền kỷ luật, dứt phép thông công.

“ Đương khi người ta đang ngủ, thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì rồi điMat 13:25.

Cỏ lùng sẽ bị nhổ, quăng vào hồ lửa cùng với ma quỷ trong ngày tận thế. Trong lúc con cái Ngài dù yếu đuối, sa ngã, Ngài cũng không quăng vào hồ lửa; chỉ vào nơi nghiến răng, khóc lóc thôi.

“ Còn như cỏ lùng bị gom lại và đốt trong lửa thể nào, thì ngày tận thế cũng vậy”  Mat 13:40.

Lúa mì và cỏ lùng khi còn non giống nhau như đúc. Khi lớn lên, trổ hoa, ra trái mới phân biệt chính xác. Sa-tan quả là một chiến lược gia siêu việt, cha của sự gian ngoa xảo trá, nó dùng các tôn giáo với bề ngoài có vẻ như đạo đức, nhân từ, hiền lành….thậm chí kiêng cử những thứ trông hơn cả thánh sống  “ không ăn thịt cá, không uống rượu bia, không lấy vợ, không ăn uống sang trọng, ăn chay nằm đất, khắc khổ thân thể để mọi người tôn trọng là bậc chân tu, thánh nhân, hiền triết….Nó đã lừa được muôn dân, muôn nước.

Rất rất nhiều cỏ lùng đã ra đời, phát triển và nó đã đánh lừa không biết bao người ngây thơ, non dạ. Nhiều cơ đốc nhân cũng bị lừa dối: có tư tưởng ( Đạo nào cũng tốt – cũng khuyên ăn hiền, ở lành; cũng  cứu nhân độ thế … ) .

Họ đã cào bằng Đạo Đức Chúa Trời cũng giống ma quỷ; ánh sáng bằng bóng tối, cá mè một lứa.

Lời tiên tri ẩn dụ cỏ lùng và tiên tri Hội thánh Si-miệc-nơ khớp nhau thật lạ lùng. Sa-tan luôn gây khó khăn trở ngại, bắt bớ, bách hại đủ điều, đủ cách; vì nó vốn nghịch thù Đức Chúa Trời từ ban đầu.

3 . HỘI THÁNH BẸT-GĂM ( Khải 2: 12-17 ) – ẨN DỤ CÂY CẢI BIẾN THÀNH CÂY CỔ THỤ ( Mat 13: 31- 32)

a . Hội Thánh Bẹt-găm :

 Chữ Bẹt găm tự nghĩa là: kết hôn- thỏa hiệp- hòa đồng– sống chung hòa bình.

Chúa đã chọn Hội thánh Bẹt-găm với tự nghĩa vốn có như một thông điệp, một lời tiên tri cảnh báo tình trạng thuộc linh Hội Thánh đang sa bại.

Tình trạng thuộc linh của Bẹt-găm chính là ý nghĩa như là lời tiên tri cảnh báo: “ Kết hôn, thỏa hiệp với thế gian- thế gian hóa Hội thánh”. Lịch sử Hội thánh cũng sẽ phải xảy ra như lời tiên tri cảnh báo: Hội Thánh thỏa hiệp với thế gian tội lỗi;  đánh mất sự thánh khiết, công nghĩa của Đức Chúa Trời

Nhưng có điều Ta quở trách ngươi: vì tại đó, ngươi có kẻ theo đạo Ba-la-am, người ấy dạy Ba-lác đặt hòn đá ngăn trở trước mặt con cái Y-sơ-ra-en, đặng cám dỗ chúng nó ăn của cúng thần tượng và rủ ren làm điều dâm loạn. Ngươi lại cũng có những kẻ theo đạo Ni-cô-la”  Khải 2:14- 15

Sa-tan đã thất bại trong 300 năm đầu. Nó dùng đủ mọi thủ đoạn bách hại Hội thánh của Đức Chúa Trời, nhưng niềm tin con cái Chúa không hao mòn yếu đuối ngược lại, Hội thánh càng phát triển. Máu thánh đồ đổ xuống một thì lửa Phúc âm lan tỏa ngập tràn khắp nơi.

Bắt bớ khổ nạn cũng là động lực thúc đẩy sự phục hưng mạnh mẽ; 300 năm đầu, Hội thánh của Đức Chúa Trời đã môn đồ hóa ½ dân số đế quốc La-mã.

Sa-tan là chiến lược gia đại tài: nó đổi chiến lược “ không dùng kẹo sắt mà chuyển qua kẹo ngọt”. Đây là một mưu lược vô cùng hiệu quả, nó đã thành công trong đồng vắng (tiên tri Ba-la-am bị Ba-lác dẫn dụ ): tiền, tình, danh, lợi, quyền luôn là miếng mồi hiệu quả nhất. Một lần nữa Sa-tan sử dụng lại bổn cũ và đã  thành công :

Sa-tan đã dùng danh-lợi-quyền của thế gian để biến đổi bổn thể Hội thánh của Đức Chúa Trời và đã kéo dài hơn 17 thế kỷ; từ thời hoàng đế Constantin thế kỷ thứ 4 và sẽ còn tác dụng cho đến ngày Chúa tái lâm .

Nói như Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy :“ Lịch sử dạy chúng ta nhiều bài học; nhưng chúng ta chẳng học được gì từ lịch sử”. Những bài học của Ba-la-am, Sa-lô-môn, Sam-sôn, các vua Y-sơ-ra-en .. cũng chỉ là lịch sử, còn chúng ta thì lại tiếp tục “con đường xưa em đi , đường xưa lối cũ “.

Câu chuyện xảy ra như một huyền thoại. Trong giấc mơ của Hoàng Đế Constantin khi ông sắp ra trận, ông nhìn lên bầu trời thấy một đám mây có hình thập tự với dòng chữ: Hãy chinh phục bởi dấu hiệu này”. Đúng như đám mây vô tình, vô cảm ông đã thắng trận thật”.

Ông nghiên cứu và khám phá thập tự giá là biểu tượng của của Cơ-đốc giáo, nên ông quy đạo. Hòang Đế Constantin không chỉ kính sợ Đức Chúa Trời, mà lòng sốt sắng của ông  còn muốn mọi người phải trở lại tin Chúa. Với uy quyền của một Hoàng Đế; ông không ngừng ngại quốc hữu hóa Hội Thánh Chúa. “Cơ-đố-giáo  đã biến thành quốc giáo”.

Ông đã khuyến khích, ra lịnh mọi người dưới trướng phải gia nhập đạo, làm báp-tem và hể ai chịu báp tem được thưởng 2 chiếc áo trắng và vài miếng bạc. Constantin đã bởi đức tin cung kính kêu gọi các môn đồ trong các hầm mộ trở về sống trong tự do, rồi dâng cho các môn đồ tín trung của Chúa nhiều đặc quyền, đặc lợi. Những lời ngon ngọt thiết tha chân tình của Hoàng Đế kính yêu đã làm xiêu lòng môn đồ Đấng Christ giống như những liều thuốc phiện ngọt ngào, êm dịu; làm sao không dìu nhau vào cỏi thần tiên thơ mộng! Những tháng ngày gian nan, khổ ải đã chìm sâu trong quá khứ; giờ xa hoa phú qúy, danh vọng đời nay tưởng rằng đó là phần thưởng Chúa ban. Không biết đó là bẫy ma quỷ !

“.. khốn thay …các ngươi đi dưới nước trên bộ khuyên một người vào đạo mình; và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi đã làm cho họ trở nên địa ngục gấp hai”  Mat 23:15.

Trước đó chính Chúa Jesus đã cảnh cáo môn đồ Ngài

 “ nó bèn lại đi, đem về 7 quỷ  khác dữ hơn nữa, cùng vào nhà nó mà ở; vậy, số phận người ấy sau lại xấu hơn trước” Mat 12:45

Sa tan đã làm một mùa gặt giả tạo, một cơn phục hưng bong bóng ,kẹo bông gòn. Thật chất là một cuộc cách mạng chuyển giao quyền lực trong hòa bình ngoạn mục, nó lừa dối các môn đồ Chúa một cách khôn ngoan tuyệt vời.

