BẢN NGÃ
MỤC LỤC
Chương I: BẢN NGÃ LÀ GÌ?
Chương II: CẤU TẠO BẢN NGÃ
1/ Cấu tạo hồn con người
a/ Tâm trí
b/ Tình cảm
c/ Ý chí
2/ Sự khôn ngoan vô hạn của hồn
3/ Hồn trở nên bản ngã
4/ Sự phát triển bản ngã
a/ Tuổi tác.
b/ Di truyền
c/ Môi trường xung quanh
5/ Biểu hiện bản ngã
Chương III: HÌNH BÓNG BẢN NGÃ
1/ Hình bóng từ Ê-díp-tô qua Ca na an
2/ Hình bóng thành Giê-ri-cô
3/ Hình bóng thành A-hi
Chương IV: 31 VUA BẢN NGÃ
1/ Ý riêng
2/ Xưng công bình riêng
3/ Tình yêu thiên nhiên
4/ Khiêm nhường giả bộ
5/ Nhân quyền
6/ Dân tộc tính
7/ Truyền thống
8/ Địa vị
9/ Thầy đời
10/ Thích làm đầu: Đi-ô-trép
11/ Tự tín
12/ Nghề nghiệp
13/ Tự tôn
14/ Tự ái
15/ Tự ti
16/ Tự thỏa mãn
17/ Tu sĩ, Mục sư
18/ Quân tử Tàu
19/ Hoài cổ
20/ Ân tứ, đức tin
21/ Sắc đẹp, học giỏi, thông mimh
22/ Tôn giáo
23/ Bệnh sĩ
24/ Ham mê công tác
25/ Chết vinh hơn sống nhục
26/ Từ thiện
27/ Cố chấp
28/ Thích nổi tiếng
29/ Kiêu ngạo thuộc linh ( Lao đi xê)
30/ Cường điệu hóa
31/ Chỉ ban cho, không nhận lãnh
Chương V: CÁCH DIỆT 2 THÀNH VÀ 31 VUA
1/ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ THẮNG BẢN NGÃ
a/ Dọn mình thánh sạch
b/ Đức tin liều mình
c/ Phải chịu tỉa sửa
d/ Phải có môn đồ thật và Hội thánh địa phương giúp đỡ
2/ CÁCH ĐÁNH THÀNH GIÊ-RI-CÔ:
a/ Thành Giê ri cô vững chắc, đóng chặt
b/ Nhịn nhục đến điều
c/ Đức Chúa Trời cho Giê ri cô sụp đổ
d/ Phải dâng vàng bạc của Giê ri cô cho Đức Chúa Trời
3/ CÁCH ĐÁNH THÀNH A-HI:
a/ Không được chủ quan, cẩu thả
b/ Bài học diệt A can
c/ Thái độ của Giô suê
4/ CÁCH DIỆT 31 VUA BẢN NGÃ: 5 bước
a/ Bước 1: nhốt kẻ thù trong hang
b/ Bước 2: Đức Chúa Trời bịt hang
c/ Bước 3: Đức Chúa Trời mở miệng hang
d/ Bước 4: Đạp chân lên cổ kẻ thù
e/ Bước 5: diệt chết – chôn
5/ CÁC DÂN CÒN SÓT LẠI:
BẢN NGÃ
CHƯƠNG I: BẢN NGÃ LÀ GÌ?
Loài người đã đến được sao hỏa- đã làm ra biết bao nhiêu điều mới lạ vượt cả sự suy nghĩ. Tất cả đều do bản ngã sản sinh.
Vâng, bản ngã là cái gì mang đến cho nhân loại tột cùng của sự khôn ngoan.
Bản ngã cũng sản sinh ra tội lỗi, tội ác mà loài người khó có thể lý giải tại sao?
Chỉ có Thánh Linh, qua Kinh thánh, Chúng ta mới có câu trả lời thấu tình đạt lý. Tôi cậy ơn Chúa qua cựu ước đến tân ước, hy vọng giúp quý vị thêm vào sự nhận biết những lẽ mầu nhiệm của sự khôn ngoan sâu thẳm con người: bản ngã đưa con người lên tận chín tầng mây; nó cũng đưa loài người xuống chín tầng địa ngục!
Bản ngã là gì ?
Về phương diện ngữ nghĩa:
Bản hay bổn là cái gốc, nguồn phát sinh.
Ngã: là cái tôi, cái riêng độc đáo của mỗi con người; mỗi người mỗi cái tôi không ai giống ai!
Bổn ngã: là nguồn gốc phát sinh cái tôi của mỗi người riêng biệt, độc đáo. Bản ngã là cội nguồn của những nét đẹp cá nhân tạo nên văn minh, văn hóa của xã hội loài người. Nói như cụ Nguyễn Du
“ Một người một vẽ, mười phân vẹn mười”
Bản ngã hay đại ngã chính là cái tôi: cái tôi thật đáng thương, đáng kính; nhưng bản ngã cũng là cái tôi thật đáng ghét, đáng nguyền rủa. Vì chính nó mang lại cho chúng ta biết bao đau thương khốn nạn, nó là nguồn của sự chết.
Tiếng Việt chữ TÔI thật phong phú. Chỉ thêm dấu huyền thành tồi, thêm dấu sắc trở nên tối ; xuống dấu nặng sẽ thành tội.
Quả thật chữ TÔI là trung tâm, là nguồn phát sinh “tồi, tối, tội” .
Cái tôi ai cũng lên án, nhưng ai cũng yêu, cũng sống chết bảo vệ đến cùng; đây là vấn nạn cho toàn thể nhân loại từ ngàn xưa cho đến khi Chúa tái lâm.
Chương II : CẤU TẠO BẢN NGÃ
Đức Chúa Trời sáng tạo loài người
“ Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy bụi đất nắn lên hình người; hà hơi sống Ngài vào lỗ mũi; thì người trở nên một hồn sống” (living soul). Sáng 2:7
Qua câu Kinh thánh này chúng ta thấy Chúa đã tạo dựng loài người hai bước:
Bước một:
lấy bụi đất nắn lên tượng người gồm: Xương- thịt và da
Bước hai :
Ngài hà hơi sống Ngài vào lỗ mũi Adam. Sự tác động của hơi sống của Linh Đức Chúa Trời với tượng xác thịt phát sinh ra một quan năng mới gọi là hồn sống (living soul).
Có thể dùng ví dụ dễ hiểu: Lấy bóng đèn cắm vào điện, bóng đèn phát sáng.
Nguồn điện ví như hơi sống Đức Chúa Trời vào Adam tạo thành tâm linh (man spirit) con người
Bóng đèn như thân thể (body)
Ánh sáng phát ra hồn sống (living soul)
1/ Cấu tạo hồn con người:
Hơi sống Đức Chúa Trời hòa trộn với huyết của A- đam thành hồn sống. Hồn sống hay huyết là sự sống của thân thể. Huyết còn gọi là hồn sống nuôi dưỡng tâm hồn và thân thể.
Cho nên, Đức Chúa Trời cấm ăn huyết và cấm phạm tội đổ huyết.
“ Song các ngươi không được ăn thịt còn huyết, nghĩa là còn máu” Sáng 9:4
“ Vì hồn sống của xác thịt ở trong huyết. Ta đã cho các ngươi huyết rưới trên bàn thờ đặng làm lễ chuộc tội cho tâm hồn mình vì nhờ hồn sống mà huyết mới được chuộc tội được” Lê-vi 17:11
Hồn sống là quan năng hòa trộn giữa hơi sống Đức Chúa Trời và huyết.
Hồn sống gọi là thân vị ( hay gọi tắt là hồn) gồm: tâm trí ( mind), tình cảm (sensiation), và ý chí (Will).
a/ Tâm trí hay lý trí :
Là quan năng nhận thức, phân tích, tổng hợp đúng sai, phải trái. Người ta thường gọi là cái đầu hay bộ não. Người có lý trí cao hay sống với lý luận; thường phân tích sự việc theo đúng sai, phải trái, khác với người sống tình cảm.
Triết gia Decarte với câu nói nỗi tiếng
Je pense d ont je suit : Tôi tư duy là tôi hiện hữu
b/ Tình cảm :
Là quan năng để yêu hay ghét, thích hay chán. Người có tình cảm sống bằng trái tim nhạy cảm, ướt ác dễ rung động: thương mây, khóc gió như người nghệ sỹ đa tình, lãng mạn.
Thúy Kiều khi viếng mộ Đạm Tiên đã cảm thương, không cầm được nước mắt
“khóc cho thân phận đàn bà
lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Nghệ sỹ Kim Cương nước mắt lúc nào cũng tuôn tràn khi diễn “ Lá sầu riêng”
c/ Ý chí :
Là quan năng quyết định hay từ chối vấn đề mà trí trí đã phân tích đúng sai và tình cảm thích thú hay chán ghét. Ý chí thuộc lá gan mà người đời gọi người to gan hay nhát gan. Châm ngôn có câu “ có phước làm quan, to gan làm giàu”
Mỗi người Chúa ban cho một tâm hồn, tâm hồn còn là thân vị ( personal). Tâm hồn có khả năng phân biệt đúng sai, và cũng có quyền thực hiện hay chối từ hành vi nào đó.
Cho nên, tâm hồn cũng phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Chỉ có con người mới có quyền tự do – tự do vâng phục Chúa cũng như tự do chối Chúa hay chống lại Chúa.
Con người cũng có khả năng làm việc thiện, cũng có khả năng làm việc ác. Người đời còn biết “hồn ai nấy giữ” hay “ liệu hồn nghe con!”.
2/ Sự khôn ngoan vô hạn của hồn
Khởi thủy Chúa đã ban cho Adam tổ phụ chúng ta khôn ngoan, trí nhớ đâu kém gì computer hiện đại. Adam đã đặt tên cho muôn loài cây cỏ, định danh cho muôn thú trên đất, dưới nước cùng chim trời trên không trung.
Khả năng chúng ta trung bình đặt được 10 tên. Đặt tên ở đây có nghĩa phải nhớ luôn trong đầu. Tên đó còn tồn tại đến ngày hôm nay.
“ Giê-hô-va lấy đất nắn lên muôn loài thú đồng và chim trời, rồi đưa đến trước mặt con người để xem con người đặt tên chúng nó là gì? Và bất cứ tên nào con người đã đặt cho mỗi sinh vật đều thành tên riêng cho nó”
Sáng-thế-ký 2:19
Đức Chúa Trời đã ban cho A-đam khôn ngoan – uy quyền quá lớn để đồng trị với Ngài. Cả trái đất, muôn loài muôn thú phải vâng phục Adam vô điều kiện.
“ Đức Chúa Trời ban phước cho loài người (đặc quyền right) và phán: hãy sinh sản và gia tăng gấp bội làm cho đầy dẫy đất: hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá biển, loài chim trời và mọi loài bò sát trên đất” Sáng 1:28
Tâm hồn con người đầu tiên mang hình ảnh của Đức Chúa Trời; được xức dầu bởi Đức Chúa Trời. Chỉ con người mới có khả năng sáng tạo; khả năng lãnh đạo để xứng đáng đồng trị với Ngài.
Đặc quyền (right) kèm theo uy quyền (authority) và năng quyền (power) là nguồn gốc cai trị muôn loài ,muôn vật.
Tóm lại:
Tâm hồn là một thân vị, tâm hồn có sự sống riêng, có ý chí tự do; tâm hồn cũng phải chịu trách nhiệm hành vi mình. Nếu không có tự do, con người như con thú, con Rôbot chỉ biết vâng phục theo lịnh.
Huyết vừa là sự là sống của hồn, vừa là sự sống của thân thể vật lý. Cho nên hồn và xác liên hệ với nhau như hình với bóng.
Khi hồn lìa khỏi xác: xác cũng chết theo. Đây là sự mầu nhiệm lớn, khoa học không thể hiểu cấu tạo của hồn và uy quyền của hồn.
3/ Hồn sống trở nên bản ngã
Chúa đã ban cho người Nam cùng người Nữ, sống trong vườn địa đàng với tất cả sự đầy trọn của một tạo vật tuyệt vời giống như Ngài, đồng trị với Ngài; như cha con trong một gia đình
Chúa cũng đã thử thách ông, xem ông có tự giác vâng phục Ngài không? Chúa phán:
“ Con được tự do ăn mọi trái cây hoa quả trong vườn. Nhưng về trái cây biết điều thiện và điều ác thì con không được rờ đụng và ăn nó; vì ngày nào con ăn trái cây đó, chắc chắn con sẽ chết” sáng 2:16-17
Chúng ta đào sâu hai vấn đề lớn ở đây; hai vấn đề này còn ảnh hưởng đến lịch sử nhân loại và ngay cả mỗi Cơ-đốc-nhân chúng ta.
a/ Trái cây biết điều thiện điều ác
Trái cây là loài thực vật chỉ có sự sống vật lý. Nhưng trái cây ở đây hoàn toàn khác: ngon, đẹp mắt , quý và mở trí khôn, khôn ngoan thêm để biết cả điều thiện lẫn điều ác.
Động từ biết hay hiểu, đồng nghĩa có khả năng tư duy- tư duy đúng sai, thiện ác. Trái cây này cũng có đặc điểm khác với trái cây khác: ở giữa vườn và đối ngang với cây sự sống (hình bóng Chúa Jesus).
Vậy, trái cây này chính là hình bóng Sa-tan. Sa-tan đã nhập vào trái cây, trộn lẫn với trái cây . Trái cây biết điều thiện, điều ác. Trái cây là một thân vị (persenal)
Như cây sự sống là hình bóng Chúa Jesus. Đây là sự mầu nhiệm lớn, Thánh Linh bày tỏ cho tôi hiểu như vậy, mong quý vị thông cảm và cầu xin Ngài cất khỏi màn cựu ước để hiểu bản ngã dưới đây. Trong cây gậy người chăn bầy, Honey cũng hiểu như vậy.
b/ Hồn sống đã trở nên bản ngã
Ngài đã phán, đã khẳng định chỉ cần sờ (touch) chắc chắn phải chết .
Người Nữ đã ăn, chủ động ăn; rồi lại đưa chồng ăn. Hậu quả phải lãnh thôi.
Có người nói rằng: có tội nhỏ như vậy sao Ngài phạt nặng quá vậy! Sự tha thứ Ngài ở đâu? Tình yêu thương ở đâu?
Nếu Đức Chúa trời không thi hành luật Ngài đưa ra thì Sa-tan sẽ kiện cáo Ngài ngay. Đức Chúa trời không còn là Đấng công bình nữa ( nói không làm).
Sa-tan sẽ khinh Ngài, A-đam cũng sẽ coi thường Ngài, vũ trụ sẽ loạn ngay.
Đức Chúa Trời phải bảo vệ luật Ngài; phải thi hành án phạt .
Tuy nhiên, vì lòng nhân từ lớn lao, Ngài cũng đã dự bị chương trình cứu chuộc trong Chúa Jesus.
Câu chuyện Billy Graham vi phạm luật giao thông
A-đam đã ăn trái cây biết điều thiện điều ác vào, ăn Sa-tan vào người. Sa-tan đã hòa trộn trong huyết; huyết là nguồn cung cấp sự sống cả hồn lẫn xác. Hồn xác trở nên bản ngã là vậy.
Qua đây chúng ta có thể xác định: bản ngã chính là sự tổng hợp hồn sống với sự sống Sa-tan.
Sự sống thuộc hồn năm xưa đã trở nên bãn ngã. Bản ngã muốn bằng Thượng đế, muốn làm Thượng đế và bắt mọi người tôn mình là Thái thượng hoàng ‘ mọi rắc rối của nhân loại ngày nay đều xuất phát từ đây’
4/ Sự phát triển bản ngã
Bản ngã vốn là sự sống, sự sống tự nhiên phải phát triển. Bản ngã tiến triển theo trái cây biết điều thiện và điều ác: Thiện cũng phát triển và ác cũng tăng theo. Con người làm việc thiện cốt để kiêu ngạo muốn bằng Chúa, muốn làm thầy đời để người khác tôn vinh. Cho nên, việc thiện của con người cũng là việc ác đối với Đức Chúa Trời
“ Nếu sự sáng( điều thiện) trong ngươi cũng chỉ là sự tối tăm(kiêu ngạo, không cần Chúa), thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao” Mat 6: 23b
Sự phát triển bản ngã tùy thuộc vào:
a/ Tuổi tác
Tội lỗi cũng tăng theo tuổi tác. Người đời gọi “ cáo già”. Càng về già tội lỗi càng tinh vi, khôn ngoan trong gian ác. Vua Sau-lơ, Sa-lô-môn càng về già, tội lỗi gia tăng độc ác.
