CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VƯƠNG QUỐC
Trước khi núi non chưa sinh ra và trời đất chưa dựng nên, loài người chưa có trên mặt đất; Đức Chúa trời đã là Thượng Đế- Ngài là Vua muôn vua – Chúa muôn Chúa. Toàn cõi vũ trụ là Vương quốc của chính Ngài.
Đức Chúa Trời đã sáng tạo vũ trụ và loài người vì cớ Ngài và sự vinh hiển của Ngài. Ngài sáng tạo loài người theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài để đồng công với Ngài trong sự cai trị muôn loài, muôn vật của cả hoàn vũ. Đó cũng là mục đích trường cửu – ý định đời đời của Đức Chúa Trời .
A-đam tổ phụ chúng ta đã bội nghịch lời giao ước, theo lời dụ dỗ con rắn; uy quyền quản trị đã rơi vào sa-tan, ma qủy. Đức Chúa Giê-xu đã lấy lại trên thập tự giá hơn 2000 năm trước. Vương quốc Hội Thánh Đức Chúa Trời được khôi phục và tồn tại đầy vinh quang và cay đắng.
Thuật ngữ Vương quốc của Đức Chúa Trời (Kingdom of GOD) – Vương quốc bầu trời (Kingdom of heaven)
Chữ Kingdom: Vương quốc, các bản Kinh thánh thường dịch: nước.
Chữ Heaven: bầu trời, tầng trời, khoảng không tầng trời thứ nhất; là khoảng không bao quanh, chịu sức hút trái đất, cao khoảng từ 300 đến 500km.
Vậy Kingdom of heaven nên dịch Vương quốc bầu trời hay Vương quốc tầng trời .
Các bản Kinh thánh dịch là: Nước thiên đàng, nước Trời hay nước Đức Chúa Trời. Do dịch không được chuẩn về ngữ nghĩa tiếng Việt, lại sai cả nghĩa thuộc linh; đã đem đến sự hiểu sai, hiểu lầm về ý nghĩa thuộc linh Vương quốc của Đức Chúa Trời rất đáng tiếc.
Chữ Heaven không thể dịch: thiên đàng được vì chữ thiên đàng có ngữ nghĩa hoàn toàn khác với ý nghĩa bầu trời. Nếu dịch heaven là thiên đàng thì sáng thế ký phải dịch “ ban đầu Đức Chúa Trời sáng tạo các thiên đàng và trái đất”(In the beginning God created the heavens and the earth), nghe thật chói tai vô nghĩa; hay Phao-lô đã lên thiên đàng thứ 3 ( các bản dịch tầng trời thứ 3 ).
Theo ngữ nghĩa: Thiên đàng là từ Hán Việt; Thiên là Trời; Đàng hay đường là nơi thờ phượng (Tổ đường, từ đường, giáo đường). Như vậy thiên đàng: là nơi thờ phượng ở trên trời.
Nơi thờ phượng ở trên Trời Kinh thánh gọi là Ngai hay Ngôi (Thron).Trong ý nghĩa này Vương quốc thiên đàng là Vương quốc của nơi thờ phương trên trời; các bản dịch Vương quốc thiên đàng vừa sai cả tự nghĩa, vừa không chuẩn với phạm trù thuộc linh; từ đó sự nhận biết Vương quốc của Đức Chúa trời càng thêm sai lệch.
Paradise cũng không phải là thiên đàng hay Vương quốc. Chữ Paradise: lạc viên là “nơi yên nghỉ của các thánh đồ sau khi chết” “ hôm nay, ngươi sẽ ở với Ta nơi Paradise” . (Luca 23:43) “ Được đem lên chốn Paradise, nghe những lời không thể nói, mà không có phép cho người nào nói ra” 2Cor 12:4
Thuật ngữ thiên đàng là một ý niệm của dân ngoại đã tồn tại lâu đời trước Chúa giáng sinh: thiên đàng là ước mơ một cuộc đổi đời, hạnh phúc sung sướng, đầy đủ tiện nghi, giàu sang phú quý. Hay thiên đường là cõi bồng lai tiên cảnh, cửu tuyền chín suối, niết bàn mơ hồ viễn vông ảo ảnh….