Hội Thánh Chúa vốn chỉ là tín ngưỡng “TIN và VÂNG LỜI, chỉ thờ phượng bằng tâm linh và theo lẽ thật”, bây giờ đã thêm vào với đủ mọi giáo nghi, giáo lễ như ngoại giáo.“ Họa xà thêm túc”, một chút men làm dậy cả đống bột.

Hội Thánh Chúa đã bị lột xác:  Sứ đồ  thành đồ sứ Môn đồ thành tội đồ –  Mục sư  thành Sư mục –  Chấp sự  thành sự gì cũng chấp  Đi gây dựng thì cứ dựng chuyện để gây –  Ăn năn thành ăn quen…..

Đảo lộn, đảo lộn; cây cải thành cây cổ thụ; bột tinh ròng nguyên chất thành bột pha tạp nhiễm khuẩn; Hội Thánh thành hội chợ, hội tề, hội ba rọi….hội Babylon muôn màu muôn vẽ, đủ kiểu hoa lá cành của nhà triển lãm .

Giai cấp Ni-cô-la, Pha-ri-si là tiền thân của giai cấp tăng lữ tôn giáo; lại được hà hơi tiếp sức bởi “bạch phiến- thuốc lắc” : Danh- Lợi- Quyền.. Chúng nó lại dùng xảo thuật tinh vi pha trộn lời Đức Chúa trời hòa lẫn điều răn, văn hóa loài người; ảo tưởng rằng  phục hưng đã đến .

Nhưng thật tế quá phủ phàng! Thay lời muốn nói: cụ Nguyễn Du  gởi gắm cô kiều .

“ Xưa kia phong gấm rủ rà,

Giờ đây tan nát như hoa giữa đường.

Ngày xưa tin Chúa  ăn năn,

Giờ nay tin Chúa  được tăng tiền vàng.”

Ngày xưa  môn đồ phải sống chui ,sống nhủi như chuột, như chồn; hết hầm qua động, hết dọa đến hù; giờ thì được cấp nhà,  cấp cả thẻ bài hộ thân “ tư cách pháp nhân”; Ngài Hoàng Đế lo luôn cả giáo đường nguy nga tráng lệ, rộng rải khang trang …được tôn trọng , được cả thế gian làm sao không thỏa lòng,  không  Amen! “ Đó là ý Chúa!” .

Lê-nin đã nói một câu thật thâm thúy “ Nhiệt tình cộng ngu dốt còn hơn phá hoại”.

Chúa đã biết trước và cũng đã cảnh cáo

“ Ta biết nơi ngươi ở  đó là ngôi của quỷ Sa-tan; ngươi đã vững lòng tôn danh ta, không chối đạo ta; dẫu trong những ngày đó, An-ti-ba, kẻ làm chứng trung thành của ta đã bị giết nơi các ngươi; là nơi Sa-tan ở. Nhưng có điều ta quở trách ngươi: Vì tại đó, ngươi có kẻ theo đạo Ba-la-am, người ấy dạy Ba-lác …..Đặng dỗ dân Y-sơ-ra-en theo đạo Ni-cô-la.. ăn của cúng thần tượng dâm loạn”… khải 2:13-15  .

Một lần nữa lời tiên tri lịch sử Hội Thánh đã ứng nghiệm. Cơ đốc giáo ngày nay đã và đang kế thừa thành tích sản nghiệp của đại Hoàng Đế Constantin.

b . Ẩn dụ cây cải thành cây cổ thụ  

Nếu Hội Thánh Bẹt-găm là Hội Thánh tăng trưởng không bình thường, thì ẩn dụ cây cải biến thành cây cổ thụ là điều trái quy luật tự nhiên của Đức Chúa trời.

Sáng thế ký 1:11 “ Cỏ kết hạt giống tùy theo loại”, giống nào ra giống đó, không thể biến đổi gen như ảo thuật gia hay thầy bùa được. Đức Chúa Trời không thể chối Ngài để ảo thuật cây rau cải hành cây cổ thụ cao ngút trời cho chim trời đến cư ngụ, làm tổ.

Một lần nữa, ẩn dụ rau cải biến thành cây cổ thụ là sự không bình thường. Chúa  tiên tri, cảnh cáo tình trạng phát triển không  đúng đường lối Ngài, đức tin sai trật, kết quả  Hội thánh đã dị dạng, dị thường.

Đường lối phát triển Hội Thánh thật của Chúa không cần đi dụ dỗ, dùng tiền bạc, dùng thủ đoạn lôi kéo để báo cáo láo cho đủ số “mượn đạo tạo đời”…. Đường lối quyến dụ của Constantin đi ngược lại chân lý ngay thẳng, công bình của Đức Chúa Trời. Ngày nay, các hệ phái Cơ đốc đang phát huy công nghệ quái chiêu này một cách có hệ thống, rất khoa học, có khả năng thuyết phục tư dục thân tín hữu. Chúa đã lên án gay gắt lối truyền giáo dụ dỗ này.

Chúng ta xem sứ đồ Phi-e-rơ giảng đạo trong Công vụ sứ đồ, mọi người nghe tự động xin tin Chúa

“ Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ rằng: hỡi anh em chúng tôi phải làm chi để được cứu rỗi”… Dân sự ở các thành lân cận cũng lũ lượt kéo tới thành Giê-ru-sa-lem để xin tin Chúa”  Cv2:37; 5:16.

Đến đây một lần nữa lời tiên tri của Hội Thánh Bẹt-găm và ẩn dụ cây cổ thụ đã trùng hợp thật diệu kỳ: họ đã sỉ nhục Đức Chúa Trời  bằng lối truyền giáo theo tư dục xác thịt.

Hội Thánh Bẹt-găm thời Constantin khởi sự từ năm 313 SC kết thúc thế kỷ thứ 7. Các lời tiên tri theo thứ tự đã ứng nghiệm .

4 . HỘI THÁNH THI-A-TI-RƠ ( Khải 2: 18-29 )

    ẨN DỤ MEN NGƯỜI ĐÀN BÀ ( Mat 13: 33 )

a.  Hội thánh Thi-a-ti-rơ

Chữ Thi-a-ti-rơ có nghĩa :  thức hương có mùi thơm, gồm lễ lạc- hội hè, hình thức chủ nghĩa, màu mè hoa lá cành.

Như điều báo trước Hội Thánh này chủ trương màu mè, lễ lạc, phô trương hình thức hào nhoáng bên ngoài. Tại sao Hội thánh Chúa lại ra nông nỗi này? Câu trả lời rất đơn giản: Hội thánh không còn để Chúa Giê-xu làm chủ. Chúa không còn làm chủ thì con người thay nhau làm loạn;  vẽ thêm đủ thứ lễ để thêm phong bì cho quý thầy vui vẻ. Hầu hết các nhà giải kinh ,kể cả Công giáo La mã đều đồng ý Hội thánh Thi-a-ti-rơ là Công giáo La mã .

Thế kỷ thứ 7 sau khi Giáo Hoàng đầu tiên lên chấp chánh, Hội thánh Công giáo kế thừa giáo lý Ba-la-am và đảng Ni-cô-la của Bẹt-găm; tiếp tục lao vào thế gian trụy lạc .. Họ không những sa bại trong luân lý đạo đức, đạo làm người mà kinh khủng hơn, họ còn giải nghĩa Kinh thánh theo tư dục xác thịt; đưa Hội thánh vào đường lối lệch lạc, tà lý, tà đạo nghịch lại chân lý Kinh thánh.

“ Nhưng điều Ta trách ngươi, ấy là ngươi dung túng Giê-sa-bên, người nữ ấy (Hội thánh Thi-a-thi-rơ ) xưng mình là tiên tri, dạy dỗ và phỉnh phờ tôi tớ Ta, đặng rủ chúng nó phạm tà dâm, và ăn của cúng thần tượng”  khải 2:20.