Đức Chúa Trời đã biết, Ngài không cho Adam ăn thêm trái cây sự sống; nếu ăn thì loài người giống Sa-tan, vô phương cứu chuộc!
b/ Di truyền
Kinh thánh cho chúng ta thấy, Chúa đã cho ghi lại gia phổ rất kỹ. Khoa học gọi là Gen hay ADN. Gen tổ phụ cũng góp phần tạo thêm bản ngã phong phú đa dạng. Phương ngôn ,tục ngữ nói không thiếu khi đề cập vấn đề này
“ Con nhà tông không giống lông, cũng giống cánh – Lấy vợ xem tông , lấy chồng xem giống”….
Kinh thánh nhắc nhở
“ .. Nhưng hễ ai ghét Ta, Ta sẽ nhơn cớ tổ phụ phạt lại con cháu ba, bốn đời và sẽ làm ơn ngàn đời cho những kẻ yêu mến Ta và giữ điều răn Ta” Xuất 20:5-6
Dĩ nhiên, chỉ là một yếu tố thôi
c/ Ảnh hưởng môi trường xung quanh
Hoàn cảnh, môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bản ngã:
Giáo dục, nghề nghiệp, địa dư, văn hóa, hoàn cảnh làm cho bản ngã thêm đa dạng, khó phân biệt
“ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
“ Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”
Chính mình cũng không hiểu được mình, hoàn cảnh cũng làm thay lòng đổi dạ con người . Hôm trước là bạn, hôm nay là thù là chuyện hàng ngày từ cổ chí kim. Ông bà mình cũng nhắc nhở
“ dò sông, dò biển dễ dò
Chứ ai lấy thước mà đo lòng người”
Đa-vít cũng kinh nghiệm
“ Chúa sẽ làm cho tôi biết sự khôn ngoan trong nơi bí mật của lòng tôi” Thi 51: 6b
Bản ngã hay lòng con người là thế đó!
5/ biểu hiện bản ngã
Cấu tạo bản ngã là sự mầu nhiệm, biểu hiện bản ngã lại càng tinh vi, rất dễ thương cũng như rất dễ ghét!
Đối với xác thịt như “ gian dâm, ô uế, thờ hình tượng …” ( Ga-la-ti 5:19) Kinh thánh kết án tỏ tường, giống như tội hình sự bị bắt quả tang.
Còn bản ngã nó khác hoàn toàn: trông rất lịch sự, lịch sự như một chính khách lão luyện. Bản ngã trông rất văn minh, cao đẹp . Nó là một nhà soạn kịch, một đạo diễn kiêm diễn viên thượng thừa, đóng xuất sắc các vai diễn. Nó có khả năng khóc, cười, buồn vui theo mọi thời tiết; nó khiến cóc trong hang phải ra xem…
Đức Chúa Trời cũng không thể kết án bản ngã như đã kết án xác thịt. Chúa phải dùng ẩn dụ, những biến cố của những nhân vật để giải bày, rồi “ai có tai thì nghe! “ Ai còn màn cựu ước thì Ngài cũng “bótay.com”
Bản ngã là sự mầu nhiệm độc đáo của mỗi con người; là một vũ trụ đầy bí ẩn. Chỉ có Đức Chúa Trời mới thấu hiểu
“ Nếu không phải Thánh linh trong lòng người, thì ai biết được gì trong lòng người” ICor 2:11
CHƯƠNG III : HÌNH BÓNG BẢN NGÃ
1/ Hình bóng từ Ê-díp tô qua Ca na an:
Câu chuyện Giô-sép xuống Ai cập làm nô lệ, rồi được làm thủ tướng Pha-ra-ôn. Sau đó, gia đình Gia-cốp xuống định cư 400 năm tại Ai cập và được Môi-se giải cứu ra khỏi Ai cập để đến đất hứa Ca-na-an. Đây không chỉ là một câu chuyện lịch sử, mà hơn thế nữa là hình bóng đường lối cứu chuộc : Thân-hồn-linh của con người.
Cuộc hành trình dân Y-sơ-ra-ên đi từ Gô-sen vượt biển đỏ, qua đồng vắng rồi qua sông Giô-đanh, xuống định cư Ca-na-an là tiến trình cứu chuộc dân Y-sơ-ra-ên; cũng có thể gọi tiến trình môn đồ hóa hay chương trình cứu chuộc trọn vẹn của Đức Chúa Trời .
E-dip-tô : Hình bóng thế gian – người thiên nhiên
Đồng vắng : Hình bóng xác thịt; môn đồ mới
Ca-na-an : Hình bóng bản ngã; môn đồ hóa
Chúng ta chia tiến trình từ Gô-sen đến Ca-na-an làm 3 giai đoạn
a/ Từ Gô-sen đến biển đỏ : Tin Chúa nhưng chưa được tái sinh, giống mảnh đất số 1: hạt giống rơi dọc đường; nghe lời Chúa nhưng chưa hiểu, chưa tin Chúa thật.
b/ Qua biển đỏ, vào đồng vắng : báp tem bằng nước, và báp-tem bằng Thánh linh ( Trụ mây ban ngày, trụ lửa ban đêm). Có đức tin thật: đã được tái sinh, nhưng lời Chúa chưa đủ thấm vào lòng để biến đổi.Chỉ được ăn mana ,uống nước lạnh, nghe Môi-se giảng luật pháp chán hơn ăn cơm nếp. Xác thịt chịu không nổi: lằm bằm oán trách, nổi loạn, rồi phải chết trong đồng vắng. Dạng này gọi là tín đồ con đỏ, giống mảnh đất số 2 : hạt giống vào ruộng đá sỏi; gai – tin, chịu báp-tem, được tái sinh, nhưng lười học lời Chúa , gặp thử thách muốn bỏ Chúa (quay về Ai-cập).
c/ Vượt sông Giô-đanh, qua Ca-na-an : Báp-tem bằng lửa: phải chiếm thành Giê-ri-cô, thành A-hi và thắng 31 vua. Phải được trui rèn bằng lửa Thánh Linh, phá vỡ bản ngã để vâng phục và bước đi theo Thánh Linh; còn gọi là môn đồ hóa. Tương ứng mảnh đất số 4: hiểu đường lối Chúa,vâng phục ,đắc thắng ,kết quả một hột sanh 30-60-100 . Giống như Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên chiếm 2 thành Giê-ri-cô , A-hi và đánh thắng 31 vua ; 12 chi phái định cư, tứ bề bình an yên ổn, ăn trái cây đượm sữa và mật.
Vượt biển đỏ chỉ cần đức tin của Môi-se kêu cầu, cho dù dân sự vẫn vô tín lằm bằm. Đức tin ăn theo, Chúa vẫn cho biển đỏ rẽ trước.
Vượt sông Giô-đanh thì hoàn toàn khác: Giô-suê đã học tập 40 năm đồng vắng, dân sự đã được dọn lòng ra thánh và phải có đức tin liều mình.
“ Hãy làm cho mình ra thánh, vì ngày mai Đức Giê-hô-va sẽ làm những việc lạ lùng giữa các ngươi”
Giô-suê 3:5
“ .. Khi thầy tế lễ khiêng hòm giao ước của Đức Giê-hô-va, là Chúa của cả thế gian, mới để bàn chân mình mé nước sông Giô-đanh, thì nước của sông, tức nước từ nguồn chảy xuống, sẽ chia ra và dồn về một đống”
Giô-suê 3:13
Cuộc chiến đấu để chiếm được xứ Ca-na-an thực chất là những bài học môn đồ hóa; là cuộc chiến nội tâm chiến thắng chính mình, từ bỏ những gì mình thích nhất và cũng phải thỏa lòng và chấp nhận những gì mình ghét nhất. Vâng phục Ngài vô điều kiện như Áp-ra-ham dâng Y-sác, như Phao lô dâng cuộc đời cho Chúa. Cả những điều mình cho là tốt cũng phải dâng; những điều bất công phi lý cũng phải vui lòng đón nhận.
Nếu đồng vắng là những tội lỗi xác thịt tỏ tường ai cũng thấy và khinh bỉ như tội hình sự; thì tội xứ Ca-na-an là tội thuộc bản ngã nó rất dễ thương ,dễ mến. Tự chúng ta, lương tâm chúng ta, tâm trí chúng ta cũng không có khả năng nhận diện rõ ràng, như đang đứng ngã ba đường. Có thể gọi tội về bản ngã là những tội lỗi mầu nhiệm, không phải dễ nhận biết .
Đức Chúa Trời đã dùng ẩn dụ, hình bóng học, thông qua những nhân vật trong lịch sử để minh họa, rồi bỏ lửng “ ai có tai hãy nghe”. Trong cuộc sống chúng ta thường hành động theo cảm tính bởi tư duy đúng sai, thậm chí ứng dụng Kinh thánh không phù hợp. Ngay cả Giô-suê cũng sai lầm và chịu tỉa sửa.
Người thuộc linh phải có lỗ tai được cắt bì, tấm lòng nhu mì khiêm nhường và nhờ cậy Thánh Linh mới biền biệt được sự mầu nhiệm này. Chúa cũng khẳng định:
“ Người có tính xác thịt không thể nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời”. ICor 2:14c
“ Vả, chỉ kẻ ăn sữa thôi thì không hiểu đạo công bình, vì còn thơ ấu. Nhưng, đồ ăn đặc là để cho người thành nhân, cho những ai dụng tâm tư luyện tập mới phân biệt điều lành, điều dữ” Hê-bơ-rờ 5: 13-14
Xứ Ca-na-an là đích của dân Y-sơ-ra-en phải đến, là hình bóng trọn lành của Đấng Christ. Chiếm được xứ Ca-na-an là được vào Vương quốc đời đời; cũng có nghĩa 2 thành Giê-ri-cô, Ahi và 31 vua của bản ngã phải chết.
Tiến trình từ Giô-đanh đến định cư xứ Ca-na-an là cuộc chiến tiêu diệt bản ngã.
2. Thành Giê-ri-cô vững chắc: thế gian đóng chặt
Bài học đầu tiên của Giô-suê là đối diện với thành Giê-ri-cô vững chắc: đầy vàng bạc mà ai trong chúng ta cũng mơ ước, thèm muốn.
“ Vả, Giê-ri-cô đã đóng cửa thành cách nghiêm nhặt trước mặt Y-sơ-ra-en, không người nào vào được”
Giô-suê 6:1
Mạng lịnh Chúa
“ Phàm bạc, vàng và hết thảy những vật bằng đồng, sắt đều phải biệt riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va; các vật đó sẽ nhập kho của Giê-hô-va” Giô-suê 6:19
Đây chính là thành thế gian, thành chứa đựng vàng bạc, châu báu…Thế gian luôn đóng chặt. Khi chúng ta giàu sang thì nhà cửa đóng then cài, có cả bảo vệ; lòng cũng luôn đóng chặt; của ở đâu lòng ở đó. Thế gian cũng nói “đồng tiền gắn liền với khúc ruột” . Người giàu phá vỡ thành Giê-ri-cô, vào Vương quốc Đức Chúa Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim. Người trai trẻ giàu có dù yêu mến Chúa, giữ 10 điều răn từ nhỏ, nhưng lòng vẫn đóng chặt khi đụng đến tiền; không thể làm môn đồ Chúa được.
Ngày nay, nhiều anh hùng đức tin, vượt sông ,vượt núi, vượt cả mạng sống để giảng Phúc âm; nhưng không vượt được lòng tham của cải thế gian hư không!
“ Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham lam vô lý… bội đạo, đau đớn” ITim 6:9
Biết là một việc, mà làm là việc khác. Những tấm gương sa bại: Hoàng đế Sa-lô-môn, tiên tri Ba-la-am, sứ đồ Giu-đa-ich-ca-ri-ốt không đủ răn đe lòng tham con người! Ngày hôm nay, con đường đó vẫn hấp dẫn, nhiều anh hùng cũng đã theo gót tổ phụ “ ai sao tôi vậy, ai làm bậy, tôi làm theo”
“ Nhưng vì cớ Christ, tôi đã coi mọi sự lời như là sự lỗ vậy….. Thật tôi xem những sự trong thế gian là rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” Phi-líp 3:7-8
Bài học đầu tiên để phá vỡ bản ngã: phá vỡ lòng yêu mến thế gian , phá vỡ thành Giê-ri-cô thế gian trong lòng, tiêu diệt Acan của lòng tham lam tiền bạc.
3. Thành A-hi : tham lam, tự mãn
a. Giô-suê : chủ quan-tự mãn
Sau chiến thắng thường chủ quan tự mãn, đây như quy luật thường tình của con người.
Giô-suê chiến thắng Giê-ri-cô như câu chuyện thần thoại cây đèn thần. Giô-suê ngủ yên trên chiến thắng!
Thám báo cẩu thả :
Thành có 12.000 người, nhưng báo lại chỉ có vài ngàn
“ Đoạn trở về cùng Giô-suê mà rằng: Lấy làm vô ích đem cả dân sự đi lên đó; nhưng hãy cho chừng vài ngàn người đi lên đó mà đánh thành A-hi. Chớ làm mệt nhọc dân sự ,vì người A-hi quá ít” Giô-suê 7:3
Không cầu hỏi Giê-hô-va:
Lúc chuẩn bị vượt sông Giô-đanh, đánh thành Giê-ri-cô; Giô-suê kiêng ăn cầu nguyện, biệt riêng ra thánh 3 ngày. Nhưng đánh thành A-hi thì ông không còn nhờ cậy Chúa nữa; ông chủ quan ,trông cậy khôn ngoan, kinh nghiệm quá khứ, tự mãn tự phụ. Chúa đã cho ông thất bại thảm hại.
Đây là bài học đắt giá cho mỗi chúng ta, và Hội thánh tư gia nói chung. Ai cũng còn nhớ thập niên 90, đất nước nghèo khổ, Hội thánh thiếu thốn đủ điều. Nhưng lòng yêu mến Chúa dâng trào bùng cháy. Với những bàn chân đất đã đem cả triệu linh hồn cho Chúa. Thành Giê-ri-cô vững chắc thế gian bắt bớ, khủng bố, tù đày phải sụp đỗ.
Rồi tiền bạc, đô-la đổ vào , Acan sống lại, sống lại mãnh liệt đã phá nát vườn nho của đức Chúa Trời!!!
b. Tham lam:
Acan là thủ phạm của sự thất bại nhục nhã đó.
“ Song dân Y-sơ-ra-en có phạm một tội về vật đáng diệt; vì Acan, con tri Cạt-mi, cháu Xáp-đi, chắt Xê-rách thuộc chi phái Giu-đa có lấy vật đáng diệt; và cơn giận Đức Giê-hô-va nổi phừng lên cùng dân Y-sơ-ra-en”
Giô-suê 7:1
Thật khờ dại thay! Acan tưởng qua mặt được Giô-suê và mọi người. Ông đã cố tình ăn cắp vật đáng diệt trong lúc thắng trận. Đức Chúa Trời biết mọi sự. Ngài đã xử lý nghiêm khắc để làm gương: Chúa cho người Y-sơ-ra-ên không thể chiến thắng thành A-hi mà họ lại bị bại trận thảm thương.
“ Người A-hi giết chừng 36 người, rượt theo họ từ cửa thành cho đến Sê-ba-rim, và đánh họ lúc xuống dốc. Lòng dân sự bèn tan như nước” Giô-suê 7:5
Giô-suê cùng các trưởng lão sấp mình xuống đất, rải tro trên đầu từ sáng đến tối cho đến khi Chúa khải thị.