Các nhà thơ, nhà văn thường dùng chữ thiên đàng như cảm hứng khoái lạc, sự thành công thành đạt, hay sự thất vọng chán chường, nói gàn, nói bướng .
Tố hữu nói “ Đời đâu bỗng chốc hóa thiên đàng”
Vũ Hoàng Chương: “ Nhận tôi đi dù địa ngục hay thiên đàng” .
Ý nghĩa Vương quốc trong Kinh thánh khác hơn nhiều so với ý nghĩa thiên đàng trong dân gian.
Vương quốc là một nước, một quốc gia theo thể chế Quân chủ: Vua toàn quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước: Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp thuộc vua .Vua muốn thương ai tùy vua; muốn ghét ai tùy vua ( Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung ).
Vua gọi là Quốc Vương hay Hoàng Đế . Còn một nước theo thể chế quân chủ ( vua lãnh đạo) gọi là Vương quốc .Người ta nói vương quốc Bỉ, vương quốc Thái Lan, vương quốc Anh. Không ai nói vương quốc Mỹ hay vương quốc Pháp( vì các nước này không theo chế độ nhà vua). Người ta nói Quốc vương Thái Lan thăm Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; không ai nói vương quốc Thái Lan thăm Hoa Kỳ .
Vương quốc ( Kingdom ) là lẽ thật đặc biệt quan trọng, Giăng Báp-tít khởi sự giảng “ hãy ăn năn, vì Vương quốc tầng trời đã đến gần”(Repent kingdom of heaven is near) . Chính Chúa Giê-xu cũng khởi sự giảng như vậy .
Trong sách Ma-thi-ơ chữ Vương quốc tầng trời lặp lại 53 lần. Nhiều học giả Kinh thánh gọi sách Ma-thi-ơ là sách Vương quốc và Chúa Giê-xu đã giới thiệu Ngài là Quốc vương, Đức Chúa Trời là Phụ Vương. Trái đất là Vương quốc của Ngài. Các ẩn dụ đều đề cập về Quốc vương và Vương quốc .
CHƯƠNG II : CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH VƯƠNG QUỐC
Có 7 thuật ngữ Vương quốc :
1. Vương quốc thầy tế lễ thượng phẩm (Kingdom of Priests)
Theo ý định ban đầu, Đức Chúa Trời đã có chương trình cứu chuộc toàn thể loài người “ Ta sẽ làm cho mày cùng người nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mày, còn mày sẽ cắn gót chân người” (Sáng 3:15) .
Thông qua dân Y-sơ-ra-en Chúa cứu toàn nhân loại
“ Vậy bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta trọn vẹn và giữ mọi giao ước Ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về Ta, vì cả thế gian đều đã thuộc về Ta, các ngươi sẽ thành một Vương quốc tế lễ” ( you will be for Me a kingdom of priests ), cùng một dân tộc Thánh cho Ta” (Xuất 19:5-6).
Chúa muốn toàn dân tộc Do Thái làm thầy tế lễ thượng phẩm cho toàn nhân loại, vì Ngài muốn cứu hết thảy loài người .
Nhưng dân Y-sơ-ra-en phản loạn, bội giao ước, thờ bò vàng (xuất 32 ) Đức Chúa Trời một lần nữa phải thay đổi kế hoạch: chỉ giữ A rôn và dòng giống ông làm thầy tế lễ thượng phẩm, chi phái Lê-vi phụ tá; còn tuyển dân bội nghịch mất chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm theo ý định ban đầu.