Đúng như lời tiên tri: Hội thánh Thi-a-ti-rơ trở thành hội khủng bố kinh hoàng ghê tởm nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Trong 10 thế kỷ cầm quyền, Giáo Hoàng và chế độ Giáo Hoàng đã thủ tiêu, giết hại tôi trung của Chúa xấp xỉ Mao Trạch Đông với 2 cuộc kinh tế nhảy vọt và đại cách mạng văn hóa ( cả trăm triệu người ).

Chúa đã biết trước và đã cảnh cáo Thi-a-ti-rơ rất nặng lời

“Nhưng điều ta trách ngươi, ấy là ngươi còn dung túng Giê-sa-ben, người nữ ấy xưng mình là tiên tri, dạy dỗ và phỉnh phờ tôi tớ ta, tà dâm, ăn của cúng hình tượng. Ta cho nó thì giờ ăn năn, mà nó chẳng ăn năn điều tà dâm nó. Nầy Ta quăng nó vào giường đau đớn ….quăng vào  tai nạn lớn..Ta sẽ đánh chết con cái nó … Mọi Hội thánh đều biết Ta là Đấng dò biết lòng dạ loài người và báo lại mọi việc làm của họ”  Khải  2:20-23.

Bài học của vua A-háp lặp lại cho Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại Thi-a-ti-rơ .

Đọc đến đây chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao? Tại sao Hội thánh Chúa kỳ cục quá, quái quỷ quá !…Tại sao Chúa quyền năng lại không dẹp loạn họ, biến đổi họ để danh Chúa vinh hiển? Tại sao họ không vâng lời Chúa ?…

Nếu Chúa làm được điều đó thì Ngài đâu cần sứ đồ Giăng tiên tri điều này và Ngài còn khẳng định Hội thánh nầy còn tồn tại và tồn tại mãnh liệt  hơn lúc ban đầu.

“…công việc sau rốt ngươi còn hơn công việc ban đầu” Khải 2:1. 

Một lần nữa tiên tri về Hội thánh và lịch sử Hội thánh đã được ứng nghiệm .

b . Ẩn dụ men người đàn bà

Tại sao Ngài không nói men người đàn ông hay men của Pha-ra-ôn mà lại dùng men người đàn bà. Thật thú vị ở đây, ẩn dụ này trùng hợp với nữ tiên tri Giê-sa-bên trong Thi-a-ti-rơ: Cả hai đều là đàn bà; Giê-sa-bên vợ A-Háp- vua đại bội nghịch Y-sơ-ra-ên.

Men đàn bà là ẩn dụ về nguyên nhân thay đổi bản chất Hội thánh, cũng như ‘men’ là chất xúc tác thay đổi bản chất của bột. Cả hai dạng men men đàn bà ,cùng chung một mục đích, cùng  một chiến lược: phá tan bản chất tốt đẹp của bột và thay đổi bản chất thánh khiết của Hội thánh  Đức Chúa Trời.

Vậy ai là tác giả của kịch bản này, chắc chắn không phải Chúa Giê-xu, cũng không phải là con người bình thường; mà  chính là sa-tan ma quỷ hành động do các môn đồ Ngài thiếu tỉnh thức, thiếu cầu nguyện, mất dân chủ, thiếu đường lối nghiêm túc , thiếu suy niệm lời Chúa một cách có hệ thống.

Từ Bẹt-găm qua Thi-a-ti-rơ rồi kế tiếp các Hội thánh  về sau: tất cả, tất cả là  nạn nhân của đường lối sai trật từ  Hội thánh Bẹt-găm ngây ngô khờ dại xiêu lòng bởi tình yêu thiên nhiên  của đại Hoàng đế Constantin. Qủa thật  “ sự nhiệt tình cộng nhu dốt còn hơn phá hoại”.

Chúa biết hết, Chúa biết trước mọi việc phải xảy ra.

“ Ai có tai hãy nghe lời Thánh linh phán cùng các Hội Thánh”  Khải 2:29

 

5. HỘI THÁNH SẠT-ĐE ( Khải 3: 1-6 ) – ẨN DỤ CỦA BÁU TRONG RUỘNG ( Mat 13:44 )

a.  Hội Thánh Sạt-đe

Chữ Sạt đe có nghĩa : những người còn sót lạinhững người trung thành.

Trải qua 1000 năm dưới sự cai trị hà khắc, độc ác của Giáo Hoàng và chế độ Giáo Hoàng, con dân Chúa quá mệt mỏi, niềm tin chỉ còn kiểu hên xui vé số. Lời Chúa đã nhiễm khuẩn một cách trầm trọng, Kinh thánh đã bị niêm phong: Thi-a-ti-rơ như người mù cầm đèn dẫn đoàn mù hướng về một chân trời  tối đen, một mùa đông giá băng bất tận.

Những kẻ còn sót lại, những người yêu Chúa hết lòng, không còn đủ kiên nhẫn làm nô lệ cho Thi-a-ti-rơ, một tổ chức buôn thần bán thánh, buôn bồ câu đổi bạc, một tổ chức khủng bố giết người không còn nhân tính .

Họ đã được Thánh Linh xức dầu vùng lên, đứng dậy làm cách mạng, vạch mặt chế độ Giáo Hoàng … Nhà cách mạng vĩ đại Martin-Luther, Calvin cùng hàng triệu triệu Cơ đốc nhân đã làm cách mạng tín ngưỡng, tôn giáo và cách mạng dân chủ nhân quyền. Họ đã thật sự trỗi dậy lập Hội Thánh Sạt-đe. Nổi bật nhất là 95 luận đề của cựu Hồng y Martin-Luther.

Chúa đã đồng công, đã dự bị kỹ nghệ máy in ra đời. Martin-Luther đã dịch Kinh thánh ra nhiều thứ tiếng, con dân Ngài được no nê bánh thuộc linh.

Các Hội Thánh Sạt-đe tự do trăm hoa đua nở, ngàn hương  tỏa mùi ; các hệ phái mọc ra  từ Châu Âu sang Á , tới tận Châu Phi lan sang  Châu Mỹ …

Chúa lại cảnh cáo

“ Hãy tỉnh thức làm cho vững sự còn lại ….vì ta không thấy ngươi trọn vẹn trước mặt Ta …Hãy nghe đạo thế nào thì hãy giữ lấy ”  Khải 3:2-3

Bao nhiêu năm, Kinh thánh dưới chế độ Giáo Hoàng chỉ để mạ vàng làm kiểng trong kệ sách thư viện; Kinh thánh giờ được dịch ra nhiều thứ tiếng, mọi người đều được đọc Lời Chúa,  được sống với lời Chúa còn gì phước hạnh hơn !

Martin-Luther không những chỉ là cơn bão thuộc linh mà tư tưởng của ông, ảnh hưởng cuộc cách mạng của ông như chất xúc tác thúc đẩy các cuộc cách mạng khác như : văn học ,nghệ thuật , triết học , khoa học , thiên văn học … cũng đua nhau đâm hoa kết trái. Trước đó Giáo Hoàng độc quyền giải thích mọi quy luật từ xã hội đến khoa học tự nhiên theo cái bụng độc tài ngu dốt của hệ thống cai trị chuyên quyền độc ác của mình. Các khoa học gia như Bruno, Galile phải lên giàn hỏa vì dám nói trái đất tròn, trái với Giáo-Hoàng nói trái đất vuông.

Nếu Chúa Giê-xu giáng sinh để chia đôi giòng lịch sử nhân loại, thì cuộc cách mạng của Martin-Luther kế thừa chia đôi lịch sử văn minh nhân loại một lần nữa.

Ngã rẽ 1000 năm tối tăm của nhân loại khỏi Giáo Hoàng và chế độ Giáo Hoàng đã cáo chung, mở ra một kỷ nguyên sáng tạo, tự do dân chủ, nhân quyền, văn minh tiến bộ, tất cả đều xuất phát từ cuộc cách mạng toàn diện mà Martin-Luther đã khởi xướng. Tượng đài Marin-Luther xứng đáng ở trong phòng lưu niện của Đồi Capitol quốc Hội Hoa-Kỳ. Ông  được thế giới ca ngợi ,tôn vinh như một anh hùng cứu tinh của nhân loại không phải quá đáng.