Chúa đã dạy ông 2 bài học: chủ quan kiêu ngạo, tự mãn tự phụ và Acan tham lam ăn cắp vật đang diệt.
Sau đó, Giô-suê đã vâng phục Chúa, tìm diệt Acan và dòng giống Acan (bản ngã phát sinh tội tham lam)
“ Rồi cả dân Y-sơ-ra-en ném đá người; họ thiêu các người ấy trong lửa, và lấy đá lấp lại” Giô-suê 7:26
Ngày nay, con dân Chúa thất bại cả Giê-ri-cô lẫn A-hi: yêu của cải thế gian, tham quyền tham chức, thích đủ thứ; đó là những nguyên nhân không chiếm được xứ Ca-na-an thuộc linh, không đầy dẫy Thánh linh bên trong, không hưởng thụ Chúa là sữa và mật.
Có một tôi tớ Chúa nói: Đức Chúa Trời để Sa-tan sỉ nhục con cái Ngài; Ngài không để hạ thấp tiêu chuẩn thánh khiết công nghĩa. Giô-suê đã làm:
“ Hãy đứng dậy làm cho dân sự nên thánh và hãy nói rằng: các ngươi khá làm cho mình nên thánh”
Giô-suê 7:13
CHƯƠNG IV : 31 VUA BẢN NGÃ
Bản ngã là đề tài hấp dẫn không khác gì đề tài tình yêu, hay chiến tranh. Nhân loại đã tốn rất nhiều công sức , giấy mực phân tích, lên án giận dữ mong thoát khỏi. Nhưng bản ngã như vòi bạch tuột, chặt vòi này, sản sinh thêm vòi khác, vòi sau lại trông dễ yêu ,dễ mến; nó hấp dẫn, đầy ma thuật ,đưa con người vào động hoa vàng của tội lỗi mà không hay.
Bản ngã lừa dối chúng ta nhiều cách. Ngay các tôn giáo cũng lên án nó, dùng nhiều từ như: tiểu ngã, đại ngã, cá nhân chủ nghĩa…. Nhưng bản ngã vẫn lên ngôi Hoàng Đế. Mọi triết lý, mọi tôn giáo tiếp tục đánh bóng bản ngã thêm vinh hiển. Bản ngã chính là thuốc phiện, thuốc lắc, ma túy tổng hợp, chắp thêm đôi tay hoàn thiện tội ác: chống lại Đức Chúa Trời một cách tinh vi.
Trong phần cấu tạo và phát triển bản ngã; chúng ta đã nhận chân được sự mầu nhiệm của nó. Nó thuộc dạng ung thư thuộc linh. Hiểu đúng đã khó còn diệt nó thì thật gian nan. Nói như Phao-Lô:
“ Tôi muốn làm điều lành nhưng không có quyền làm trọn” Rô-ma 7:18
Vâng, tôi biết, tôi muốn thoát khỏi ách nô lệ bản ngã còn khó, còn chưa làm nổi ; huống chi không biết, không quyết tâm thì làm sao diệt đước 2 thành thêm 31 vua già sống lâu kinh nghiệm.
Ca-na-an là Vương quốc bản ngã gồm 2 thành: Giê-ri-cô, A-hi và 31 vua thống trị bản ngã mỗi chúng ta.
31 vua rất hiệp một chống lại Đức Chúa Trời và làm khổ chúng ta.
1/Bản ngã Ý RIÊNG ( Hoàng đế A-RA-BA) :
Dân gian có câu:” chín người, mười ý “. Một người là một vũ trụ đầy bí ẩn. Ý riêng không phải tội như tội hình sự. Ý riêng là ý không theo Thánh linh.
Ý riêng là muốn bụng mình làm Chúa, làm chủ mình, không muốn ai tham gia, kể cả Thánh Linh Chúa.Ý riêng còn muốn bắt người khác vâng phục mình, tôn mình làm vua
“ Ta là một, là riêng là thứ nhất, chẳng có ai so được cùng ta”.
A-ra-ba là người to lớn, giềnh giàng thuộc dân A-na-kim. Thủ đô là Hếp-rôn là nơi tốt nhất, đẹp nhất, sang trọng nhất ở Ca-na-an.
Thế giới ngày nay ai cũng chạy đua để giành cái nhất, cái đứng đầu thế giới để được ghi vào sổ kỷ lục thế giới .
A-ra-ba là hình bóng bản ngã trung tâm, như thủ đô một nước. Ý riêng là tổng hành dinh của cơ quan tuyên huấn ra sắc lịnh và chỉ đạo các kế hoạch vô hiệu hóa mọi ý chỉ, đường lối của Đức Chúa Trời. Ông chủ nó không ai ngoài Sa-tan là cha của sự lừa dối.
Ý riêng dùng Kinh thánh để hỗ trợ cho biệt tài hùng biện lý luận, biến đúng thành sai, biến sai thành đúng. Nó có khả năng mê hoặc con người để tạo ra hàng trăm giáo phái tà giáo, loạn giáo thỏa hiệp thế gian.
Ví dụ: tiếng mới chỉ là một ơn nhỏ bé để cầu nguyện với Chúa, cầu nguyện để tự gây dựng mình, nhưng tín lý Ngũ tuần đã nâng tiếng mới lên thành báp-tem Thánh linh, đẻ ra các Hội thánh Ngũ tuần, rồi thêu dệt thêm nhiều chuyện thần bí: lúc nào cũng Chúa phán, đêm nào cũng nằm mộng cho là Rhê-ma, khải thị ; sống mơ mộng, mộng mơ như các cháu thiếu nhi hát bài đồng giao:” hôm qua em mơ thấy bác Hồ” .
Hoặc giải Kinh theo bụng mình, tạo thêm những lễ cho giống thế gian: Phật giáo có Phật bà Quan thế âm với khuôn mặt dịu hiền, tay cầm cành dương liễu thì Công giáo cũng bắt chước bức tranh tuyệt mỹ nàng Mônalisa của Lê-ô-na de Vinci, hóa phép Maria từ một thôn nữ nghèo khổ ở Na-xa-rét thành mẹ Ma-ri-a đẹp tuyệt trần như bức tranh trong mộng!
Trong đời thường con người ,ai cũng thường thay đổi di chúc tổ phụ để sáng tạo những điều theo ý riêng cho là tốt nhất, vinh quang nhất…
Có thể suy nghĩ : Ý riêng là lòng tốt của loài người muốn thêm vào để hoàn thiện chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời.
Dân Y-sơ-ra-ên xin một vua giống như thế gian để cai trị họ. Họ sẵn sàng phục tùng vô điều kiện. Họ tin điều đó tốt hơn là Chúa làm Vua họ như thời Các quan xét!
Giô-suê cùng các trưởng lão Y-sơ-ra-ên cứ nghĩ dân Ga-ba-ôn khiêm nhường, kính sợ Chúa , phụng sự Chúa, phục dịch dân Y-sơ-ra-ên. Giô-suê suy nghĩ kỹ, tính toán kỹ, ký hiệp ước đời đời sống chung hòa bình với Ga-ba-ôn. Mọi sự đều hợp tình hợp lý, trông rất thuộc linh nhưng đau đớn thay: hoàn toàn sai ý Chúa!
Nước Mỹ là biểu tượng của Cơ-đốc-giáo thế kỷ 20, từ khi khai sinh lập quốc 1767. Các đời tổng thống luôn lấy Kinh Thánh làm gốc cho hiến pháp liên bang Hoa Kỳ. Trước khi nhậm chức, đặt tay trái vào Kinh thánh thề trung thành theo Kinh thánh. Tiếc thay! Năm 1912 nghe theo Pháp, với lòng tốt của Pháp quốc tặng một tượng Nữ Thần tự do. Nữ thần tự do trở thành biểu tượng nước Mỹ giống như dân Y-sơ-ra-en đúc tượng bò vàng thay thần Giê-hô-va giải cứu họ ra khỏi Ai-cập. Nữ Thần tự do đang tồn tại sừng sững ở các điểm du lịch tại New-york. Hậu quả nhân dân Mỹ phải chịu cho đến ngày nay.
Quả thật, người Pháp yêu người Mỹ theo kiểu:“ Yêu nhau kiểu đó bằng mười hại nhau”
Hoàng Đế Constantin, tưởng rằng quốc hữu hóa đạo Chúa là yêu Chúa, là việc làm tốt lành công nghĩa, trả công ơn Chúa giúp ông thắng trận!…
Các hệ phái Cơ đốc cho rằng tổ chức Hội thánh như đường lối hệ thống hành chánh khoa học hiện nay, tốt hơn theo cách Công vụ sứ đồ, tổ chức quá đơn sơ, lỏng lẽo lỗi thời!….
Ý riêng là một trận chiến thuộc linh, có nhiều lúc tâm trí chúng ta rối bời, không biết giải quyết cách nào cho đúng ý Chúa. Thánh linh cảm động, thần cảm giả mạo, chúng ta ở giữa không biết chọn con đường nào. Không thể suy luận đúng sai để thoát ý riêng, mà phải biệt riêng cầu nguyện, tìm cầu ý Chúa cho đến lúc nhận được lời Rhema như Giô-suê sau khi thất bại thành A-hi.
Sứ đồ Phao-lô sau hơn 2 thập kỷ mới nhận chân:
“ Tôi chỉ khoe mình trong yếu đuối; tôi làm được mọi sự nhờ Chúa thêm sức…”.
Sa-lô-môn cuối đời mới khám phá chân lý: Tất cả chỉ là hư không, chỉ có kính sợ Chúa mới là khôn ngoan.
Người càng thuộc linh, càng thấy mình làm ý riêng nhiều lắm. Tưởng chim cút nhiều là ý Chúa, đẹp lòng Chúa
Cá nhân tôi cũng không ngoại lệ; gần 30 năm theo Ngài, ý riêng chiếm hơn phân nửa.
Chỉ có tấm lòng kính sợ Chúa, cầu nguyện thiết tha , đó là con đường nhanh nhất thoát ý riêng, thoát khỏi ông cụ A-ra-bi không lồ.
“ Dầu bề ngoài có vẻ khôn ngoan, thờ lạy theo ý riêng, khiêm nhường khắc khổ thân thể mình; nhưng không ích gì để chống lại để chống cự lòng dục của xác thịt”
Cô-lô-se 2:23
Hoàng đế là tổng tư lịnh cai trị 30 tiểu vương bản ngã
2/ Bản ngã XƯNG CÔNG BÌNH RIÊNG:
Công bình riêng là làm việc thiện, yêu Chúa, hầu việc Chúa bởi động cơ tư dục, khoe khoang, tự mãn. Họ hành động vì muốn hơn người khác, muốn được mọi người tôn trong mình…
Đây là hạng người có lương tâm tốt, có đạo đức tốt, nhưng ông vua xưng công bình riêng làm chủ. Gióp là nhân vật không ai dám so sánh với ông . Đức Chúa Trời mà còn khen:
“ Ở thế gian nầy chẳng có ai được như Gióp; một người trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa trời và tránh xa điều ác” . Gióp 1:8
Mọi người khen Gióp, Đức Chúa Trời khen Gióp; tự nhiên Gióp phải lên mặt, phải lên tiếng ta quả thật như vậy.
Chúa đã cho lên tận mây xanh bằng khinh khí cầu, rồi từ từ xả khí ra; cho con người thật Gióp lộ diện . Gióp mất hết, chỉ còn lại thân ghẻ chóc. Trước 3 người bạn chí cốt luận công bình. Sự xưng công bình riêng của Gióp xuất hiện:
“ Chúa có cặp mắt xác thịt ư!
Chúa thấy như người phàm thấy sao ? Gióp 10:4
Ông bắt đầu kiện Đức Chúa Trời bất công:
“ trại của kẻ cướp được may mắn
Những kẻ chọc giận Đức Chúa Trời được bình an vô sự” . Gióp 12:6
Ông cũng không tha cho những người bạn chí cốt ở bên ông cả tuần lễ yêu thương, an ủi đồng cảm
“ Chớ chi các ngươi nín lặng! Đó sẽ là sự khôn ngoan của các ngươi” Gióp 13:5
Gióp chưa biết mình là ai! Chưa hiểu mình từ đâu đến? Ông thật lòng theo sự hiểu biết nông cạn của ông: đàng hoàng nhất trong đám lộn xộn, chột ở xứ mù. Ông công bình theo tiêu chuẩn loài người.
Gióp sống trong ảo tưởng : không dạy được vợ, con cái hư hỏng luông tuồng, tiệc tùng sa đọa.
Bịnh xưng công bình riêng được kê vào nan y mãn tính. Ông vua xưng công bình riêng sát kề bên Hoàng Đế A-ra-bi, nó cứng như kim cương, rắn như đá lửa. Đức Chúa Trời phải dùng “siêu nhiệt”: mất vợ, mất con, mất tài sản, mất cả sức khỏe, cả những người bạn thiết thân chí cốt quở trách mới phá vỡ được bản ngã kiên cường bất khuất này. Chúa hé mở mắt cho ông thấy sự vinh quang cực thánh của Ngài; Gióp mới thấy lõa lồ, tan vỡ:
“ Xưa, tôi chỉ nghe đồn về Chúa,
Nhưng bây giờ, mắt tôi thấy Ngài:
Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi,
Và ăn năn trong tro bụi” Gióp 42:5-6
Chỉ có Chúa mới trị được ông Hoàng bản ngã công bình riêng này.
Sứ đồ Phao lô cũng tương tự như Gióp
“ ….Về luật pháp thì thuộc giòng Pha-ri-si… Còn như về sự công bình của luật pháp thì không chỗ trách được” Phi-lip 3: 5-6
Chính những phẩm hạnh hoàn hảo này, ông đã xưng công bình riêng: Bắt bớ hội thánh mà cứ tưởng hầu việc Đức Chúa Trời
Sau hơn 2 thập kỷ, Chúa vén bức màn u minh cựu ước cho ông; Phao-lô đã bừng tỉnh như Gióp:
“ Trong những người có tội, tôi là hàng đầu”
ITim 1:15
Phao-lô đã lột xác, mở mang vương quốc Chúa không ai hơn; ông không còn khoe khoang lập thành tích, ông còn tự hào về yếu đuối, và sự thành công xem như việc phải làm của một đầy tớ.
Khác với bọn Pha ri si đời xưa cũng như đời nay. Hầu việc Chúa, truyền giáo vì Danh-Lợi Quyền, vì công bình riêng, mong cho người ta khen giữa chợ, thêm ngân sách tài trợ, được mời ngồi mâm trên, được đi nước ngoài du lịch. Làm được chút việc gì thì thổi phồng, một báo thành mười , nổ bể cả làng, không biết ngượng ngùng mắc cỡ, đứt cả dây thần kinh ngượng.
Chúa sẽ cứu họ như đã cứu Gióp, Phao-lô: lột trần bản ngã ra để tội lỗi tỏ tường giữa thiên hạ. Chúa đang làm các Ngài Hội trưởng, Tổng, Quản từ CMA cho đến Tư gia .
3/Bản ngã TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN :
Tình yêu thiên nhiên là một đặc ân tuyệt vời Đức Chúa Trời đã ban tặng chỉ cho loài người. Tình yêu thiên nhiên như chất keo gắn kết con người thành cộng đoàn xã hội, xây dựng tổ ấm gia đình, tình quê hương , nghĩa bạn bè…
Chúa dạy chúng ta cũng phải có tình yêu thiên nhiên
Trong chúng ta có 2 loại tình yêu: tình yêu A-ga-pê và tình yêu thiên nhiên
a. Tình yêu A-ga-pê : là tình yêu mặc dầu, tình yêu vì Chúa hy sinh,vô kỷ cho tha nhân. Tình yêu này Chúa ban cho, tự chúng ta không có
b. Tình yêu thiên nhiên : là tình yêu từ lương tâm và tâm hồn có suy nghĩ, tính toán hơn thua, lợi hại. Tình yêu thiên nhiên đôi lúc cao thượng, hy sinh vô kỷ có thể chết cho người mình yêu. Tình mẫu tử, tình quê hương, tình lứa đôi. Nhưng sâu thẳm đều mang tính chủ quan, không công bình, ích kỷ…
Tình yêu thiên nhiên và tình yêu A-ga-pê rất khó phân biệt. Đôi lúc tình yêu thiên nhiên có vẻ thuộc linh, thiêng liêng hơn cả tình yêu A-ga-pê.