2 . Vương quốc tầng trời (Kingdom of heaven)
Chúa Giê-xu dùng hầu hết trong sách Ma-thi-ơ, các ẩn dụ về Vương quốc tầng trời ám chỉ giới hạn không phận Vương quốc là khoảng không bao bọc và chịu sức hút của trái đất. Chữ heaven ở thể số ít.“Đức Chúa Trời đặt tên khoảng không là bầu trời (heaven)” ( Sáng 1:8)
Vương quốc tầng trời chính là Hội thánh của Đức Chúa trời và Vương quốc 1000 năm bình an ở trái đất nầy . Vương quốc bầu trời chỉ giới hạn trong trái đất này.
3. Vương quốc các tầng trời (Kingdom of heavens)
“ Ban đầu Đức Chúa Trời sáng tạo các tầng trời và trái đất” (In the beginning God created the heavens and the earth).Các tầng trời đồng nghĩa với vũ trụ (Universe) ( Sáng 1:1).
Các tầng trời bao gồm toàn thể các thiên hà của vũ trụ vô thủy vô chung. Vương quốc các tầng trời là ý định khởi đầu và sẽ được hình thành sau 1000 năm. Vương quốc các tầng trời còn gọi Vương quốc trời mới – đất mới – Giê-ru-sa-lem mới – vương quốc Cha – vương quốc đời đời “
4. Vương quốc thuộc linh chính là Hội Thánh
Các môn đồ nhiều lần hỏi Ngài Vương quốc Ngài khi nào đến. Chúa Giê-xu trả lời “ Ta là Vương quốc, Ta ở đâu Vương quốc ở đó – Vương quốc Ta ở trong lòng các ngươi” (Lu 17:20) .
Vâng Chúa là Quốc vương và Ngài cũng là Vương quốc. Sau khi Chúa phục sinh, Ngài mở mắt cho môn đồ hiểu Kinh thánh. Chúa phán “ Bình an cho các ngươi-hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh” ( Giăng 20:22) .
Sứ đồ Phao-lô cũng kinh nghiệm Chúa Giê-xu là Vương quốc bình an
“ Vương quốc của Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn – uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức thánh Linh” (Rô-ma 14:17).
5. Vương quốc 1000 năm bình an
Vương quốc 1000 năm bình an còn gọi Vương quốc Con ( kingdom of Son )
“ Song những người ấy sẽ làm thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ, cùng sẽ trị vì với Ngài 1000 năm” (Khải 20: 6c) . Vương quốc 1000 năm ở trên trái đất này.
Sau 1000 năm, Chúa Giê-xu giao Nước lại cho Đức Chúa Cha (Phụ Vương)
“ Kế đó, cuối cùng sẽ đến, là lúc Ngài giao Vương quốc lại cho Đức Chúa Trời là Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi đế quốc, mọi quyền cai trị,và mọi thế lực” (ICor 15:24) .
6. Vương quốc Đức Chúa Trời (Kingdom of God)
Các sách Tin lành: Ma-thi-ơ, Mac, Lu-ca, Giăng về sau; phần nhiều Kinh thánh dùng Vương quốc của Đức Chúa Trời .
Vương quốc Đức Chúa Trời là tổng bao hàm các Vương quốc, vì chính Ngài là Quốc vương lẫn Vương quốc; Ngài là Chúa, là chủ Vương quốc các tầng trời và cả Vương quốc đời đời.
7. Vương quốc đời đời (Eternal Kingdom)
Vương quốc đời đời là hình bóng nói về sự vĩnh hằng của Vương quốc Đức Chúa Trời. Ngài muốn khẳng định Nước Ngài không có thời gian, không gian, không ngày không đêm, không tháng, không năm, không biên giới, không thay đổi – duy nhất – bền vững- vĩnh hằng .
“Các ngươi được dự phần vào một vương quốc không bao giớ rúng động” ( Hêb 12:28 )
“Vương quốc Ngài còn đến đời đời – tồn tại vĩnh viễn” (Đa ni ên 4:3).