Tự do dân chủ nhân quyền đều bắt nguồn từ tư tưởng Kinh thánh qua sự công bố bởi đức tin dũng cảm của Martin-Luther  và của Hội thánh Sạt-đe.

Lời tiên tri Hội thánh Sạt-đe quá ư chính xác: Chúa đã thực hiện ý chỉ của Ngài “ Ta nắm trong tay hữu 7 ngôi sao”. Martin-Luther là một ngôi sao sáng trong bầu trời đầy sao thuộc linh đầu thế kỷ 17. Cho dù Sạt-đe chưa trọn vẹn, nhưng Martin-Luther đã mang lại cho Cơ đốc giáo cải chánh nhiều  thay đổi, nhiều phước hạnh lớn lao; nhất là Kinh thánh đã được tôn cao, và được in ra hàng ngàn thứ tiếng với hàng tỉ bản in.

Ở Sạt-đe có nhiều điều tốt; nhưng những hạn chế của Sạt-đe cũng không ít; điều này cũng tự nhiên; chúng ta cứ đặt mình vào hoàn cảnh đó; 1000 năm thống trị gian ngoa, độc ác với phương châm “ ngu dân hóa” của Chế độ Giáo Hoàng. Kể cả Hồng y, Tổng Giám mục cũng không được suy gẫm Kinh thánh; thì làm sao một sớm một chiều con người vốn yếu đuối bất toàn có thể hiểu mọi ý chỉ của Đức Chúa trời. Điểm son của Sạt-đe được sở hữu Kinh thánh  là quá ước mơ rồi.

Chúa biết, Chúa yêu, Chúa phải nhắc nhở, cảnh cáo khá nặng lời, mong Hội Thánh Sạt-đe khỏi chủ quan kiêu ngạo .

“ Ta biết công việc ngươi; ngươi có tiếng là sống, nhưng lại là chết …Ta cũng không thấy các công việc của ngươi là  trọn vẹn”  khải 3:1c.

Vâng, nếu Chúa không khải thị điều này, không ai dám ý kiến, ý cò những khuyết  điểm của Sạt-đe ngày nay.

Chúa đã cảnh báo như vậy, nhưng các Hội Thánh từ Bẹt-găm qua Thi-a-ti-rơ đến Sạt-đe đều vấp phải bài học như các quan xét “ ai cũng lấy bụng mình làm Chúa mình”.

Hội Thánh Sạt-đe “sống” ở chỗ nào? và “chết” ở đâu ? Đây là lời tiên tri quá tuyệt vời!

“Sống” ở chỗ: Hội thánh đã mở rộng số lượng Giáo phái  cũng như số lượng tín đồ gia tăng khủng khiếp; ảnh hưởng  uy tín trong xã hộ rất lớn; các tổ chức Giáo hội, các Hội đoàn hỗ trợ truyền giáo – giáo dục; các tổ chức tài chánh, Thần học viện; các thế lực chính trị bảo hộ Hội thánh hoành tráng không khác gì một đế quốc hùng mạnh.

Nhìn mặt nổi Sạt-đe mới hơn 300 năm, nền dân chủ tự do nhân quyền là động lực  thay  đổi cả xã hội loài người trở nên văn minh tiến bộ như hôm nay; thật mọi sự chỉ là phép mầu của Đấng Tạo Hóa toàn năng – Chỉ có Chúa Trời làm nên.

Hội thánh Sạt-đe “chết” ở chỗ nào?  Lời tiên tri lý thú.

  • Tưởng chúng ta có Kinh thánh trong tay là chiến thắng ma quỷ .
  • Tưởng chỉ cần xưng nghĩa bởi đức tin, người công bình sống bởi đức tin, được tái sinh là cầm chắc chiếc vé vào Thiên đàng rồi .
  • Tưởng truyền giáo sâu rộng, đem hàng triệu triệu người ăn năn chịu báp-tem là thỏa lòng, thậm chí tự mãn đắc chí .
  • Tưởng các tổ chức Giáo hội  đồ sộ, khoa học giàu có, là Chúa  hài lòng .
  • Tưởng các tổ chức giáo dục, các viện Thần học hoành tráng, mỗi năm đào tạo hàng trăm ngàn sỹ tử Cơ đốc là môn đồ hóa .
  • Tưởng những tổ chức xã hội, hàng năm giúp đỡ hàng tỷ đô la từ thiện cho dân nghèo; từ Châu Phi sang Châu Á sẽ mang lại cơn phục hưng lớn cho đạo Cơ đốc .
  • Tưởng sự khôn ngoan loài người thay được quyền năng Đức Chúa Trời; Tổng quản nhiệm, Giáo hội trưởng thay cho Sứ đồ , Tiên tri .

Vâng 7 chữ “tưởng” trên, ước gì họ thêm chữ “ảo” vào trước chữ “tưởng”  thì Hội thánh Chúa đã tỉnh thức từ lâu rồi!

Chúa đã nhìn thấy và tiên tri Sạt-đe 7 điểm “tưởng”, cũng là 7 Ảo tưởng. Nó là 7 triệu chứng si-đa thuộc Linh của Sạt-đe: phục hưng “bong bóng” ; phát triển “kẹo bông gòn” ; đường lối “ Phù Đổng Thiên Vương”.

Chính Chúa Giê-xu đã cảnh cáo các môn đồ : Mat 12: 44-45

“…ta ( ma quỷ ) sẽ trở về nhà ta mà ta mới ra khỏi; khi trở về, thấy nhà trống ( Chúa không làm chủ ), được dọn sạch sẽ, sửa soạn tử tế ( Được Chúa chúc phước – thay đổi một số điều ). Nó bèn lại đi, đem về 7 quỷ khác dữ hơn nữa  cùng vào nhà  đó mà ở (vào lòng tín đồ); vậy, số phận người ấy sau xấu hơn trước (trước khi tin Chúa). Dòng dõi dữ này (tin chúa nữa vời) cũng như vậy.

 

Khốn thay người thông giáo, Pharisi, là kẻ giả hình! vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để dụ dỗ một người vào giáo phái mình; khi đã dụ được rồi, các ngươi làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai các ngươi” . Mat 23:15  .

Biết bao con cái Chúa khởi đầu rất thuộc linh, nhận được nhiều ơn phước vui mừng, thay đổi, dâng mình hy sinh tận hiến hầu việc Ngài tích cực. Nhưng Sạt-đe không có kế hoạch, không có đường lối môn đồ hóa đúng như Hội thánh đầu tiên Si-miệc-nơ. Họ lại yếu đuối, chán nản, nghi ngờ, thất vọng là điều phải đến như dân Y-sơ-ra-en trong đồng vắng. Con đường xưa em đã đi, giờ em lại đi “ chó liếm lại đồ đã mửa, heo lăn lại nơi vũng sình “.

Thảm họa này phổ thông, như chuyện hàng ngày ở huyện; xảy ra nhan nhản khắp các giáo phái Sạt-đe. Như một tôi tớ Chúa nói “ Không trở nên môn đồ thì phải bội đạo – không trở nên môn đồ thì phải thành côn đồ; đó cũng là quy luật tất yếu thôi. (Số phận nó xấu hơn ban đầu, chính Chúa tiên tri rồi ).