Người có tình yêu thiên nhiên, dễ tin Chúa, nhưng khi học tập bài học từ bỏ thì trở thành lực cản, khó vượt qua.
Có môn đồ đến xin Chúa làm môn đồ
“ Lạy Chúa, xin Chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã”.
Nhưng Chúa Jesus phán:
“ Hãy theo Ta, để kẻ chết chôn kẻ chết” Mat 8:21-22
“ Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với bà gia, và kẻ thù là người trong nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn Ta, không xứng đáng cho Ta; ai yêu con trai con gái hơn Ta, không xứng đáng cho ta”
Mat 10:35-37
Rất nhiều người vấp phạm điều này. Bọn tân phái nói phạm Chúa là giả hình, khi thì nói hiếu kính cha mẹ, phải yêu thương, tha thứ mọi người.. Giờ trái ngược hết, Chúa kỳ quá, không biết ứng dụng như thế nào!
Đây là bài học khó nuốt nhất trong 31 vua. Tình yêu thiên nhiên là Hoàng hậu, đẹp tuyệt trần như Ê-xơ-tê, như Rê-bê-ca. Tình yêu thiên nhiên dầu đẹp cỡ nào, dầu thiêng liêng hết biết cũng chỉ giới hạn con người, sâu xa vẫn còn vị kỷ, không công bình.
Chúa muốn môn đồ Ngài phải vượt qua cái tốt nhất của con người để nhật cái tốt nhất của tình yêu A-ga-pê. Phải chết tình yêu thiên nhiên.
Chúng ta không khéo, ứng dụng điều này sẽ vấp phạm và phản tác dụng ngay. Chỉ có Thánh Linh Chúa mới cho học bài này trong một thời gian đặc biệt, trong một hoàn cảnh đặt biệt. Chúng ta không ứng dụng hàng ngày về ghét cha mẹ, thù nghịch với mọi người để gọi là vâng lời Chúa!
TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN: KẾT QUẢ và HẬU QUẢ
Trong toàn bộ kinh thánh cựu uớc đến tân ước, những mẫu chuyện về tình yêu thiên nhiên rất ly kỳ, rất cảm động, cũng rất bất bình thịnh nộ
Áp-ra-ham : nhân vật tuyệt vời đã vượt qua tình yêu thiên nhiên mầu nhiệm cao siêu này:
– Từ bỏ quê hương, cha mẹ, bà con ruột thịt để di đến nơi mà mình chưa biết.
– Từ bỏ cả đứa con đầu lòng khi tuổi đã hơn100, tự tay mình giết con, để dâng làm của lễ thiêu cho Chúa
Áp-ra-ham dám từ bỏ mọi sự, ông đã nhận được muôn sự, và trở nên tổ phụ đức tin cho toàn nhân loại
Chúa Jesus: chối bỏ tình yêu thiên nhiên:
– Ngài không quan trọng tình cảm thiên nhiên mẹ con với bà Ma ri , Chúa chỉ quan trọng những ai làm theo ý muốn của Chúa Cha :
“Ngài đáp rằng: Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?
….Vì hễ ai làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em Ta, cũng là mẹ Ta vậy”
Mat 12: 48, 50
– Ngài không quan tâm sự việc Giăng Báp- tít ( anh em bà con trong phần xác thịt với Chúa ) đang ở tù và chịu bay đầu. Nếu lấy cái nhìn xác thịt Chúa đối xử với anh em Ngài thật phũ phàng: Ngài không động viên, an ủi hay giải cứu ông khỏi tù, khỏi chết bởi vua Hê-rốt. Chúa lại bỏ đi nơi khác với lời lẽ chói tai “ loài người phải hạ xuống, để Chúa được tôn cao”.
“ Khi Chúa Jesus nghe tin ấy, liền xuống thuyền sang đồng vắng… Ngài ra khỏi thuyền, thấy đoàn dân đông thì động lòng thương xót, Ngài chữa lành mọi bệnh tật cho họ” Mat 14:13-14
Chúa Jesus đã từ chối tình yêu thiên nhiên, đây là việc làm rất khó. Chúng ta cũng rất khó chịu khi đọc đến cảnh này. Chúa Jesus vâng phục Chúa Cha không điều kiện. Chúa động viên môn đồ Ngài:
“ Phước cho ai không vấp phạm vì cớ Ta” Mat 11:6
Chúng ta còn nhớ câu chuyện trong đồng vắng, khi dân Y-sơ-ra-en thờ bò vàng. Chúa đã ra lịnh cho Lê-vi phải cầm gươm giết anh em mình, bạn hữu và người lân cận
Ngược lại cũng có nhiều anh hùng đức tin không vượt qua được bài học này:
Trước hết là: Y-sác yêu Ê-sau
Rê-bê-ca lại yêu Gia-cốp
Gia-cốp yêu Ra-chên, Giô-sép
Hậu quả tai hại Ê-sau súyt giết Gia-cốp; Giô-sép thì bị các anh bỏ xuống hố và bán làm nô lệ.
Còn vua Đa-vít thì tình yêu thiên nhiên ông ướt như giọt sương mai, mỏng manh như gió chiều xuân. Ông là một nghệ sĩ lãng mạn, lúc nào cũng rung cảm đối với quý bà, cùng các con ông. Bản chất đa tình, đa cảm đã để lại hậu quả một gia đình tan nát:
– Ông phạm tội tà dâm, giết người.
– con ông là Am-nôn hiếp dâm với em gái Ta-ma.
– nghịch tử Ap-sa-lôm cướp ngôi và muốn giết ông v.v….
Phi-e-rơ thì yêu Chúa, luôn muốn ở bên Chúa phục vụ Chúa. Ông can ngăn Chúa lên thập tự giá; chém Măn-chu đứt lỗ tai…
Rất rất nhiều gương ông bố, bà mẹ thương con để rồi giết con. Tình yêu thiên nhiên mạnh hơn bão tuyết, sâu hơn đại dương; nó đốt cháy biết bao công trường thuộc linh.
Hoàng đế Constantin yêu Chúa bằng tình yêu thiên nhiên, để lại một hậu quả 17 thế kỷ Hội thánh Chúa thỏa hiệp tôn giáo: Nửa đạo nửa đời không giống ai.
Tóm lại:
Hoàng Đế A-ra-ba, Thái thượng Hoàng ý riêng, Hoàng Hậu tình yêu thiên nhiên hợp lực thành một bản ngã trung tâm bền vững. Nó ngăn cản Thánh Linh, hảm ép Vương quốc Ngài và rất cản trở trong công việc phá vở bản ngã để trở nên môn đồ .
4/ Bản ngã KHIÊM NHƯỜNG GIẢ BỘ:
Khiêm nhường giả bộ là anh em sinh đôi của đạo đức giả. Khiêm nhường để được tôn trọng, khiêm nhường để ci tơi kiêu ngạo tăng thêm.
Khiêm nhường cịn là một nghệ thuật đắc nhân tâm của những nhà chính trị, những nhà ngoại giao, những tăng lữ tôn giáo. Họ được huấn luyện theo kỹ năng từ các trường đào tạo chính quy bài bản, hay các viện thần học duy lợi, để đạt được mục đích cho tổ chức.
Khiêm nhường giả bộ là nữ hoàng kiêu hãnh tinh vi, siêu đẳng khiến người khác tôn mình làm vua, làm thánh một cách thỏa lòng. Một triết gia nói: “Từ chối một lời khen tặng là muốn được khen lần thứ hai”.
Động cơ của khiêm nhường giả bộ là làm sao cho mình được nổi bậc, lịch thiệp, là nhân vật quan trọng…
Giai cấp Pha-ri-si và giai cấp tăng lữ hiện đại là đặc trưng cho ông vua khiêm nhường giả bộ này. Họ là đạo diễn kiêm diễn viên đại tài: làm người khác khóc, khiền người khác cười… theo “đơn đặt hàng”.
Chúa Jesus chúng ta rất ghét, không tiếc lời sỉ nhục ông vua giả hình này: “dòng dõi dâm loạn, dòng rắn lục, khốn nạn, đáng rủa sả thay kẻ mù dẫn người mù….”
“ Họ làm việc gì cũng cố để người ta thấy,.. ưa ngồi trong đám tiệc, thích ngồi cao nhất trong nhà hội, muốn người ta chào mình giữa chợ, ưng người ta gọi mình bằng thầy” Mat 23:5
Ap-sa-lôm con trai vua Đa-vít đóng vai này thật tuyệt vời: Ong kiên nhẫn đứng trước cửa thành 3 năm, gặp bất cứ ai đến xin vua xét lẽ công bình, Ap-sa-lôn đến mị dân, lấy lòng với điệp khúc:
“Sự tình của ngươi thật phải và công bình, nhưng nơi đình vua có ai để ý nghe đâu! “ IIsam 15:3
Ong vua khiêm nhường giả bộ này là vũ khí lợi hại
Việt Vương Câu Tiển nằm gai nếm mật, nếm cả phẩn vua Ngô.
Hàn Tín vui vẻ luồn trôn như một tên bán thịt lợn.
Ngày nay, khoa học càng phát triển, giáo dục càng hiện đại, thì sự khiêm nhường giả bộ càng tinh vi. Cĩ thể nói là một kỹ nghệ lừ đảo.
Sự khiêm nhường thật, xuất phát từ tấm lòng đã được đổi mới theo thuộc linh, theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Lời nói thêm muối; tôn trọng người khác hơn chính mình, sống để phục vụ vì cớ Chúa. Làm được việc gì coi như làm cho Chúa, không báo công lập thành tích …. Chúa chú trọng bề trong:
“ Dầu bề ngoài có vẻ khôn ngoan là bởi thờ lạy theo ý riêng cách khiêm nhường và khắc khổ thân thể mình, nhưng không ích gì chống cự lòng dục của xác thịt”
Cô-lô-se 2: 23
Câu chuyện về “Hội thi khiêm nhường “
Có ông vua nọ thuộc loại minh vương. Đức vua muốn tuyển quan lại theo tiêu chuẩn đạo đức, ông tôn sùng đạo Nho của Không tử. Sau nhiều lần thi tuyển từ địa phương đến trung ương. Có một người đủ tiêu chuẩn vào gặp vua để nhận ấn tín làm quan.
Lễ đã chuẩn bị chu đáo. Đưc vua đã ngự lâm, văn võ bá quan, truyền thông truyền hình phóng viên trong và ngoài nước cĩ đông đủ.
Vua tuyên bố với mọi người : “đây là người đạo đức, khiêm nhường nhất nước, xứng đáng được nhận mão triều đại vương”. Vòng nguyệt quế, mão triều được vua tấn phong trong tiếng hoan hô như ong vở tổ
Anh chàng khiem nhường liền phát biểu: Tôi là người khiêm nhường nhất thế giới, kính vua vạn vạn tuế; chc quý vị bình an
Vị vua nổi nóng, liền sai lính chém đầu ngay.
Khiêm nhường nhất thế giới, nghĩa là hơn cả vua
5/ Bản ngã NHÂN QUYỀN:
Nhân quyền là đặc quyền mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời từ khởi thủy đã ban cho Adam để quản trị mọi lồi: chim trời, cá biển, động vật trên đất (Sáng-thế-ký 1:28c)
Nhân quyền (right) sinh ra uy quyền (authority) và năng quyền (power).
Quyền con người (human right) đã hiện thực hóa bởi bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, các nước đều phải ký vào và các bản hiến pháp cũng phải ghi vào như: Phải tơn trọng quyền tự lập hội, quyền tự do cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tư do ứng cử, bầu cử… Tất cả các quyền này đều xuất phát quyền mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã ban cho loài người.
Ngày nay, nhân quyền đã trở thành bản ngã, trở thnh thế lực vô hình thống lĩnh toàn thế giới. Nhân quyền lớn hơn cả chủ quyền, chính quyền; lớn hơn cả Đấng ban quyền cho con người .
Khi nào chúng ta tôn trong quyền của mình quá đáng, nó sẽ trở thành cá nhân chủ nghĩa: chỉ biết mình, quyền lợi mình, bất chấp quyền lợi người khác; chỉ biết quyền lợi dân tộc mình, khối mình rồi bắt nạt người khác, nước khác …
Chúa dạy, hãy quan tâm, tôn trọng lợi người khác nữa..
Ở Mỹ và u châu, bản ngã này rất kinh khủng .Họ tôn trọng trẻ em, phụ nữ thái quá, nghịch cả kinh thánh. Mục sư giảng tội lỗi có thể bị chụp mũ vi phạm nhân quyền; giảng đồng tính luyến ái bị đuổi khỏi nhà hội; giảng không được phá thai, đó là phạm tội giết người, sẽ bị ném đá…..Tôn trong nhân quyền thái quá sẽ trở thành bản ng.
Nươc Mỹ tôn trọng nhân quyền: Rước Nữ thần tự do về New-York một trăm năm trước; cho du nhập các văn hóa tín ngưỡng ngoại lai Đông phương, Phi châu.
Hậu quả: 10 điều răn của Đức Chúa Trời trong trường học, công sở phải di tản ra đường. Cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời: 11 tháng 9 (nine one one) l ngy đại tang thương của nước Mỹ; và cịn nhiều hệ lụy tồi tệ khác đang đến. Con gái Billy-Graham phải thịnh nộ pht biểu: “ Nếu Đức Chúa Trời không phạt nước Mỹ, thì Ngài phải xin lỗi thành Sô-đôm, Gô-mô-rơ”
6/ Bản ngã DÂN TỘC TÍNH:
Bản ng là tổng hợp các mối bang giao trong xã hội, đặc biệt quê hương , đất nước , dân tộc là tình yêu sâu đậm trong dòng máu của con người.
Mỗi nước có một đặc tính riêng, con gọi l dn tộc tính : dân Do Thái bản ngã khôn ngoan, thông minh , con cưng của Đức Chúa Trời. Mất nước 2000 năm mà trở lại lập quốc là điều chỉ có một không hai.
Việt nam chỉ sau Do thái, nô lệ 1000 năm Trung quốc mà không bị đồng hóa, mà lại dành được độc lập cũng là điểm son mà chỉ có người Việt nam mới hiểu được: bản ngã kiên cường bất khuất thà chết không chịu nô lệ mất nước.
Hoa kỳ một nước cũng có một không hai, mới thành lập hơn 200 năm nhưng chiếm đến 51% tổng sản lượng thế giới. Bản ngã “ đại ca” bề trên kẻ cả, từ thiện bố thí : “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” ; kiểu chơi của Mỹ cho tối huệ quốc nghe thật sốc, nhưng vì nghèo phải chấp nhận cuộc chơi kèo dưới.
Các giáo sỹ Mỹ, người Mỹ có kiểu sống như Từ Hải: thích an ban tế thế, như Thượng Đế ban ơn huệ cho dân nghèo.
Ngược lại, có những dân tộc thích làm nô lệ: “chết no hơn sống thèm” ; Nhu nhược không thích phấn đấu….
7/ Bản ngã TRUYỀN THỐNG
Mỗi địa phương tạo cho mình một biểu tượng, một huyền thoại, một nét đặc trưng riêng; nét đặc trưng cũng có thể bị người đời ban tặng thành đặc danh, thành ngữ đúng như bản chất cố hữu.
Việt nam chúng ta có 3 miền với 3 đặc trưng: miền Bắc chú trọng bề ngoài; miền Trung thì thâm trầm khó hiểu; miền Nam thì bộc bạch như ruột ngựa.
Riêng miền trung mỗi tỉnh cũng có đặc trưng riêng: “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định ngồi lo; còn Thừa Thiên ních hết”.