Tóm lai : Qua 7 biểu hiện, 7 đặc trưng Vương quốc; chúng ta thấy mỗi biểu hiện có ý nghĩa khác nhau, đặc thù khác nhau. Phạm trù và ý nghĩa Vương quốc rất khác biệt với ý nghĩa thiên đàng. Chúa Giê-xu không thiết lập thiên đàng và trong nguyên văn Kinh thánh không có chữ thiên đàng.
Cảm tạ Chúa đã dùng MS về sứ Điệp Vương Quốc Nước Đức Chúa Trời tuyệt vời, em học nhiều và ghi chép lại. Ngày nay Hội Thánh và các lãnh đạo trong HT bị phu tù babylon ( ăn gì uống gì mặc gì) hiếm lãnh đạo nào hiểu nổi sứ điệp Tin Lành Vương Quốc Nước Đức Chúa Trời thích nghe Tin Lành cứu rỗi giải cứu chữa lành…Em vui mừng cho MS nhận quyền trưởng nam mới dậy dỗ và mở rộng Vương Quốc Ngài.
Trước hết tôi xin cảm ơn quý mục sư cùng những người trong ban biên tập. Thật công khó của tất thảy thật đáng quý biết bao!
Tôi cũng có đôi dòng tâm sự:
Thật ra, Chúa Jesus cũng đã nói rõ rồi. Phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy Chúa. Cũng một thể ấy, khi đến với Chúa thì chúng ta cũng phải lấy tâm thần lẽ thật mà hướng về Chúa để THAY ĐỔI CÁI NHÌN CỦA CHÚNG TA, KHÔNG ĐỂ NHỮNG ĐỊNH KIẾN CỦA CON NGƯỜI CHI PHỐI MÀ NHÌN NHẬN THEO CÁCH CHÚA NHÌN NHẬN.
Gương người xưa còn đó, là các thầy thông giáo và người Pharisee. Họ có phải không hướng về Chúa, không tìm cầu Chúa không? Tôi không tin rằng trong dòng ấy chẳng có lấy một người nào thật tâm tìm kiếm Chân Chúa. Sứ đồ Phao-lô là một minh chứng cho điều này. Nhưng tại sao họ lại bị Chúa Jesus lên án? Bởi vì họ đã lấy cái lý trí mình mà gán ghép, áp đặt lên Kinh Thánh. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng tình trạng khi đó cũng giống như bây giờ, tức là Kinh Thánh cũng vẫn lưu truyền nhiều bản, như bản Bảy Mươi, bản các cuộn Biển Chết… thậm chí là các nguy kinh nữa. Họ chỉ dừng lại ở mức độ suy đoán dựa trên chữ nghĩa, tức là chỉ dừng lại ở cái bề ngoài mà không tiến vào sâu bên trong được. Vậy nên có kẻ từ đó mà sanh ra đủ thứ các tâm xấu, như kêu ngạo, lên mình… từ đó dẫn đến việc họ “đoạt lấy chìa khóa của sự biết, chính mình không vào, mà người khác muốn vào, lại ngăn-cấm không cho!” (Lu-ca 11:52), và bị Đức Chúa Trời lên án.
Tôi rất quý tấm lòng của quý mục sư cùng toàn thể anh chị em. Vậy nên tôi cũng xin mạo muội mà nói ra những lời từ tận đáy lòng này. Xin quý vị nhìn lại tấm gương của người xưa mà tránh đừng đi theo vết xe đổ của họ. Tại sao trong 4 sách Phúc Âm, rất nhiều hành động, cùng cử chỉ lời nói của Chúa Jesus có khi lại có vẻ như ngược lại với Kinh Thánh vậy? Hãy nhớ điều Ngài nói, Ngài sẽ phá thành này và xây lại trong vòng ba ngày! Chúng ta hãy tự hỏi chính mình rằng, trong lòng chúng ta đã xây biết bao nhiêu thành rồi? Xin Chúa giúp đỡ chúng ta phá bỏ nó. Phải thực hành cái đức bỏ mình, hạ mình mà Chúa Jesus đã nhấn mạnh trong 4 sách Phúc Âm thì mới tránh được con đường của các thầy thông giáo – Pharisee vậy.