Hơn ai hết, một tiến sỹ Thần học nổii tiếng với gần 30 năm huấn luyện cho hàng ngàn Mục sư, của hàng trăm hệ phái Tin lành (Sạt-đe) khắp thế giới, Tiến sỹ DAVID S. KIRKWOOD tâm sự như một lời tự thú trước lương tâm, trước Chúa và Hội thánh Ngài

“… Lần hồi tôi nhận thấy rằng  mình thật sự dạy những điều ngược lại mục tiêu chung của Đức Chúa Trời về môn đồ hóa, khi tôi dạy quan điểm thời thượng nhất về “ Tin lành thịnh vượng” cho hội chúng …Tôi đã dạy cho hội chúng Hoa Kỳ: Đức Chúa Trời muốn họ sở hữu thêm nhiều của cải. Như vậy, tôi đã dạy tín đồ mình không vâng lời Chúa Giê-xu trong khía cạnh nào đó ( cũng như trăm ngàn mục sư khác trên thế giới đã làm như thế ) .

Từ khi nhận thức mình đã sai trật, tôi đã ăn năn và xin hội chúng tha tội cho tôi.Tôi bắt đầu đào tạo môn đồ, dạy họ mọi mạng lịnh Đấng Christ truyền phán. Tôi làm điều này với sự run rẩy, sợ hãi và nghi ngờ rằng có người trong hội chúng của tôi không thật sự muốn  vâng phục mọi mạng lịnh của Chúa, họ chỉ yêu thích một Cơ-đốc giáo tiện nghi, không đòi hỏi phải trả giá gì cả . …

Điều tôi sợ đã thành sự thật – những tín đồ hữu danh vô thực ,dê đội lốt chiên. Khi tôi kêu gọi họ từ bỏ chính mình, và vác thập tự giá thì một số người giàu đã nổi giận. Với họ Hội thánh chủ yếu là nơi sinh hoạt xã hội với âm nhạc, bia rượu,  nhảy đầm ….Họ chỉ chấp nhận sự giảng dạy nào về sự cứu rỗi chắc chắn và tình yêu Đức Chúa Trời dành cho họ ….Họ không sẵn lòng điều chỉnh cuộc sống để hợp ý chỉ của Đức Chúa Trời nếu điều đó buộc phải trả giá”.

(DAVID S . KIRKWOOD, Người đào tạo môn đồ, nxbtg năm 2008 trang 17)

Có thể nói đỉnh cao của Sạt-đe là  phong trào Ngũ tuần; Ngũ tuần đã mang lại một sinh khí thuộc linh như siêu bão, đã càn quét nhiều rác rưởi bảo thủ, khô cứng, nhàm chán của các hệ phái cơ đốc truyền thống già cỗi.

Nổi bậc nhất phong trào Ngũ tuần là: Ngợi khen, thờ phượng  kiêng ăn, cầu nguyện, đức tin năng động cùng nhiều dấu kỳ phép lạ kèm theo, truyền giáo sâu rộng đem hàng triệu người quy đạo,

Hiệu quả mùa gặt đã đến, số tín đồ thêm vào Hội Thánh  quá sức tưởng tượng; hàng triệu triệu người Châu Phi quy đạo qua các chiến dịch truyền giáo của các hội truyền giáo Hoa Kỳ, Hàn Quốc,Trung Hoa cũng phục hưng  …. Nhưng xin bình tâm nghe lời tâm sự nhà xã hội học DARRROW L MILLER  kể lại câu chuyện thương tâm, mỉa mai của  Giáo sỹ Gary Scheer phục vụ lâu dài ở Rwanda

“ Trước đây vào những ngày chúa nhật, trên khắp các nẻo đường  Rwanda, chúng tôi thường thấy những người láng giềng ăn mặc đẹp đẽ đi bộ đến Nhà thờ. Nhưng năm rồi ( Tháng 4 năm 1994  nạn diệt chủng đã bắt đầu bùng nổ ) cũng chính những người láng giềng này đã tàn sát lẫn nhau. Người Hutus đã tàn sát người Tusis gần nữa triệu người”. ( Darrow L . Miller  Môn đệ hóa muôn dân trang 173 )

Qua hai chứng nhân sống động ở trên, chúng ta rút được bài học: Sạt đe làm được nhiều điều họ muốn (tín đồ hóa); và họ không làm được điều Chúa muốn (môn đồ hóa ).

Ngài cũng đã biết trước và lời tiên tri cho Sạt-đe đã ứng nghiệm đáng sợ .

Chúng ta thử đặt câu hỏi tại sao vấp phải khuyết điểm trầm trọng như thế. Ai cũng đau lòng! Mà tại sao Sạt-đe lại không biết. Vâng, nếu họ biết thì họ đã không còn Sạt-đe nữa và lời tiên tri Ngài đâu còn tiên tri nữa. Chúa biết trước và đã khẳng định

“ Ta biết công việc ngươi; ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết”. Khải 3:1c

b. Ẩn dụ của báu chôn trong ruộng

“ Vương quốc bầu trời giống như của báu chôn trong một đám ruộng kia, một người kia tìm được thì giấu đi, vui mừng trở về nhà, bán hết gia tài mua đám ruộng đó”  Mat 13:44.

Ẩn dụ này có 2 vấn đề chính: đám ruộngcủa quý trong đám ruộng.

Ý nghĩa đám ruộng :

Đám ruộng ở đây là hình bóng mang tính chất thuộc linh; ruộng chính là hình bóng toàn bộ Kinh thánh Tân Cựu ước.

Trong Vương triều Giáo Hoàng đã giấu Kinh thánh; hơn nữa Kinh thánh bằng tiếng La-tinh và Hy-lạp chỉ có học giả cấp Hồng Y, Tổng Giám Mục mới có quyền và có khả năng đọc tham khảo, nhưng vẫn phải đọc giới hạn theo sự kiểm soát của Giáo Hoàng, còn giáo dân  bị cấm tiệt.

Trong 1000 năm, đức tin con dân Chúa trong Hội thánh Thi-a-ti-rơ chỉ dựa trên triết lý hư không của Giáo Hoàng biên soạn theo cố vấn chỉ đạo tối cao của người nữ Giê-sa-bên. Con cái thật của Chúa đã đói khát lời Ngài như nắng hạn chờ mưa; tiếng  kêu than rên siết đã đến tận Ngai Đức Chúa Trời. Chúa đã chuẩn bị giải pháp cho dân Ngài như dân Y-sơ-ra-en sau 400 năm nô lệ cho Pha-ra-ôn Ai-cập.

Martin-Luther một Hồng Y trong giáo triều La mã đã làm công việc giống như Môi-se trong Ai-cập.

Martin-Lu-ther chính là nhân vật mua đám ruộng đó. Chính ông đã hiểu được giá trị của lời Chúa và đã quyết định mua; đã mua với giá quá cao: đổi cả chức vụ, cả mạng sống để dịch Kinh thánh ra tiếng Đức, và các thứ tiếng khác, rồi cho phổ biến khắp nơi.

Kết quả nhiều vua, nhiều con cái Chúa khắp Châu Âu hưởng ứng mãnh liệt cùng trả giá rất đắt để “Mua đám ruộng đó”.

Ý nghĩa của báu .

Trong Kinh thánh chứa đựng muôn ngàn của báu lẫn ngọc quý. Lời Chúa chính là những của báu. Ẩn dụ ở đây giới hạn một số của báu .

Martin-Luther chỉ nhận được một ít của báu, một ít lẽ thật như “tin, người công bình xưng nghĩa bởi đức tin, hay sống bởi đức tin , chống bùa xá tội, Maria không phải mẹ Đức Chúa Trời, hình tượng gớm ghiếc,cấm ăn của cúng hình tượng, tu sĩ được lập gia đình ….

Ông viết 95 luận đề chỉ xoay quanh các vấn đề thuộc sơ học Tin lành. Cám ơn Chúa, chỉ cần một lẽ thật: Người công bình xưng nghĩa bởi đức tin đã đánh gục tổ chức Giáo Hoàng cứu rỗi nhờ công đức, nhờ bùa xá tội, nhờ việc làm từ thiện ….Martin-Luther đã công bố lẽ thật

Xưng công bình bởi đức tin; thực chất lẽ thật này đã có từ thời Ap-ra-ham xuyên suốt Tân ước. Nhưng ngọc quý này đã bị Giáo Hoàng chôn trong ruộng (kinh thánh bị niêm).