Truyền thống tạo vẻ đẹp cho quê hương, nhưng sống cho truyền thống, tự hào tự mãn về truyền thống, tạo nên bản ngã , tự làm hại cho mình, sống trên mây, hoang tưởng không thật tế. Đi mượn gạo phải mặc áo dài để giữ cái gọi là con nhà gia phong lễ giáo “ ăn bắc mặc kinh”. Nhiều hệ lụy của truyền thống thành lực cản tư duy và ngăn trở sự phát triển xã hội.
Người Mỹ phá vỡ bản ngã này với châm ngôn: “không bạn, không thù chỉ có lợi” .
Trung hoa đại quý quốc đã học đòi theo Mỹ: đổi lại thành: “Không cần mèo đen hay mèo trắng, chỉ cần mèo nào bắt được chuột”. Nhờ thay đổi phương châm này, mà cậu AQ của Lỗ tấn đã thành chú Sam Sư tử Châu á và kinh tế đã lên ngôi thứ hai thế giới.
Truyền thống bảo thủ của CM&A và cơ-đốc-giáo khác đã tự mình lấy dây trói tay chân mình; thích mặc bộ đồ khâm liệm của La-sa-rơ, sống với quá khứ..
8. Bản ngã CHỨC VỤ:
Châm ngôn đời thường cũng nhắc nhở tấm lòng chúng ta
“ Giàu đổi bạn, sang đổi vợ hay Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc”.
Chúng ta không hiểu được con người thật chúng ta. Con người chúng ta thay đổi như tắc kè Phi châu: sáng trắng, chiều vàng. Khi còn nghèo khổ, đói rách thì tình đồng chí: mặt nhìn mặt, tay nắm lấy bàn tay , chân buốt giá không giày, ôm nhau truyền hơi ấm, nên thơ cảm động biết bao. Khi cách mạng thành công: người làm giám đốc, xe con đưa đón; kẻ công nhân thiếu thốn đủ bề… bản ngã sẽ lộ nguyên hình cả hai
Châm ngôn của vua Sa-lô-môn, ông quá kinh nghiệm cuộc đời “ lên voi, xuống chó”
“Là tôi tớ khi được làm vua
Con đòi kế nghiệp bà chủ”
Châm 30:22-23
Vua Sau-lơ là nhân vật tiêu biểu
Vua Sau-lơ khi chưa lên ngôi vua. Lúc Sa-mu-en đến xức dầu cho ông làm vua: ông bẽn lẽn núp trốn dưới gầm giường . Nhưng khi lên ngôi Hoàng đế, Sau-lơ không còn như xưa: Ông thay lòng đổi dạ: không còn vâng phục Đức Chúa Trời; ganh tị, thù ghét , truy nã Đa-vít là tướng tài, có công với đất nước, cũng là con rể của mình.
Ông chỉ còn tôn vinh bản ngã mình thôi; tạc tượng cho mình để lưu danh hậu thế…
Kết thúc bản ngã chức vụ thật thê thảm: Cả nhà Sau-lơ chết thảm thương, đầu không còn nguyên vẹn
Sa-lô-môn với 1000 hoàng hậu và cung phi, chỉ còn nàng da đen Su-la-mít là thương ông thật lòng v.v…
9/ Bản ngã THẦY ĐỜI
Đây là hạng người có học thức, có đạo đức, có năng lực, có biệt tài, ảnh hưởng trên người khác. Cái gì cũng muốn tham gia, ý kiến và luôn cho mình là đúng nhất, ý kiến người khác là tầm thường. Khi người khác góp ý phê bình mình thì tức giận, bảo thủ quyết tử đến cuối cùng như mấy anh Quảng Nam hay cãi.
A-hi-tô-phe điển hình: chết cho cái tôi, ý kiến tôi, danh dự tôi
“ A-hi-thô-phe thấy người ta không theo mưu kế mình, bèn thắng lừa trở về nhà mình, rồi vào nhà. Sau khi sắp đặt mọi việc, thì thắt cổ tự tử”
II Sam 17:23
Châm ngôn việt nam “ Sống vinh hơn chết nhục”
Có anh chàng sợ vợ, nhưng lúc nào cũng bảo thủ: “Tôi không sợ vợ, chỉ nể vợ thôi. Tôi chỉ nghe vợ tôi khi nào vợ tôi nói đúng. Nhưng vợ tôi lúc nào nói cũng đúng cả”
Bản ngã này, lúc cũng hào hiệp, hy sinh cao cả để mọi người tôn trong mình, tung hô mình.
10/ Bản ngã THÍCH LÀM ĐẦU: ĐI-Ô-TRÉP
Có người thích làm đầu vì tham lợi, cũng có người vì tham danh; sẵn sàng bỏ tiền mua cho được chút chức quyền để kiêu hảnh với đời.
Đi-ô-trép là nhân vật mà sứ đồ Giăng phải lên tiếng cảnh báo coi chừng Đi-ô-trép đem sự chia rẽ Hội thánh:
“ Nhưng Đi-ô-trép là kẻ ưng đứng đầu Hội thánh không muốn tiếp rước chúng ta” III Giăng 1:9b
A-bi-ma-léc cũng là nhân vật gian ác trong thời Các Quan xét, muốn chiếm đoạt ngôi vua , đã giết chết hết 70 Vương tử là anh em cùng cha khác mẹ với mình, chỉ còn sót lại Giô-tham. Và câu chuyện ngụ ngôn của Giô-tham về các cây để nói lên kẻ gian ác (cây gai) thích làm vua:
“ Giô-tham hay điều đó, bèn đi lên đứng trên chót núi Ga-ri-xim, cất tiếng la rằng: Hỡi người Si-chem, hãy nghe ta và nguyện Đức Chúa Trời nghe các ngươi! Các cây cối đều đi xức dầu cho một vua cai trị chúng nó. Chúng nó nói cùng cây ô-li-ve rằng: Hãy cai trị chúng tôi. Cây Ô-li-ve đáp: Ta há sẽ bỏ dầu ta mà Đức Chúa Trời và loài người đều tôn vinh, đặng đi xao động trên cây cối ư? Các cây cối lại nói cùng cây vả rằng: Hãy đến cai trị chúng tôi. Nhưng cây vả đáp rằng: Ta há sẽ bỏ sự ngon ngọt và trái tươi tốt ta đặng đi xao động các cây cối ư? Đoạn các cây cối nói với cây nho rằng: Hãy đến cai trị chúng tôi, Nhưng cây nho đáp: Ta há sẽ bỏ rượu ngon ta , là thứ làm vui lòng Đức Chúa Trời và người ta, đặng đi làm xao động trên các cây cối ư?. Bấy giờ, hết thảy cây cối nói với gai gốc rằng: Hãy đến cai trị chúng tôi. Gai gốc đáp: Nếu bởi lòng chân thật mà các ngươi muốn xúc dầu ta làm vua các ngươi, thì hãy đến núp dưới bóng ta; bằng không, nguyện lửa ra từ gai sẽ thiêu nuốt cây bá-hương Li-ban đi”.
Những người thích làm đầu ( Chúa không kêu gọi) , cũng giống như gai gốc chỉ cần có sự đề nghị là như mơ ước từ kiếp trước: Ok liền, và cũng không ngừng ngại công bố lửa thiêu nuốt ai không thi hành lịnh độc tài của gai.
Lãnh đạo Cơ-đốc-giáo ngày nay, đầy dẫy hạng gai gốc, hạng Đi-ô-trép. Họ phấn đấu vào Hội thánh để kiếm danh-lợi-quyền; nhưng buồn thay! hội chúng vẫn thích, vẫn nộp 1/10 và hơn thế nữa để duy trì tổ chức hai bên đều có lợi: “Dễ mình dễ ta, vui vẻ cả làng”. Cho đến khi “ gai gốc đốt hết cây cối”thì mới ăn năn. Lúc đó, phải trả giá rất đắt cũng giống như dân Si-chem nầy phải chịu chết dưới tay bạo chúa A-bi-ma-léc!
11/ Bản ngã TỰ TÍN
Tự tín là tin quá đáng vào tài năng, đức độ mình. Không biết mình là ai? “Chưa thấy quan tài chưa rơi lệ”. Câu chuyện Phi-e-rơ và các sứ đồ nổ với Chúa trong vườn Ghết-sê-ma-nê:
“Dầu tôi chết với Thầy đi nữa, tôi chẳng chối Thầy đâu? Hết thảy môn đồ đều nói như vậy” Mat 28:35
Gióp cùng 3 bạn gióp đều tự tin lời biện hộ mình. Cho đến khi nào Chúa mở mắt, chúng ta sẽ thấy mình lõa lồ, tan vỡ như Phi-e-rơ chối Chúa 3 lần, Gióp và các bạn Gióp đều ăn năn tan vỡ.
Trung tín, xác tín khác với tự tín. Trung tín là thể hiện niềm tin từ tấm lòng chân thật, niềm tin dựa trên lời Chúa, trông cậy Chúa. Mình luôn thấy mình không ra chi, yếu đuối; luôn núp mình trong Chúa, không khoe tài, khoe đức. Tự tín là thấy mình tốt lành, hay chê người khác. Nghĩ mình tốt, làm được nhiều việc tốt, sống ngay lành, uy tín với mọi người.
Ví dụ: Một người nhà giàu có lương tâm tốt, có đức tin truyền thống như người trai trẻ giàu có. Bản ngã tự tín rất lớn trong họ. Họ không nghĩ rằng: họ đang làm được những việc lành, vì chưa có hoàn cảnh để làm những việc ác. Khi tận cùng bằng số sẽ thấy mình là ai!
Chính Phao-lô đã kinh nghiệm tan vỡ và thốt lên:
“Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành ,nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn…..Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?”
Rô-ma 7: 18,19,24
Chúng ta không hiểu mình như Chúa hiểu mình!
“ Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, và nhờ cậy Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc đó” Thi 37:5
12/ Bản ngã NGHỀ NGHIỆP:
Mỗi nghề có mỗi bản ngã khác nhau. Nghề tạo nghiệp. Nghiệp cũng chính là bản ngã hay “bịnh nghề nghiệp”
Charlot với truyện phim hài, nói về một anh chàng công nhân với bịnh nghề nghiệp: sống ám ảnh với cây khóa xiết ốc vít trong tay, gặp nút áo cô gái cũng tưởng ốc vít cần phải xiết!
Công việc làm hàng ngày hình thành bản ngã này:
Công nhân thì giờ giấc nghiêm túc
Nông dân thì tự do tùy tiện
Ngư dân thì phóng túng, bộc trực, rất tín ngưỡng
Giáo sư thì bề trên, kẻ cả hay dạy đời, coi mọi người như học trò mình.
Mục sư thì tưởng mọi người là chiên mình, mình là thầy đời
Các nhà bác học thì chẳng biết trời đất, vợ con, khoa học là số 1
Giám đốc thì lúc nào cũng lớn lịnh, coi“mọi người như người mọi”
v.v và v.v……
13/ Bản ngã TỰ TÔN:
Những người có bản ngã tự tôn là quá tôn trọng mình, gia đình mình, Hội thánh mình. Cái gì thuộc về mình thì nâng niu trau chuốt; điều gì thuộc người khác thì chê bai, tìm cách bát ra.
Ha-man là nhân vật tiêu biểu. Ông quá kiêu ngạo, tự tôn; muốn đạt địa vị cao nhất trong triều thần vua A-suê-ru bằng mọi giá, kể cả gian ác.
“ Sau các việc ấy, vua A-suê-ru thăng chức cho Ha-man, con trai của Ham-mê-đa-tha, người A-gát và làm nổi danh người, đặt ngôi người trên các quan tướng ở cung vua. Hết thảy thần bộc tại nơi cửa vua đều phải cúi xuống lạy Ha-man…” Ê-xơ-tê 3:1-2
Tự trọng thái qua sẽ thành tự tôn.
Trong Hội thánh không ít người giàu có muốn chút danh gì với núi sông! Muốn người khác, xã hội tôn trọng mình, họ dùng đủ mọi thủ đoạn, dâng hiến tiền bạc, mua quan bán chức, ngay cả chức mục sư, chấp sự…
14 / Bản ngã TỰ ÁI:
Đây là một trong những trung tâm của cái tôi. Tự ái là tự yêu mình quá đáng; đụng cái gì cũng giận, cũng vấp phạm, cũng tổn thương; bắt mọi người phải yêu thương họ như họ yêu chính họ. Tự ái là anh em của tự tôn. Lúc nào cũng xét nét, lo sợ người khác ý kiến, ý cò về mình. Sống với trái tim nhạy bén , dễ xúc động, nước mắt lúc nào cũng dễ tuôn tràn. Những người nầy có đời sống tình cảm vui buồn, yêu ghét ảnh hưởng bởi người khác tác động.
Áp-ne – quan tổng binh của vua Sau-lơ tự ái với nhà Sau-lơ khi bị Ích-bô-sết- con vua Sau-lơ góp ý không được lấy vợ lẽ cha mình. Vì tự ái cá nhân, ông giận dữ, phản bội nhà Sau-lơ bèn sang làm hàng thần lơ láo cho nhà Đa-vít .
Bổn ngã tự ái của Áp-ne lớn hơn cả sự nghiệp, lớn hơn cả đất nước Y-sơ-ra-en mà chính ông đã dày công xây đắp hơn 40 năm (II sam 3:6-21)
Hậu quả ông phải trả giá bằng mạng sống mình dưới lưỡi gươm của Giô-áp
Ngược lại Na-a-man quan tổng binh xứ Si-ri, không tự ái với cả con đòi, không tự ái với tiên tri Ê-li-sê . Ông đã nghe lời con đòi và vâng phục tiên tri Ê-li-sê nên được Chúa xót thương chữa bịnh phung cho ông.
Người có bản ngã tự ái cao, rất khó làm việc chung được cứ ai, với tổ chức nào hết. Từ thất bại đến thất bại ,thậm chí bỏ mạng như Áp-ne .
15/ Bản ngã TỰ TI:
Tự ti là biến tướng của tự tôn, vì muốn được mọi người xem mình có giá trị, nên phải tạo ra đời sống xét nét, dè chừng, khúm núm. Tự hạ mình thái quá, sống trong vỏ sò, sống trong kịch bản mình đã viết sẵn. Nghèo không dám nói nghèo, không cần ai giúp đỡ…
Bản ngã này khó hòa hợp được với ai, lúc nào cũng nghĩ mình thấp hèn, bất tài, vô dụng hơn người khác. Chính vì vậy, họ khó cởi mở với mọi người, sống cô đơn trong thú đau thương!
16/ Bản ngã TỰ THỎA MÃN:
Sống nội tâm, bất chấp dư luận : Chơi với Chúa, không cần bạn bè người thân. Bản ngã này rất khó sửa, tính tình khép kín không bộc lộ , núp trong vỏ sò, không cởi mở, từ từ sẽ thành người cõi trên, tự kỷ ám thị, thích làm “anh hùng núp”
Họ muốn ban cho, không cần nhận lại; thích chơi với Chúa. Hội chúng địa phương chỉ thích hưởng thụ Chúa, đến thờ phượng chỉ gục đầu gọi là hưởng thụ Chúa; không cần quan tâm ai! Không cần trả giá để trở nên môn đồ. Đây là một ảo giác thuộc linh, như phê như bạch phiến ru hồn vào thế giới thần tiên.
17/ Bản ngã TU SĨ MỤC SƯ
Được dạy dỗ, được tôn trọng, rồi tưởng rằng mình được quyền là thầy thiên hạ, bề trên mọi người. Chúa dạy: muốn làm thầy thì phải làm tớ. Họ chỉ thích vế đầu, vế thứ hai bắt người khác làm. Họ học tập cách đi, cách đứng, nói năng cho ra vẻ mục sư. Họ tạo uy nghi bằng hình thức bên ngoài, giữa tín đồ và mục sư phải có khoảng cách; trong hội thánh ăn uống thông công, mục sư phải có mâm riêng.