Đọc bài viết này, tôi bất giác cảm thấy rất buồn. Thiết nghĩ rằng từ ngữ mà chính Đức Chúa Trời đã dùng thì chắc chắn là phải đúng chứ? Mà có vẻ nó cũng sai thật nhỉ, thành ra những từ nào khác dùng để chỉ về vấn đề mà từ đó nói tới cũng là sai luôn chứ nhỉ? Tại sao vậy? Vậy thì thế nào là đúng, thế nào là sai? Nếu các vị đã đọc tới đây rồi thì xin quý vị đừng để lòng mình nảy sinh hàng loạt các bản ngã xác thịt lên. Xin quý vị cứ bình tĩnh lại, bởi những điều đó không bao giờ đến từ Chúa cả.
Các từ ngữ mà bài viết liệt kê, thậm chí là từ “Vương Quốc Đức Chúa Trời”, và mở rộng ra là toàn bộ mọi từ ngữ khắp các ngôn ngữ để nói về cùng một điều này, nếu nói nó đúng thì nó sai, mà nếu nói nó sai thì nó cũng đúng luôn. Đúng cũng là nó, sai cũng là nó, không đúng không sai chẳng là nó, bởi lẽ không có một ngôn ngữ nào có thể diễn đạt được điều đó. Nếu Chúa Jesus thật sự muốn nói về Thiên Đàng, thì có lẽ Ngài sẽ nói: Nước Thiên Đàng là như thế này, rồi Ngài dừng bặt tất cả mọi sự lại, không nói gì, có chăng Ngài chỉ nở một nụ cười. Và hành động đó chính là Thiên Đàng! Thiên Đàng không có thể tài nào nói ra bằng bất kỳ ngữ ngôn nào của loài người. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng Chúa đã đến vì tình yêu thương lớn lao của Ngài để cứu chuộc nhân loại, nên Chúa đã mượn từ ngữ của loài người để tạm nói cho con người có thể hiểu được, hình dung được. Vậy nên, khi bản dịch 1925 được dịch, Đức Chúa Trời đã dùng từ Thiên Đàng làm phương tiện cho người Việt có thể nắm bắt được điều Chúa muốn nói tới. Không phải cụ Phan Khôi dùng từ Thiên Đàng, mà chính Đức Chúa Trời sử dụng. Trong đức tin Cơ Đốc, Cơ đốc nhân luôn xác quyết rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng, Toàn Tại, Toàn Tri là Đấng tể trị trong mọi sự. Vậy nên, các bản Kinh được viết ra đều ở dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời.
Như vậy, điều gì là vượt lên trên tất cả điều đó? Mọi sự lý luận của lý trí con người đều là những điều ngu dại trước mặt Đức Chúa Trời. Rất, rất nhiều điều ẩn chứa trong đó mà Đức Chúa Trời mong mỏi có người dốc hết lòng sấn tới, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà gõ cửa thì Chúa nhất định sẽ trả lời. Và chắc chắn đó sẽ là câu trả lời vượt quá suy tưởng của con người. Những mong rằng, tất cả mỗi người trong chúng ta rồi sẽ không còn chạy theo những cái lăng xăng của đời này mà điều chỉnh mình theo đúng cách nhìn của Chúa. Những mong tất thảy chúng ta có thể dừng lại hành động bới lông tìm vết vô nghĩa này mà quay lại với chính Chúa.
Có đôi lời nêu lên để hết thảy mỗi chúng ta đều có dịp để suy nghĩ lại, mà vượt thoát mọi xiềng xích mà đến với Chân Chúa. Mọi sự, nếu là lấy lý luận, định kiến của con người thì mãi cứ là một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát.
Muốn thật hết lòng. Amen.
Cám ơn MS vì những bài học về thuộc linh rất sâu sắc, ý nghĩa và theo sát kinh thánh.
thanks