Tiếp nối Luther, Chúa dùng nhiều sứ giả phục hưng bổ túc thêm, khai thác thêm nhiều ngọc quý như:  tái sinh, thánh hóa, môn đồ hóa, đầy dẫy Thánh Linh, tiếng mới, ngợi khen thờ phượng v.v.. 300 năm kế tiếp các của báu tiếp tục khai quật, lời Chúa tỏa sáng khắp 5 châu-bốn biển. Dĩ nhiên của báu chôn trong đám ruộng còn rất nhiều.

Ẩn dụ một ít của báu mới được tìm ra trong đám ruộng tương đồng với Hội Thánh Sạt-đe “ ngươi chưa trọn vẹn”; tốt nhưng chưa tốt đủ, tốt nhất.

Một lần nữa lời tiên tri của Chúa lại ứng nghiệm một cách tuyệt vời .

 

6. HỘI THÁNH PHI-LA-ĐEN-PHI ( Khải 3: 7- 13)

    ẨN DỤ NGỌC QUÝ ( Mat 13: 45-46 )

Thi-a-ti-rơ thì độc tài, độc ác, chuyên quyền giải kinh theo tư dục xác thịt của Giê-sa-ben, của Giáo Hoàng.

Sạt-đe thì ngược lại: tự do, tự do quá trớn trở thành vô chính phủ; dân chủ cũng quá đà trở thành hỗn loạn- ngang như cua- cá mè một lứa, giếng bằng ao, tao bằng mầy; cào bằng

a. Hội Thánh Phi-la-đen-phi :

Chữ Phi-la-đen-phi có nghĩa là : anh em, tình huynh đệ, tình yêu thương.

Phi-la-đen-phi chính là bổn thể tuyệt vời nhất của Đức Chúa Trời. Chúa đã giới thiệu Hội thánh này với tất cả sự trọn vẹn 4 bổn tính chung nhất của Đức Chúa Trời: toàn năng, thánh khiết, chân thật và yêu thương

 “..Này là lời phán của Đấng Thánh, chân thật, là Đấng có chìa khóa của Đa-vít, mở thì không ai đóng được, đóng thì không ai mở được”  khải 3:7

Ngài là Đấng trọn vẹn và có quyền làm cho Hội thánh Ngài trở nên trọn vẹn như chính Ngài đã dạy các môn đồ Ngài trước đó

“ Các ngươi phải trở nên trọn vẹn như Cha các ngươi trên trời là trọn vẹn Mat 5:48

Sạt-đe là “Giăng Báp-tít “ ( mở đường) cho Phi-la-đen-phi, Sạt-đe là bước ngoặc rất lớn, là tiền đề cho sự khôi phục Hội Thánh Phi-la-đen-phi trở lại giống như Công vụ sứ đồ.

Phi-la-đen-phi sẽ được khôi phục, sẽ được hoàn thiện ( Môn đồ hóa) như một Tân nương theo ước nguyện của Tân lang  Chúa Jesus.

Đức Chúa Trời đã chọn và huấn luyện Môi-se, Phao lô như thế nào; thì Ngài cũng chuẩn bị những con người để khôi phục Hội thánh Phi-la-đen-phi như vậy.

Vào khoảng năm 1827  John Nel Darby một Mục sư của Anh Quốc Giáo, ông đã thấy sự bại hoại nhiều mặt của các hệ phái cải chánh từ Anh Quốc, cho đến khắp các châu lục; ông đã tự nguyện rời khỏi danh lợi quyền của ba-by-lôn tôn giáo: đi ra sống theo Phúc âm, chịu nghèo khó, sống giản dị với mọi tín hữu trong hội chúng. Darby như ngôi Sao Mai chiếu sáng, dắt đường dẫn lối cho nhiều ngôi sao khác như Wesley (Anh quốc), Nghê-Thác-Thanh (Trung Hoa) cùng tỏa sáng. Hội Thánh Phi-la-đen-phi cứ lớn lên như chồi Ô-li-ve vươn mình hướng về phía trước.

Không có gì ngạc nhiên khi D.M Panton nói “ Phong trào của các anh em và ý nghĩa của nó vĩ đại hơn cuộc cải chánh nhiều”.

b. Ẩn dụ ngọc quý

“ Vương quốc bầu trời giống như một thương gia đi tìm ngọc trai quý; khi đã tim được viên ngọc quý hiếm, người ấy liền bán hết gia tài, mua cho được viên ngọc quý đó” Mat:13:45-46.

Đến đây, ẩn dụ các của báu được tăng cấp giá trị thành  ngọc quý (fine pearls). Người hiểu được giá trị ngọc quý lại là thương gia vốn khôn ngoan trong thương trường. Đại gia  đã dám bán cả  tài sản kết xù để mua viên ngọc quý; qua đó chúng ta thấy giá trị viên ngọc quý hiếm thật vô giá !

Ẩn dụ này quá trùng khớp với Hội Thánh Phi-la-đen-phi là Tân nương tuyệt mỹ lại được trang điểm chờ Tân Lang rước lên xe hoa, mà người đời gọi là đại đăng khoa.

Ngọc quý hiếm cũng như lời Chúa là ngọc quý; mà lời Chúa trong Hội Thánh khôi phục Phi-la-đen-phi là quý nhất. Ẩn dụ trên chỉ mới là các của báu ( treasures ); nhưng ở đây các ngọc quý (Fine peals).

Hội Thánh Phi-la-đen-phi phải khôi phục 4 lẽ thật : yêu thươngchân thậtthánh khiết- quyền năng; những điều này phải có sự khôn ngoan biền biệt bởi sự xức dầu Thánh Linh và phải trả giá đắt mới nhận được. Cũng như ngọc quý hiếm phải có người khôn ngoan tìm kiếm, có nhiều tiền và cũng phải hiểu giá trị mới sở hữu được ngọc quý hiếm này.

 

7. HỘI THÁNH LAO-ĐI-XÊ ( Khải 3: 14-22 )

    ẨN DỤ CÁ LỚN – CÁ BÉ ( Mat 13: 47-50 )

a.  Hội Thánh Lao-đi-xê :

Chữ Lao-đi-xê có nghĩa : Ý kiến tín đồ thườngdân chủ đại nghịtự do vô chính phủhội chúng chế  .

Phi-la-đen-phi như phi cơ hiện đại đang bay bỗng trên bầu trời thuộc linh, như du thuyền 5 sao lướt sóng vượt đại dương hùng vĩ: tự do, bình an, vui thỏa, đắc thắng vinh quang – chẳng ai sánh nỗi cùng ta. Chủ quan kiêu căng, ngạo mạn tưởng ma-quỷ phải cao chạy xa bay,  hút hồn mất vía …..Ta là một, là riêng, là thứ nhất .

Sa-tan cũng đã chuẩn bị tên lửa hành trình Tô-ma-hốc đời mới; nó gieo tư tưởng  vào đầu một số lãnh đạo Phi-la-đen-phi “ Chỉ có các ông, duy các ngài mới hiểu đúng kinh khánh, mới bước đi theo kinh thánh, mới đầy dẫy  Đức Thánh Linh…’’   Nó không ngại ngùng tuyên bố

“ Ta giàu nhất, ta đầy đủ nhất,  ta khiêm nhường nhất, ta thuộc linh nhất, ta không cần bất cứ ai, bất cứ điều gì … Ai cần gì thì hãy đến cùng ta …”  Mọi cái nhất là sở hữu về ta .

Phi la đen phi kiêu ngạo là cha đẻ của Lao đi xê; đang nhiễm khuẩn Sạt-đe: Ta sống- ta ngon lành- ta là số 1.  Bịnh tự mãn tự phụ, bịnh kiêu ngạo thuộc linh tái phát, tái phát cấp báo cao nhất. Chúa cảnh cáo

“ Vả, ngươi nói : ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta … ngươi không biết mình đang khổ sở, nghèo ngặt, đui mù, lõa lồ Khải 3:16-17.