Ngày nay, mục sư thành phẩm hàm; giáo hội tấn phong trông oai phong lẫm liệt, bắt mọi người tôn trọng. Vợ, con cũng được ăn theo. Ai gọi bằng thầy,cảm thấy khó chịu buộc phải chính danh ngay.
18/ Bản ngã QUÂN TỬ TÀU
Luôn tỏ mình là người cao thượng, muốn cho người khác thấy mình cao thượng. sẵn sàng chơi đẹp vượt khả năng cho phép : giúp đỡ người khác, bao dung người khác: “Đi đường dẫu thấy bất bình mà tha”. Mọi việc làm của họ chỉ để mình được tôn cao .
19/ Bản ngã HOÀI CỔ:
Những người già bảo thủ thường sống với quá khứ, đặc biệt những kỷ niệm đẹp, oai hùng. “Thăng long hoài cổ”, “Chiến thắng Điện Biên”…
20/ Bản ngã Ân tứ- đức tin
Hội thánh Cô-ring-tô là hội thánh Chúa cho nhiều ân tứ. Chính nhiều ân tứ đã sinh kiêu ngạo, chia rẽ bè đảng.
“ Vì chưng anh em dư dật về mọi điều ban cho, cả lời nói và sự hiểu biết… Cũng chẳng thiếu một ơn nào !”
ICor 1:5
“ Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em là người thuộc linh, nhưng như người xác thịt, như với con đỏ trong Đấng Christ vậy” ICor 3:1
Ân tứ, tài năng, chức vụ và cả đức tin khác với thuộc linh là vậy. Đôi khi đức tin càng lớn, xác thịt càng kinh khủng; chức vụ càng cao, xác thịt càng tinh vi.
“ Sự hay hiểu biết sinh kiêu căng; còn tình sự thương làm gương tốt” ICor 8:1b
Bản ngã là bản ngã kiêu ngạo thuộc linh
21/ Bản ngã SẮC ĐẸP-HỌC GIỎI- THÔNG MINH- CON NHÀ GIÀU
Điều này quá dễ hiểu, vì được xã hội tôn vinh, được người khác nhờ cậy; tự nhiên thấy mình trỗi hơn người khác. Thậm chí mình trở thành bề trên, kẻ cả , lớn lịnh. Chỉ nước Mỹ có “ Tối huệ quốc”
Loài người vinh danh thần tượng, đi tìm thần tượng, mong được làm thần tượng.
Hội thánh Lao-đi-xê
“ Ta giàu, ta đã qua giàu rồi, không cần chi nữa”
Khải 3:17a
Họ có thể đem của cải bố thí rời rộng để thỏa mãn cái mình sở hữu. Thích làm Thượng đế người khác.
22/ Bản ngã TÔN GIÁO ( GIÁO PHÁI)
Giống như bản ngã truyền thống : mỗi giáo phái có tự hào riêng. Tự hào đó tạo cố chấp, giết chết sự thay đổi của thời đại.
Các hệ phái truyền thống bảo thủ như CM&A, Báp-tít, Giám lý không chấp nhận phong trào Thánh linh tiếng mới; không chấp nhận ngợi khen thờ phượng vổ tay nhảy múa.
23/ Bản ngã BỆNH SĨ:
Người đời gọi bệnh sĩ lớn hơn bệnh tim. Binh sỹ: tốt khoe, xấu che; tốt một nổ thành mười : khoe khoang, khoác lác.Nghèo rớt mồng tơi, nhưng ra đường ăn mặt tưởng ông hoàng, bà chúa.
Đi mượn gạo phải mặc áo dài, áo rách phải giữ lấy lề. Lịch sự, tự trọng là tốt; nhưng không sống thật với chính mình, không khiêm nhường trong hoàn cảnh của mình; sống trên mây, ảo tưởng lúc nào cũng sợ người đời chê mình nghèo, chê mình ngu : “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.
Nghèo đi mượn gạo lại phải mặc áo dài. Tại sao không bán áo dài mua gạo; lại ảo tưởng về quá khứ làm gì cho mệt
24/Bản ngã HAM MÊ CÔNG TÁC:
Hội thánh Ê-phê-sô mắc phải điều này: thích công tác, ham lăng xăng với con người hơn là yêu Chúa. Bản ngã này phần lớn chúng ta đều vướng phải
“ Ta biết ngươi, sự khó nhọc ngươi, sự nhịn nhục ngươi; ta biết ngươi không dung túng kẻ ác, lạ biết phân biệt sứ đồ giả, ngươi đã rõ chúng nó nói dối. Ngươi hay nhịn nhục và chịu khổ vì danh Ta không mệt nhọc”
Khải 2:2-3
Nếu chỉ dừng ngang đó, Hội thánh này không chỗ chê, thật tuyệt vời, là hội thánh thuộc linh.
Nhưng Chúa nhìn khác. Hội thánh này phạm tội trọng vì đã xem công tác, thích công tác, tôn trọng tín đồ hơn Chúa.
“ Các ngươi đã mất tình kính mến ban đầu” c 4
Chúng ta thử hình dung, có một ông chồng nọ chỉ lo làm tiền, làm giàu; ông sắm cho vợ nhà lầu xe hơi cùng tiện nghi sang trọng. Nhưng ông chỉ lo công danh sự nghiệp, bạn bè, cuối tuần vui chơi với người mẫu, tiệc tùng liên miên. Thử xem, người vợ nào chịu nỗi! Chấp nhận được?
Tại sao vợ tổng thống Nga Putin, tổng thống Pháp Miteran li dị ? Câu trả lời các ông chỉ lo công việc, lo chuyện đại sự. Các bà,người vợ chân chính chỉ thích người chồng là chồng; đâu cần người chồng là tổng thống. Tổng thống không thay được tình yêu- đạo vợ chồng. Họ quyết định ly dị là khôn ngoan
Chúa đã cảnh cáo, Chúa đã ghen vì chúng ta đặt Chúa dưới công tác, dù đó là công tác hầu việc Ngài. Chúng ta phải yêu Ngài hơn tội nhân, yêu Ngài hơn yêu hội thánh, hơn cả công tác vì Chúa. Chúa là cội nguồn của công tác, của các mối quan hệ xã hội. Chúa phải số một trong tấm lòng chúng ta.
Chúng ta nói chuyện với con người hàng giờ, tương giao cả ngày không thấy mệt, càng nói càng hăng. Còn nói chuyện với Chúa thì uể oải, chỉ báo cáo qua loa dăm ba phút… Chúa đã thạnh nộ
“ Ta cất chân đèn ngươi” c 5
Người vợ không cần chồng quá giàu, không cần địa vị nỗi danh nỗii tiếng. Họ cần tình yêu, cần bên nhau chăm sóc trìu mến. Tiền bạc, danh vọng không mua được tình yêu là thế đó.
Sứ đồ Phao-lô đã kinh nghiệm
“ Nhận biết Chúa Jesus là quý hơn tột bậc, Ngài là Chúa tôi, tôi vì Ngài liều bỏ mọi sự mà thế gian xem là thần tượng”
Hãy yêu Chúa trên hết mọi sự
“ Nếu có đến theo Ta mà không ghét cha mẹ,vợ con, anh chị em mình và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ Ta” Lu 14:26
25/ Bản ngã CHẾT VINH HƠN SỐNG NHỤC:
Người Nhật khi thất trận không chịu đầu hàng: mổ bụng tự sát. Đức quốc xã, tự cho mình là người da trắng thông minh hơn dân tộc khác.
Hàng năm số người tự tử ở Nhật và Hàn quốc đứng đầu thế giới vì bản ngã này.
Chúa cấm tự tử, vì tự tử là anh hùng trong hèn nhát; họ không giám sống thực với chính mình vốn yếu đuối: Trốn chạy sự thật thất bại của mình.
Chúa định chúng ta phải chết cách nào! Chúng ta không có quyền chết theo ý muốn chúng ta, dù đó là chết vì chính nghĩa hay vì Chúa
Có một tôi tớ Chúa ở Trung cộng ông Vương minh Đạo. Ông bị tù khổ sai quá lâu, vượt sự chịu đựng; ông định tự sát bằng giòng điện.
Sau đó, Chúa cáo trách, ông ăn năn; chấp nhận chịu khổ vì cớ danh Ngài.
“ Thân thể chúng ta là đền thờ của Chúa; ai hủy phá đền thờ Đức chúa Trời hủy phá lại”
Tự sát là hành vi hèn nhát, vì không dám đối diện với sự thật, đối diện với chính mình và mọi người chung quanh. Đức Chúa Trời chống lại kẻ nào tự hủy hoại thân thể mình; đó là hình thức kiêu ngạo tinh vi.
26/Bản ngã TỪ THIỆN
Tổ phụ chúng ta đã ăn trái cây biết điều thiện và ác; nên bản ngã làm điều thiện rất khó nhận ra. Hội thánh Thi-a-ti-rơ và Công giáo La mã ngày nay mắc phải:
“Ta biết công việc ngươi, lòng thương yêu ngươi,đức tin ngươi và sự hầu việc trung tín ngươi. Công việc sau rốt ngươi còn hơn công việc ban đầu nữa” Khải 2:19
Cơ-đốc-nhân làm từ thiện là việc bình thường; làm từ thiện vì yêu Chúa, vì vâng phục lời Chúa là điều Chúa cần có. Nhưng làm từ thiện xem như là điều kiện để được cứu chuộc, đồng công cứu chuộc là điều sai lầm lớn.
Những người có lương tâm tốt, hồn nghệ sĩ dễ rung động, là một rào cản lớn; bản ngã này khó tan vỡ, họ nghĩ rằng họ đã thuộc linh rồi; họ cũng được xã hội và hội thánh tôn trọng.
27/Bản ngã CỐ CHẤP:
Cố chấp là một trong những bản ngã khó trị nhất. Nó cũng giống tội thờ hình tượng; bất cứ điều gì nó lý luận theo ý riêng rất hợp tình hợp lý. Nó có khả năng chuyển trắng thành đen, chuyển xấu thành tốt.
Bọn Pha-ri-si cái gì nó cũng nói được. Người đời cũng nói : “Cao chê nhỏng, thấp chê lùn”; “mập chê béo, ốm chê gầy”… Tính cố chấp đem đến tan nát gia đình và hội thánh.
Cố chấp nghịch lại tính ngay thẳng. Vua Sau-lơ cố chấp, Chúa đã xóa sổ ông và cả dòng giống ông.
28/ Bản ngã THÍCH NỔI TIẾNG:
Ngày nay, bản ngã thích nổi tiếng là đặc trưng của thời đại. Từ cá nhân cho đến quốc gia, ai cũng muốn làm mọi cách để ghi tên vào sách Ghi-nét.
29/ Bản ngã KIÊU NGẠO THUỘC LINH ( Lao-đi-xê):
Lao-đi-xê là hội thánh thứ 7 trong 7 hội thánh khải huyền. Hội thánh này giống hội thánh Cô-rinh-tô cái gì cũng vượt trội, sinh ra kiêu ngạo, bại hoại
“ Anh em đã dư dật mọi điều ban cho…Cũng chẳng thiếu một ơn nào…. I Cor 1:5-7
“ Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa”
Khải 3:17a
30/ Bản ngã CƯỜNG ĐIỆU HÓA (NỔ):
Thích tăng cường sự việc cho vui. Người có tính này thường đem nhiều trận cười; nhưng gây nhiều vấp phạm tổn thương cho người khác. Lời nói họ luôn thêm bớt cho hấp dẫn, thiếu công bằng trung thực.
31/ Bản ngã CHỈ BAN CHO KHÔNG NHẬN LÃNH
Đây là bản ngã tinh vi, thích làm Thượng đế ,muốn làm bề trên kẻ cả, làm thầy thiên hạ, bắt thiên hạ quy phục mình. Đây là dạng bản ngã kiêu ngạo tinh vi, rất khó ăn năn. Kinh thánh nói ban cho phước hơn nhận lãnh; chứ không nói chỉ ban cho không cần nhận lãnh. Nhận cũng là phước, chỉ kém hơn ban mà thôi.
DÂN SÓT:
“ Nhưng con cháu Bên-gia-min không đuổi được dân Giê-bu-sít… Ma-na-se không đuổi được Bết-sê-en…. Ép-ra-im chẳng đuổi ca-na-an … Bét-sê-mét…”
Quan xét 1:21-27
“ Giô-suê cùng các trưởng lão Y-sơ-ra-en lập giao ước với Ga-ba-ôn”
Dân sót cũng là hậu tự của bản ngã. Chúng ta có thể chết 31 vua; nhưng dân sót luôn tồn tại trong chúng ta. Nó cũng như cái gai để chúng ta khỏi kiêu ngạo.
Chúng ta có thể tìm thêm rất nhiều bản ngã khác như những dân sót mà chúng ta không thể diệt hết được.
Tôi không dám tự hào, tự mãn đã học xong. Tôi tiếp tục học những bài này hàng ngày; học tập – chết hàng ngày. Bản ngã vẫn đội mồ sống dậy, dạo chơi đây đó, là chuyện hàng ngày.
Quý vị thử cầu nguyện : Chúa ơi! Bản ngã con đã chết chưa? Chúa sẽ trả lời ngay – Nó thứ dậy như sư tử nhốt, bị đói lâu ngày
Mục đích bài viết, giúp chúng ta thêm kiến thức, thêm kinh nghiệm. Bài viết giải cứu được những gì mình cảm thấy ngăn trở tình yêu Chúa, công việc Chúa.
Hãy tra xét tại sao đời sống thuộc linh chúng ta chai lì, không kết quả, chậm thay đổi.
Qua bài này, chúng ta đối chiếu và tìm lối đi thích hợp. Suy gẫm cau này
“Nếu hạt lúa mì kia chẳng chết sau khi gieo xuống đất thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả được nhiều”
Giăng 12: 24
CHƯƠNG V: CÁCH DIỆT 2 THÀNH VÀ 31 VUA
Như phần đầu đã đề cập, tội xác thịt giống như anh chàng ăn cắp vặt, lời ăn tiếng nói giống du côn, hàng tôm hàng cá; hoặc như tội hình sự thấy ghét, tội tỏ tường ai cũng dễ nhận ra.
Nhưng tội bản ngã thì khác, đôi lúc rất dễ thương, dễ mến, trông thuộc linh hơn cả người thuộc linh. Mọi người xem như thần tượng.
Đức Chúa Trời cũng không dễ dàng chỉ cho họ thấy ngay. Ngài phải dùng nhiều cách, nhiều lần để thuyết phục sự mầu nhiệm bản ngã: Gia-cốp phải mất 20 năm; Gióp cũng phải hơn 3 năm; sứ đồ Phao-lô mất 1/4 thế kỹ.
Người đời cũng nói, phá vỡ một nguyên tử còn dễ hơn phá vỡ một thói quen” sống để bụng, chết mang theo”.
Bản ngã cũng góp phần tôn vinh Đức Chúa Trời, đôi lúc bản ngã cũng đồng công với Sa-tan làm tổn hại chương trình của Chúa.
Nhận chân được Đức Chúa Trời là Đấng hiện hữu đã là một khám phá vĩ đại. Nhận rõ được mình là tội nhân để ăn năn cũng là điều kỳ diệu.
Giờ khám phá được bản ngã cũng như khám phá một hành tinh lạ. Giải cứu bãn ngã cũng giống như tìm được thần dược chữa được bệnh sida.
Dân Y-sơ-ra-ên quá mệt mỏi, với đức tin ăn theo Môi-se trong 40 năm đồng vắng, rồi phải chết thảm thương đã.
Thế hệ Giô-suê mới phải đối diện với thách thức mới, đức tin mới. Họ phải đổi mới toàn diện để tiến vào chiếm xứ Ca-na an đượm sữa và mật.
Đức tin này là đức tin đột phá, đức tin liều mình, đức tin vâng phục vô điều kiện: Phải chết khôn ngoan riêng, tư duy khoa học đúng sai.
Đức tin này được ví như hỏa tiễn đẩy phi thuyền ra khỏi ra khỏi trái đất, để đến một hành tinh lạ.
Chính Đức thánh Linh sẽ dẫn dắt chúng ta sử dụng lời Chúa đúng thì, đúng lúc
“ Phải đầy dẫy Thánh linh, bước đi theo Thánh linh”.
Phải đầy dẫy Thánh linh; Chỉ có Thánh linh mới giúp chúng ta nhận rõ bản ngã và phá vỡ được bản ngã.
1/ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ THẮNG BẢN NGÃ
a/ Dọn mình thánh sạch:
“ Giô-suê nói cùng dân sự : Hãy làm cho mình ra thánh vì ngày nay, ngày mai Đức Giê-hô-va sẽ làm những việc lạ lùng giữa các ngươi” Giô-suê 3:5
Chữ dọn mình hay tự thánh hóa mình, là ý thức về tầm quan trọng số 1 của mỗi cá nhân. Phao lô gọi là: Tôi bắt thân thể tôi vâng phục Đấng Christ.
Không thông hiểu điều này thì lý thuyết 2 thành 31 vua cũng chỉ là những nghị quyết, giáo lý suông, không thể nào tiến qua được sông Giô-đanh; không thể đụng chạm được lớp vỏ bản ngã để kinh nghiệm những sự lạ lùng sắp xảy đến.
Đức Chúa Trời sẽ vén bức màn u minh bản ngã giữa nơi chí thánh và nơi thánh để ánh sáng vinh quang nơi chí thánh tỏa ra nơi thánh. Lửa Thánh Linh từ tâm linh ấm dần xuống tâm hồn , bản ngã dần dần bị thiêu đốt.
b/ Đức tin liều mình
Đức tin liều mình là đức tin coi như đã chết. Đây là cuộc phiêu lưu kỳ thú của một lãng tử thích đi tìm chân trời mới. Đức tin này khác xa đức tin vượt biển đỏ: dân Y-sơ-ra-ên chỉ cần ăn theo đức tin của Môi-se.
Đức tin để vượt sông Giô-đanh, tiến vào đất hứa Ca-na-an là đức tin liều mình, trông vô lý, phi khoa học, rất khó nghe.
“ khi thầy tế lễ khiêng hòm giao ước của Giê-hô-va, là Chúa của cả thế gian, mới đặt chân xuống nước sông Giô-đanh, thì nước của sông, tức nước từ nguồn chảy xuống, xẻ chia ra và dồn lại thành một đống” Giô-suê 3:13
Chỉ có những người kinh nghiệm phép lạ Chúa làm mới hiểu những điều này.
c/ Phải chịu tỉa sửa
Đây là điều khó khăn nhất, vì bắt đầu đụng đến tư dục, quyền lợi cá nhân. Phải từ bỏ điều mình thích, yêu cái mình ghét…” khối u ung thư độc sắp lên bàn mổ”!
“ .. Hãy sắm sửa dao bằng đá lửa và làm phép cắt bì cho dân Y-sơ-ra-ên lần thứ nhì” Giô-suê 5:2
Phép cắt bì ở đây là phép báp-tem bằng lửa , có nghĩa phải chịu đau đớn, đau đớn vượt hơn bình thường; cả thân-hồn-linh tan vỡ. Ngay Chúa Jesus còn chịu không nỗi.
“ Có một phép báp tem mà ta phải chịu, ta đau đớn biết bao, cho đến chừng nào phép ấy được thành toàn”
Luca 12:50
Phi-e-rơ cũng khẳng định:
“ Vì người nào đã chịu khổ trong xác thịt thì dứt khỏi tội lỗi”
I Phi-e-rơ 4:1
d/ Phải có môn đồ thật và Hội thánh địa phương giúp đỡ:
Lý thuyết bản ngã chỉ học một ngày, nhưng từng trải tan vỡ bản ngã thì phải hằng năm, thập niên và suốt đời.
Vì sự khó khăn, phức tạp này nên chính Chúa là người Thầy đi trước làm gương, tiếp đến là các sứ đồ và cả Hội thánh công vụ sứ đồ có đủ uy quyền giúp đỡ môn đồ phá vỡ bản ngã.
2 /CÁCH ĐÁNH THÀNH GIÊ-RI-CÔ :
a/ Thành Giê-ri-cô: vững chắc- đóng chặt
Thành Giê-ri-cô là thành thế gian, chứa đầy vàng bạc, quý kim. Thành kiên cố lại được cố thủ quyết tử.
Nếu tương quan lực lượng, dân Y-sơ-ra-en không thể nào đánh thắng, 10 thám tử đã đầu hàng từ đầu.
Nhưng Giô-suê cùng dân Y-sơ-ra-en không nhìn hoàn cảnh. Họ nhìn xem Chúa toàn năng. Họ chỉ biết vâng phục- vâng phục làm châm ngôn ; sẵn sàng chết hết mọi ý riêng, đúng sai, phải trái.
“.. Các ngươi chớ lo, chớ có nghe tiếng nói về mình, chớ có ra một lời từ miệng các ngươi cho đến chừng nào ta biểu rằng: hãy la lên ! bấy giờ các ngươi hãy la” Giô-suê 6:10
Bài học này được ôn lại từ đồng vắng:
“ Đức Giê-hô-va sẽ chiến cự cho, còn các ngươi cứ yên lặng” Xuất 14:14
b/ Nhịn nhục đến điều
Yên lặng là bài học rất khó; bản chất bản ngã là năng nổ, hung hăng, tự tín, không bị kích động bởi hoàn cảnh đối phương. Chúa bắt phải chết, chết tư duy thiện ác của trái cây biết điều thiện và điều ác. Phải phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, phải nhịn nhục đến điều
“ ….Phải đi chung quanh thành một ngày một lần, trong vòng 6 ngày…” Giô-suê 6:3
c/ Đức Chúa Trời cho Giê-ri-cô sụp
Đến đây chúng ta thấy như câu chuyện huyền thoại. Có gì khó với Ngài; chỉ khó với tấm lòng chúng ta không vâng phục. Ngài phán một tiếng có vũ trụ; Ngài hô một tiếng thì mọi vua chúa đời này xuống biển đỏ. Nhưng chúng ta không dám tin, đó là nan đề lớn nhất!
“ … Vừa khi dân sự nghe tiếng kèn, bèn la lên và vách thành liền ngã sập, dân sự leo lên thành, mỗi người ngay trước mặt mình. Chúng chiếm thành” Giô-suê 6:20
Đọc qua câu chuyện này như là câu chuyện phim, ai cũng tin, cũng thấy Chúa toàn năng. Nhưng ứng dụng trong đời thường của mỗi chúng ta, không đơn giản! Thành Giê-ri-cô đời nay là sự tham mê của mắt, tham mê xác thịt,và sự kiêu ngạo của đời vẫn là bài học muôn thuở tự cổ chí kim cho bao anh hùng đức tin phải ngã ngựa như: Ghê-ha-xi (môn đồ ruột của tiên tri Ê-li-sê) ,tiên tri Ba-la-am, ,Sam-sôn, Hoàng đế Sa-lô-môn…. Các ngài Chủ tịch, Tổng quản nhiệm đời nay, cũng vì đô-la mà thầy trò phân rẽ, chia ly, kéo nhau ra tòa án dân ngoạiv.v… Không đủ giấy mực để ghi chép lại bài học này.
d/Phải dâng vàng bạc của Giê-ri-cô cho Đức Giê-hô-va:
Đây là bài học đầu tiên, như cánh cửa, như con đường tiến vào chiếm xứ, chiếm bản ngã. Tự chúng ta không ai đủ can đảm, đủ đức tin để dâng tiền bạc, tài sản, nhà cửa, vợ con cho Chúa. Chúng ta cầu nguyện, Chúa sẽ hành động bằng cách Chúa cất hết những thứ mình yêu thích, cùng những gì mình tậu được. Chúng ta không hơn người trai trẻ giàu có, không hơn Gióp. Ai cũng biết phải mất tất cả để nhận lãnh trăm lần hơn đời nay và sự sống đời đời. Nhưng thành Giê-ri-cô ngày xưa bằng gạch vững chắc, đóng chặt. Thành Giê-ri-cô, thành thế gian ngày nay bằng bê-tông cốt thép với khóa điện tử còn chặt hơn nhiều! Chúa thì con vẫn yêu, nhưng thế gian thì con yêu nhiều hơn Chúa! A-can đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên thất bại. Ngày nay, vẫn còn nhiều “A-can” núp bóng phá hoại Hội thánh!
3/ CÁCH ĐÁNH THÀNH A-HI
A-hi được gọi là thành kiêu ngạo, thành tự mãn. Chúa cho thất bại để dạy Giô-suê bài học tự mản, tự phụ.
a/ Chủ quan- cẩu thả
Những thám tử đi do thám quá cẩu thả, thành A-hi có cả 12.000 người ( Giô-suê 8: 25) , nhưng họ chỉ nói có chừng vài ngàn.
Rồi họ trở về trình với Giô-suê: không cần đem cả dân chúng đi lên đó mà chỉ cho khoảng vài ba nghìn người đi lên đó để đánh thành A-hi thôi. Đừng làm cho dân chúng nhọc công tốn sức vì dân A-hi quá ít” Giô-suê 7: 3
“ Nhưng họ chạy trốn trước người A-hi. Người A-hi giết chừng 36 người… và đánh lúc xuống dốc. Lòng dân sự bèn tan ra như nước” Giô-suê 7:5
Bịnh ngủ quên trên chiến thắng là bịnh nan y , mãn tính cho loài người. Tưởng thành công được việc này đương nhiên sẽ thành công được việc khác…
b/ Bài học A-can
Phải diệt A-can, cùng giòng dõi ông. Ngài là Đấng Thánh -Ngài không chấp nhận tội lỗi, dù là tội gì.
“ Acan thưa cùng Giô-suê rằng: thật, tôi có phạm tội cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-en, và nầy là điều tôi đã làm: Tôi có lấy trong của cướp một áo choàng Si-nê-a tốt đẹp, hai trăm siếc-lơ bạc, và một nén vàng 50 siếc lơ; tôi tham muốn vật đó, và lấy nó; kìa, các vật ấy đã giấu dưới đất giữa trại tôi…” Giô-suê 7:20-21
Giô-suê cùng các trưởng lão Y-sơ-ra-en và các người nam đã ném đá A-can và gia đình ông, rồi lấy đá chôn, mồ ông còn giữ lại cho đến ngày nay.
c/ Thái độ Giô-suê
Đây là bài học đầu tiên Giô-suê nếm mùi thất bại, thất bại thảm thương không bao giờ quên trong tận đáy lòng ông.
Giô-suê không cách chức thuộc cấp, không la mắng om sòm, không trách móc , đổ tội. Giô-suê cùng các trưởng lão sấp mình tra xét ăn năn, thống hối, xin Chúa tha tội mình và dân sự mình rồi chờ đợi lắng nghe lời Rhema dạy dỗ của Chúa.
Chiều tối Chúa phán cùng ông:
“ Hãy đứng dậy, làm cho dân sự nên thánh …….” Giô-suê 7:13
Bài học sự dọn lòng nên thánh không phải mới đối với ông; nhưng Giô-suê cũng như chúng ta vẫn vấp phạm hoài, phải ăn năn hoài, học hoài cho đến khi gặp Chúa. Đó mới là con người, là Cơ-đốc-nhân đích thật.
Khi đã được Chúa trả lời lý do thất bại và dân Y-sơ-ra-en ăn năn, làm theo lời Chúa (diệt A-can,không chủ quan ) thì việc thắng thành A-hi là chuyện nhỏ !
Bài hỌc cho CƠ–Đốc giáo ngày nay
Cơ-đốc-giáo đã thắng “Giê-ri-cô” từ giữa thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21 qua phong trào truyền giáo từ Phi Châu, Nam Triều Tiênv.v… đem lại hàng trăm triệu người trở lại tin Chúa.
Riêng Việt nam từ thập niên 90 khối tư gia đem cả triệu linh hồn quy đạo.
Nhưng tiếc thay! Số người tin đó giờ ra sao?! Bao nhiêu người còn đứng vững?! Bao nhiêu người quy hàng tà giáo, bỏ Chúa?! Bao nhiêu người bỏ thì thương vương thì nặng? sống dở, chết dở, địa ngục gấp đôi !
Có bao giờ chúng ta làm một cuộc thống kê, và tìm hiểu tại sao ra nông nỗi này không?! Chúng ta có giống Giô-suê thất bại thành A-hi không? Tại sao chúng ta không hướng dẫn họ chiếm xứ Ca-na-an thuộc linh? Tại sao chúng ta không giữ được tín đồ; lại cứ theo vết cầu đã đổ, cứ tiếp tục như vạc đi trong đêm; như người mù cầm đèn, dẫn người mù dạo khắp đó đây!
Tóm lẠi:
Hai thành Giê-ri-cô và A-hi là hai thành kiên cố, là thành thế gian hấp dẫn,tự mãn, tự phụ. Chúng ta phải nhờ quyền năng Chúa cộng với ý chí quyết tâm mới mong diệt được.
Chúa phải có chương trình tiêu diệt bản ngã trung tâm của chúng ta. Hai thành bị hạ rồi, mới tính chuyện tiêu diệt 31 vua bản ngã khác.
IV/ CÁCH DIỆT 31 VUA BẢN NGÃ
Từ khi sáng thế cho đến nay, không có câu chuyện lịch sử nào hấp dẫn như câu chuyện đánh chiếm xứ Ca-na-an, diệt 31 vua dân ngoại.
Loài người đã đưa phi thuyền lên tận sao hỏa, đưa tàu ngầm lặng xuống tận đáy đại dương; nhưng loài người chưa hiểu được lòng con người. “ dò sông, dò biển dễ dò, có ai lấy thước mà đo lòng người”. Chưa hiểu được lòng người ta, thì làm sao giáo dục để đổi lòng. Hiểu được lòng là một chuyện, còn thay đổi được lòng là chuyện khác. Ông bà ta cũng nói: “cha mẹ sinh con Trời sinh tánh “; mà Trời sinh thì Trời mới có thể đổi.
Đúng vậy, chúng ta đã hiểu bản ngã là gì? Nhưng diệt nó phải biết, tự chúng ta không làm được! Chúng ta phải nhờ cậy Chúa, và phải theo đường lối Chúa, chắc chắn thành công.
Đường lối Đức Chúa Trời nhất quán: Xác thịt phải chết; bản ngã phải chết – muốn chết phải đóng đinh, phải chịu báp tem bằng lửa, lửa phải thiêu hủy sự sống thuộc hồn.
Đây thực sự là cuộc chiến tranh thuộc linh, chiến tranh với chính mình .Mình phải diệt cái mình yêu, và cả cái mình ghét. Trận chiến thuộc linh này còn giúp ta khám phá năng lực thuộc hồn và bản ngã thật mầu nhiệm, quá tuyệt vời, giống như trận Trân Châu cảng. Kẻ thù 31 vua rất khôn ngoan, quỷ quyệt, nó biết bản cáo trạng tử hình đã dành cho nó. Nó tìm mọi cách để trì hoãn, chạy trốn. Muốn chiến thắng nó phải có chiến thuật, chiến lược, phải khôn ngoan như rắn và đơn sơ như bồ câu.
Câu chuyện diệt 31 vua ly kỳ, thú vị như chuyện huyền thoại ngàn lẽ một đêm thời Mê-đô Ba-tư
Chiến thuật 5 bước
a/ Bước 1: Nhốt kẻ thù trong hang
Câu chuyện năm vua sợ đoàn quân Giô-suê, chạy trốn vào hang đá Ma-kê-đa, có một ý nghĩa thuộc linh thật tuyệt vời.
Trước khi diệt năm vua đầu tiên, Giô-suê cũng đã bị người Ga-ba-ôn dùng khổ nhục kế, và ông cùng các trưởng lão Y-sơ-ra-en mắc lừa vì nghe lời ngon ngọt ,ham lợi trước mắt.