Chúa chúng ta không chỉ ghét tính kiêu ngạo, mà chống cả kẻ kiêu ngạo; Chúa không có một lời khen nào dành cho Lao-đi-xê hết, thậm chí chỉ có quở trách nặng nề. “ Ta nhả ngươi ra khỏi miệng ta”.

Lao-đi-xê ra từ Phi-la-đen-phi nhưng thuộc linh thì tồi tệ hơn cả Sạt-đe, kém cả  Thi-a-ti-rơ.

Phong trào Nghê Thác Thanh ở Trung Hoa đã ảnh hưởng lớn mạnh từ Trung Hoa, sang Đài Loan, rồi đến Hồng Kông. Ở Việt nam thập niên 80 qua những văn phẩm của ông Nghê Thác Thanh, Lý Thường Thụ; Phong trào Hội Chúng địa phương ra đời; hơn 10 Mục sư, truyền đạo từ CMA từ bỏ chức vụ ra sống theo tinh thần anh em như tinh thần Phi-la-đen-phi. Khởi đầu rất tốt, sống chung yêu thương, xưng hô anh em; lối xưng hô mục sư, thầy đã bị lên án nặng nề và đã loại bỏ như kẻ thù không đội trời chung. Những văn phẩm của Ông Nghê, ông Lý được dịch, chép bằng tay chuyền tay nhau, đọc suy gẫm mê say, say mê như người tình không biên giới.  Sách ông Nghê được nâng lên là sách sự sống. Kinh thánh bỏ qua một bên như Công giáo La-mã. Họ phong cho Nghê Thác Thanh là Sứ đồ hơn cả mọi Sứ đồ tiền bối; văn phẩm của 2 ông được nâng cấp thành sách sự sống, là kim chỉ nam, là gối đầu giường ngày đêm trung tín tụng niệm, còn Kinh thánh chỉ để tham khảo  .

Sai lầm lớn của ông Nghê Thác Thanh là không thấy  môn đồ hóa là sống còn của Hội Thánh khôi phục; ông lại quá nhấn mạnh đến Hội thánh địa phương và danh xưng quan hệ giao tế. Còn đệ tử ông thì đọc các văn phẩm của ông vẫn chưa thoát ý, rồi gây dựng Hội thánh thì hô khẩu hiệu, ra nghị quyết bằng các văn phẩm, qua kinh nghiệm thuộc linh của Nghê Thác Thanh ; Duy ý chí như các quan làm chính trị thời nay.  

Họ không hiểu, không chịu học tập, không khiêm nhường kế thừa ơn tổ phụ, lại sống ảo tưởng, tưởng mình là Phi-la-đen-phi-rồi; và máy móc tin ai ở trong tổ chức họ thì tự động thành Phi-la-đen-phi. Không cần hy sinh, cũng không muốn trả giá theo 4 điều kiện của Phi-la-đen-phi. Khẩu hiệu họ đang sống “Đi thờ phượng là đi hưởng thụ Chúa – sống để hưởng thụ  Chúa đã làm xong rồi , không cần ăn năn, không cần nhờ cậy huyết Chúa xóa tội hàng ngày…” gần giống Hội thánh tà giáo ân điển ăn năn một lần đủ cả.

Thuở đương thời của ông Nghê, chính ông Nghê đã cảm nhận các học trò của ông đang có mầm mống Lao-đi-xê: tự mãn, kiêu ngạo. Ông đã  cảnh cáo

“ Chính anh em đang Lao-đi-xê:  …. Điều gì mà chúng ta không có chứ, vì Chúa đã ban ánh sáng lớn nhất cho chúng ta nên chúng ta cần phải thỏa mãn, nếu còn đọc sách những người khác thì thật là phí thì giờ …điều gì người khác có mà chúng ta không có; điều gì chúng ta có thể người khác không có” …  ( Nghê Thác Thanh, sự chính thống Hội Thánh trang 72 ).

Phong trào Hội thánh anh em của Nghê Thác Thanh vừa mới chớm nở đã vội sang ngang; chân trái mới đụng Phi-la-đen-phi thì chân phải đã thò qua Lao-đi-xê. Một người anh em kỳ cựu trong hội chúng đã thốt lên lời đau đớn “ ước gì anh em được Lao-đi-xê thì quá phước; anh em lại một chút Sạt-đe, một chút Phi-la-đen-phi, một chút Lao-đi-xê” anh em là thịt ba rọi, anh em như 3 ông táo.

Sai lầm lớn nhất của Ông Nghê Thác Thanh là không có chiến lược ‘’ Môn đồ hóa ‘’, chỉ có một mớ lý thuyết suông “ ảo tưởng – kẹo bông gòn – phù đổng thiên vương”. Sai lầm tiếp theo hội chúng địa phương không kế thừa tổ phụ  ôn cố tri tân, còn xem các hệ phái là Babylon phải tránh xa như phung cùi hủi để khỏi phạm tội thỏa hiệp tôn giáo.   Chủ trương bế môn tỏa cảng với mọi hệ phái. Hậu quả con trai không lấy được vợ; con gái không lấy được chồng; kết thúc phải lấy cả người ngoại hay chấp nhận kết hôn với “Babylon” bất đắc dĩ. Còn nhiều điều sai lầm đau lòng khác có dịp sẽ nói thêm.

Đường lối của ông Nghê ảo tưởng mơ hồ “ ăn cơm dưới đất, nói chuyện hoang đường” cũng như phong trào Sinh viên CampCrusade of Christ của Bill Bright.

b. Ẩn dụ  Cá lớn – cá bé .

“ Vương quốc bầu trời ví như  tay lưới thả xuống biển, bắt đủ mọi thứ cá. Khi lưới được đầy rồi, kéo lên bờ; rồi chọn cá tốt để riêng, cá nhỏ quăng đi”  Mat 13:47-48.

Ẩn dụ này chính là hình bóng  công việc tuyển chọn môn đồ. Nhiều người được gọi ( tín đồ ) nhưng ít người được chọn ( môn đồ )

“ Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, lắm kẻ vào. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít”  Mat  7:13-14.

Câu chuyện này nghĩa đen ai cũng hiểu được, nhưng đây là lời tiên tri vô cùng quan trọng cho tình trạng thuộc linh của Lao đi xê. Hội Thánh Lao đi xê  nhận rất nhiều điều …. “ lưới đầy cá” nhưng họ quên Chúa còn sàng lọc, tuyển chọn như Ngài đã chọn 12 sứ đồ. Tuyển chọn cá lớn, cá tốt “bình bằng vàng, bằng bạc”; còn cá nhỏ, cá xấu phải loại ra ngoài  “ bị loại ra ngoài nơi nghiến răng khóc lóc – không được dự tiệc cưới Chiên con”.

Không phải hô khẩu hiệu um-ba-la thì ra phi-la-đen-phi; không phải ở trong phi-la-đen-phi thì đương nhiên thành phi-la-đen-phi. Chúa phán

“ Kẻ nào thắng, Ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời Ta, và người không ra khỏi đó nữa”  Khải 3:12

khi nói kẻ nào thắng, cũng có nghĩa có kẻ bại.

Hội Thánh Lao-đi-xê hâm hẩm “ Ta sẽ nhả” và còn ẩn dụ cá nhỏ “ bị quăng lại xuống biển”. Cả hai song hành, hợp nhất thật lời tiên tri đã được ứng nghiệm như câu chuyện phim  .

Sớt lịch s 17 thế kỵ̉i Thánh của Đức Chúa Tri

Lịch sử Hội thánh trải qua 5 thời kỳ từ Ê-phê-sô cho đến Sạt-đe, cùng với 5 ẩn dụ chúng ta đã khám phá những lời tiên tri đã ứng nghiệm. Thật chỉ biết nói cám ơn Chúa đã mở mắt để thấy sự lạ lùng trong luật pháp Ngài. Tôi xin minh họa 5 thời kỳ của 17 thế kỷ Hội Thánh Chúa đã trải qua với bao nỗi thăng trầm và đã tồn tại một cách diệu kỳ mầu nhiệm như chuyện huyền thoại 1001 đêm của Mê-đô-ba-tư: Câu chuyện về con sư tử Giu-Đa.

Hội Thánh  Ê-phê-sô : ví như sư tử Giu-Đa tuổi đang thì. Tình yêu ban đầu như hỏa diệm sơn đang bốc lửa, với sức sống mãnh liệt của chúa sơn lâm; Phúc âm Vương quốc đã mở rộng  từ Châu Á sang Châu Âu- Châu Phi chỉ trong khoảng thời gian  63 năm. Thời công vụ sứ đồ.

Hội Thánh Si-miệc-nơ: sư tử Giu-đa thêm sức mạnh của tình yêu cháy bổng, là sự nhẫn nại, dẻo dai, sự chịu đựng gian khổ như một chú trâu, chú ngựa. Sư tử Giu-đa rất thỏa lòng để nhận đắng cay, mộc dược, hầm mộ, giàn hỏa tuận đạo.

200 năm tiếp theo thế kỷ thứ 2 và 3: thời hầm mộ

Hội Thánh Bẹt-găm : sư tử Giu-đa năm xưa lại bị mắc bẫy bởi triết lý đạo Ba-la-am và Ni-cô-la: tiền-tình-danh vọng. Balaam – Ni-cô-la đã khuất phục, thống trị  Ngài sư tử Giu-đa.

Sa-tan đã rước sư tử Giu-đa vào sở thú để làm cảnh cho khách du lịch mua vui. Hàng ngày khỏi khổ công săn mồi vất vả, lại được nuôi theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Cây cải không còn bản chất nhu mì yếu mềm cho sự sống hàng ngày; nó đã thành cây cổ thụ vươn lên vút trời cao, cao ngạo với đời. Cũng như  Sư Tử không còn oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm, nó đã biến đổi gen cũng như cây cải mềm yếu biến  thành cây cổ thụ; cả hai đều biến đổi không bình thường, nghịch quy luật tiến hóa của Đức Chúa Trời.

Thời đại Constantin thế kỷ 4 đến 7.

Hội Thánh Thi-a- ti-rơ:  sư tử Giu-đa nằm ăn, nhàn hạ riết thấy ghiền, yên nghỉ  trong lồng vàng, chuồng tía; được huấn luyện thành đoàn xiết; nó được phê bạch phiến, thuốc lắc và  trở nên dễ thương ngoan hiền như chú thỏ chú mèo. Nó cũng làm đủ thứ xiệc nhảy múa theo nhịp đàn, mua vui cho khắp muôn dân bá tánh.

Bột nguyên thủy đã được pha men đổi chất và nổi phồng lên thành đống bột sình. Thời kỳ Giáo Hoàng thế kỷ 7 đến 17 .

Hội Thánh Sạt-đe : đã thấm thía cảnh cá chậu chim lồng, ăn không ngồi rồi. Sư tử Giu-đa bắt đầu nhớ rừng, ước mong được trở lại chúa sơn lâm sau 1000 năm trong vườn bách thảo, lại bị đầu độc thuốc phiện khiến thân thể mỏi mòn, ý chí suy sụp.

Sư tử Giu-đa năm xưa giờ được sổ chuồng, phải tập tành lại từ đầu, nó tập săn mồi  trong vườn của người dân tộc; nó cũng làm cho heo bò gà vịt trong vườn nhà ai kinh khiếp. Đây là thời kỳ chuyển tiếp sư tử phục hồi sức mạnh vốn có của chúa sơn lâm.

Sư tử Giu-đa chưa hình dung lại, chưa khôi phục lại được sự oai nghi của bờm, tiếng rống kinh hoàng của chúa sơn lâm; nó cũng đã quên những món thịt rừng tươi sống của nai, hươu, bò, heo …Thời kỳ cải chánh Martin-Luther thế kỷ thứ 17

Kết lun:

Xuyên suốt thực trạng thuộc linh 7 Hội Thánh khải huyền và 7 ẩn dụ Mat:13. Chúng ta khám phá những điều thú vị: Đức Chúa Trời toàn tri, Ngài biết trước lịch sử Hội Thánh 2000 năm sẽ phải xảy ra, và những điều đó cũng đã ứng nghiệm. Nhưng Ngài cầm 7 sứ giả và điều khiển Hội Thánh của Ngài theo ý muốn tốt lành của Ngài; cũng như thế giới cũng phải chuyển động theo như Ngài đã dự ngôn. Đức Chúa Trời đang điều khiển cả Hội Thánh lẫn thế gian chống lại Ngài.

Bốn Hội Thánh từ Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Phi-la-đen-phi,  Lao-đi-xê sẽ còn tồn tại cho đến khi Chúa tái lâm.

Chúng ta được một phước hạnh rất lớn là được sống trong thời kỳ cuối rốt, được tự do chọn lựa Hội Thánh tốt nhất “Phi-la-đen-phi”. Việc quan trọng nhất của mỗi chúng ta là phải biền biệt, suy gẫm cẩn thận lời Chúa để không mắc bẫy vào Lao-đi-xê. Cầu xin Chúa cứu chúng ta , cho chúng ta có lỗ tai thiêng liêng để nhận ra được đâu là phi-la-đen-phi thật .

 

ĐỒ LỊCH SỬ HỘI THÁNH

1. HT Ê-PHÊ-SÔ – NGƯỜI GIEO GIỐNG : CVSĐ – năm 53 đến 96

2. HT SI-MIỆC-NƠ- GIEO CỎ LÙNG:  200 năm sau – năm 96 đến 313

3. HT BẸT-GĂM – CÂY CẢI THÀNH CỔ THỤ: thời Constantin – Năm 313 đến thế kỷ thứ7

4. HT THI-A-TI-RƠ- MEN ĐÀN BÀ : Công giáo – TK 7 đến 17 (1685)

5. HT SẠT-ĐE – CỦA BÁU TRONG RUỘNG:  Cải chánh – TK17 đến 20

6. HT PHI-LA-ĐEN-PHI – NGỌC QUÍ:  HT khôi phục – TK 20 đến nay                                         

7. HT LAO-ĐI-XÊ – LỌC CÁ LỚN:  HT kiêu ngạo – TK 20 đến nay

 Ms: Nguyễn Duy Thắng

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

7 thoughts to “Chương III: Tiên tri lịch sử Hội thánh đã ứng nghiệm”

  1. Con người hơn nhau ở đích cuối cùng. Đừng tự hào những gì mình đang có, mà hãy nhìn vào Vương Quốc Chúa những gì mình sẽ nhận lãnh. Đừng sợ những gì người khác quan tâm mà quam tâm những gì mình chưa thỏa lòng. Chúa luôn muốc chúng ta thành công, và đi đầu trong mọi sự. OK God with you

  2. Cám ơn bạn đã tìm được niềm vui của hy vọng. Chúng tôi ước mong sẽ giúp các bạn them những thông ngạc nhiên khác. Đức tin cũng là một sự đầu tư kinh doanh. Hãy tranh thủ vay được nhiều vốn không lãi suất, và làm lợi bội lần. Chúa muốn mỗi chúng ta là những Buget, những thương gia đi đầu, mang lại hạnh phúc đích thực cho thế gian không niềm tin, không có sự trông cậy. Mong bạn đến nhận 5 talang và phải lãi 100%. Nhớ đến tôi, mời Ca phê sáng OK

  3. Nhanh lên, ra khỏi URL tôn giáo,nhanh chân vượt rào những vườn treo ba-bi-lôn thế gian hư không. Tất cả chỉ làm mồi cho lửa.
    Chúa đang đảm bảo nho, cùng trái cây đượm sữa và mật cho bạn: Bạn chỉ tin và làm theo. Chúa Jesus đã hứa ” Ai tin Ta thì làm việc Ta làm và còn lớn hơn” Amen. Không gì khó với Ngài chỉ lòng chúng ta quá yêu cái tôi đáng ghét, yêu cái thói quen tin ngưỡng của con người.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.