Sau đó Chúa làm một phép lạ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại Chúa làm mặt trời dừng lại trong vòng một ngày
“ Hỡi mặt trời, hãy dừng lại trên đất Ga-ba-ôn
Hỡi mặt trăng, hãy ngừng lại trên trũng A-gia-lôn
Mặt trời bèn dừng lại, mặt trăng liền ngừng”
Giô-suê 10:12-13
Sa-tan đã thắng Giô-suê về việc ông đã ký hòa ước sống chung hòa bình với người Ga-ba-ôn; nhưng đến đoạn 10 thì nó lại xổ chiêu:” tẩu vi thượng sách”. Năm vua có tên tuổi: Giê-ru-sa-lem, Hép-rôn, Giạt-mút, La-ki và Ếc-lôn trốn vào hang cố thủ
“ Năm vua kia chạy trốn, và ẩn núp trong một hang đá tại Ma-kê-đa” Giô-suê 10: 16
Bản ngã chúng ta là vậy, khi hung hăng con bọ xít, khi quỳ lạy như nhái, lúc quỷ quyệt như rắn hổ mang. Nó núp vào hang tối tăm, vì nó sợ ánh sáng lời Chúa, núp vào đủ mọi vỏ bọc, nó ngụy trang để che đậy sự thật phủ phàng. “Tốt khoe xấu che”…
Trốn vào hang cũng như lấy vải thưa che mắt thánh, đây là việc làm đang thương cho những ai chưa tan vỡ, trốn chạy, che giấu tội lỗi- như Adam trốn vào bụi cây, che dấu tội lỗi bằng cách lấy lá vả che thân.
Ngày nay, sự trốn chạy và che giấu tội lỗi đã đạt trình độ cực xảo của công nghiệp hiện đại, tuyệt xảo hơn cả hàng thuộc linh thứ thiệt!
b/ Bước 2: Đức Chúa Trời bịt hang
Bịt miệng hang, hay nhốt vào thế đường cùng, là đường lối tuyệt chiêu của Đức Chúa Trời thường sử dụng để huấn luyện con cái Ngài. Môi-se cho dân Y-sơ-ra-en đi hướng biển đỏ: trước là biển đỏ, sau đạo quân Pha-ra-ôn, hai bên vách đá cao sừng sửng. Cả bốn hướng đều chết: “ Ngài đã đóng thì không ai mở được, ngài đã mở thì không ai đóng”.
Khi Ngài muốn diệt các vua bản ngã; việc đầu tiên Ngài đóng các nẻo đường của khả năng con người muốn tự cứu như tổ phụ chúng ta. Ngài cho lấy đá lấp miệng hang lại.
Chúa Jesus đã thực tập đức tin cho các môn đồ Ngài ở biển Ga-li-lê: bão táp nổi lên, nước tràn vào gần đầy thuyền. Họ để Chúa nằm sau thuyền ngủ ngon, không muốn làm phiền Chúa, họ yêu Chúa đó chứ. Tự cứu, tự cứu! nổ lực, nổ lực!… bất lực, bất lực!. Sực nhớ đến Chúa, trách khéo Chúa: sắp chết rồi Chúa ơi! Chúa không biết sao mà lại vô tư ngủ vậy! Chúa khẽ nói “ sao các ngươi ít đức tin vậy”. Ta ở đây, bảo táp liền im lặng.
Tại sao Ngài đóng cửa hang? Tại sao Ngài để nan đề quá lâu? Đôi lúc mòn mỏi như không còn trông cậy!
Nếu Ngài mở hang ngay, chúng ta cũng quên ngay :“dễ đến dễ đi”. Ngài cho 5 vua ở trong hang lâu dài là để cho chúng ta có cơ hội suy gẫm về chính mình: bản chất bội nghich, khốn nạn của mình đối với Chúa cũng như đồng loại. Ở trong hang càng lâu, nan đề càng kéo dài, đau khổ, thất vọng, tuyệt vọng là cơ hội để thấy mình chẳng làm được gì cho Chúa! Bao nhiêu năm hầu việc Chúa lấy bụng mình làm Chúa, chỉ làm khổ Chúa thôi.
Gióp, Gia-cốp, Giô-sép phải mất thời gian thập niên mới thấy được chính mình. Môi-se 40 năm, Phao-lô mất ¼ thế kỹ mới ngộ được đạo: “Khốn nạn cho tôi, ai cứu tôi (bản ngã) ra khỏi thân hay chết này” (Rô-ma 7:24)
Chúa chậm mở miệng hang, Chúa chậm diệt các vua, chậm giải quyết nan đề! Khối u ung thư độc đang ẩn trong máu chúng ta! Tại chúng ta chưa đủ sức học để phá vỡ.
c/ Bước 3: ĐCT mở miệng hang ra
“ Bấy giờ Giô-suê nói rằng: Hãy mở miệng hang, đem năm vua đó ra, rồi dẫn đến cho ta” Giô-suê 10 :22
Chỉ có Chúa mới có quyền mở; bởi vì 5 tử tù đã bị nhốt lâu, nó như con chó điên, hung dữ chống đến cùng. Chúng ta đừng chọc bản ngã của nhau, nó không chấp nhận con người lên án bản ngã nó. Chúa cũng không cho phép chúng ta dùng khôn ngoan, ý riêng để diệt bản ngã lẫn nhau.
Năm tử tù đang dẫn đến trình diện Giô-suê với nét mặt sợ hãi kinh hoàng.. nó van xin, nó muốn sống để giống Ga-ba-ôn
Năm vua có tên tuổi, có chức vụ rõ ràng. Nó phải chết vì nó thù nghịch với Đức Chúa trời
Trở lại Gióp, Gióp biện hộ đến cuối cùng. Gióp cũng không hiểu được chính mình, Gióp nói, biện hộ rất chân tình, trung thực. Cho đến khi Gióp được mở miệng hang: mở tâm trí thuộc linh, xé bức màn u minh ra làm đôi. Gióp liền thấy mình lõa lồ, lõa lồ cả những việc công bình riêng: Gióp như năm vua “ sợ hãi, kinh hoàng”cũng như Sứ đồ Giăng thấy Chúa, bèn té sấp ; Ê-sai thấy mình có môi dơ dáy trong dân tộc mình có môi dơ dáy.
“ Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị ( bản ngã làm vua) cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ” Cô-lô-se 2:15
Chúng ta chưa kinh nghiệm mở hang, các vua bản ngã còn nằm sâu kín trong tận đáy tâm hồn, giống hạt lúa mì sống tiềm sinh một mình; tín đồ đau khổ muôn năm!
d/ Bước 4 : đạp chân lên cổ
Đây là bức tranh của Đế quốc La-mã trong ngày duyệt binh mừng thắng trận: Đại tướng cưỡi ngựa bạch đi đầu cùng các đoàn duyệt binh qua khán đài, kéo theo sau là những hàng binh thua trận nhục nhã: áo quần tơi tả, vừa đi vừa bị đánh đập, đạp lên đầu lên cổ.
“ Giô-suê gọi hết thảy người nam Y-sơ-ra-en, và nói các binh tướng cùng đi với mình, mà rằng: Hãy lại gần, đạp chân lên cổ các vua này. Họ bèn làm như vậy” Giô-suê 10: 24
Hình ảnh tất cả người nam đạp chân lên cổ, thể hiện sức mạnh hiệp một, quyết tâm cao của cả Hội thánh. Cả Hội thánh chống lại tội lỗi: không khoan nhượng, sống chung hòa bình với tội lỗi. Đây là uy quyền trói và mở của Hội thánh địa phương.
“ Hãy chống trả ma quỷ (tội lỗi) thì nó sẽ lánh xa anh em”
Gia-cơ 4:7b
Muốn chiến thắng bản ngã, điều tiên quyết phải khinh bỉ bản ngã, phải gớm ghiếc bản ngã, phải tích cực, có chiến lược chống; vì sau lưng bản ngã là quyền lực sa-tan. Nhiều cơ-đốc-nhân thất bại: ăn năn rồi phạm tội; phạm tội rồi lại ăn năn, điệp khúc này lặp đi lặp lại không lối thoát,” chó liếm lại đồ đã mửa, heo quay lại nơi vũng sình”; chính bản thân họ cũng không hiểu tại sao? Cuối cùng bản ngã quay lại tình trạng ban đầu: địa ngục gấp đôi, quỷ về 7 con là vậy!
Ngày nay, muốn chiến thắng bản ngã, một mình chúng ta chống chưa đủ. Phải cần những môn đồ đã kinh nghiệm tan vỡ giúp cho thuốc đặc trị; cần cả Hội thánh cầu nguyện thêm sức, thêm uy quyền (cột, mở). Quý vị cứ thử xem!
Vua Sau-lơ vâng lời Chúa một nửa, chỉ diệt những con vật xấu và dân; còn vua A-ga và những con tốt mập ông không chịu diệt. Samuel cáo trách, ông cố chấp không ăn năn. Kết thúc cuối cuộc đời, ông đã bị A-ma-léc đã cắt cổ ông, cùng dòng dõi vua chúa của ông cũng bị Chúa xóa sổ !
e/ Bước 5: Diệt chết- chôn
“ Giô-suê sai giết năm vua ấy, biểu đem treo lên 5 cây; năm vua ấy bị treo trên 5 cây đến chiều tối” Giô-suê 10:26
Chỉ có Chúa mới đủ thẩm quyền cho mở cửa hang, giết treo trên cây. Đường lối cứu chuộc Ngài nhất quán, đối với bản ngã, không cải thiện, không tu sửa, không đánh bóng; nó phải chết, phải treo trên cây thập tự như Chúa chúng ta đã bị đóng đinh, treo trên cây thập tự cho đến chiều tối.
Trong tác phẩm nổi tiếng “ Con đường Gô-Gô Tha”của Roy Hessin, nxbtg trang 7
“ Tan vỡ là khởi đầu của phấn hưng…Chúa Jesus không thể sống trong chúng ta một cách đầy trọn và không thể bày tỏ chính Ngài qua chúng ta cho đến khi bản ngã kiêu ngạo trong chúng ta tan vỡ. Điều này có nghĩa là bản ngã khó đầu phục, bản ngã luôn biện hộ cho mình, muốn đi con đường riêng, bản ngã luôn kiếm tư lợi, và vinh hiển riêng, cuối cùng phải cúi xuống trước ý muốn của Đức Chúa Trời, nhận lấy sự sai lầm của mình… Nói cách khác, bản ngã và thái độ bản ngã phải chết” .
Năm vua bản ngã phải bị hành hạ nhục nhã; treo trên cây cho chết dần; rồi chôn lấp cho khỏi thúi gây ô nhiễm môi sinh, không còn cơ hội đội mồ sống lại.
Sự chết bản ngã cũng vậy. Có một triết gia nói “ không ai sợ chết, nhưng người ta sợ con đường đi đến sự chết”. Đúng như vậy, vì chết rồi còn biết gì mà sợ. Con đường từ khi mở hang cho đến khi trút linh hồn và hơi thở cuối cùng trên cây gỗ, là khoảng thời gian kinh hoàng nhất của con người: thân -hồn -linh rã rời thống hối!
Chúa Jesus đã kinh nghiệm nỗi đau này. Chúa còn phải kêu lên “ Đức Chúa trời ôi! Cha ơi! Sao Cha bỏ con rồi cha…Sao Ngài rời khỏi con.. Xong Ngài trút linh hồn.
Áp-ra-ham dồn nén đau thương , trói con một Y-sác, đưa lên đống củi, rút dao ra giết con trong tiếng kêu la của đứa con hiếm muộn chờ đợi đến 100 tuổi.
Con đường thập tự, con đường theo Chúa không phải con đường bình an trong nghĩa địa, không phải con đường thảm đỏ thênh thang, mà là con đường hẹp, con đường khó đi, ít người đi; sứ đồ Phi-e-rơ ghi lại
“ Vậy, vì Đấng Christ đã chịu khổ trong xác thịt, thì anh em cũng lấy đó làm giáp trụ, vì người nào đã chịu khổ trong xác thịt, thì dứt khỏi tội lỗi” IPhi-e-rơ 4:1
“ Thật sự sửa phạt ban đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải vui mừng; nhưng về sau sinh ra bông trái công bình và bình an cho những ai chịu luyệt tập như vậy” Hê-bơ-rơ 12:11
Giô-suê sai liệng các thây vào hang cũ, lấy đá lấp lại
Đây là chi tiết rất lý thú, ý nghĩa thuộc linh thật sâu sắc tuyệt vời. Tại sao không chôn hang khác? Không lấy cát lấp cho đỡ bốc mùi thối ?
Đây cũng chỉ là giáo lý căn bản của bất cứ tín đồ nào trước khi xuống làm báp-tem bằng nước: Phải đồng chết, đồng chôn để được đồng sống lại
Chôn vào hang cũ hay cho trở về chốn xưa, bị quản thúc, bị khống chế bởi hòn đá (đá là hình bóng Thánh Linh). Chết bản ngã là cái chết thuộc linh: chết mà không chết, khi có điều kiện nó sẽ đội mồ sống lại, sống quyết liệt hơn, kinh khủng hơn!
Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh giữ miệng hang, hiệp một với Ngài từng giây, từng phút, thì Thánh Linh Chúa vô hiệu hóa các vua bản ngã. Ngược lại, chúng ta không còn đầu phục Chúa nữa, các vua lên ngôi hoàng đế ngay; dĩ nhiên, số phận chúng ta sẽ xấu hơn ban đầu: quỷ sẽ về 7 con
Trong 31 vua, mỗi vua, Chúa có cách diệt khác nhau. Nhưng mô hình diệt 5 vua là cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Chúng ta thử ứng dụng.
Nhiều người trước đây đã kinh nghiệm đầy dẫy Thánh Linh, nhưng không tỉnh thức, tự mãn tự phụ, ham mê thế gian xác thịt : Đa-vit, Sa-lô-môn, Ba-la-am, Sam-sôn và cả Hội trưởng, Tổng quản nhiệm Việt nam là bài học cho chúng ta và hậu thế.
Sa-lô-môn sau khi đã nếm mùi thất bại ê chề đã cảnh cáo chúng ta:
“ Có một con đường dường như chính đang cho loài người, nhưng cuối cùng là nẻo sự chết” Châm 16: 25
Tóm lại:
Sách Giô-suê còn gọi là sách của chiến thắng: thắng cả quân thù ngoài chiến tuyến và thắng cả bản ngã chính mình. Câu chuyện diệt 5 vua là một mô hình ăn năn tan vỡ hiệu quả nhất.
Qua 5 bước: nhốt kẻ thù trong hang – ĐCT bịt hang lại – ĐCT kéo ra khỏi hang – lấy chân đạp lên cổ – giết chết và chôn vào hang cũ là các bước của sự tiêu diệt bản ngã tuyệt vời.
Đức Chúa Trời cũng làm như vậy cho mỗi chúng ta. Các vua trong chúng ta chết càng nhiều thì sửa và mật sẽ tràn trong lòng chúng ta.
“ Vậy, Giô-suê chiếm toàn xứ (diệt 31 vua) y như Giê-hô-va đã phán dặn cùng Môi-se và ban xứ cho Y-sơ-ra-en làm sản nghiệp, tùy sự chia phần từng chi phái. Bấy giờ, xứ được bình tịnh, không có giặc giã” Giô-suê 11:23
Đây là hình bóng người được dầy dẫy Thánh linh bên trong (pleroo), hay sự xức dầu bên trong: lòng được Thánh linh chiếm hữu, phước hạnh và sự bình an theo luôn.
V/ CÁC DÂN CÒN SÓT LẠI:
Giô-suê đã diệt 2 thành và 31 vua; trong đời ông xứ được bình an tứ bề, sung túc mọi mặt.
Sau khi Giô-suê qua đời, dân Y-sơ-ra-en không tiêu diệt hết các dân ca-na-an : Giu-đa không thắng được bởi sợ xe bằng sắt; con cháu Bên-gia-min không đuổi được dân Giê-bu-sít tại Giê-ru-sa-lem; Ma-na-se thất bại ở Bết-sê-an; Ép-ra-im cũng không đuổi được Ca-na-an tại Giê-se; người A-se thì sống chung hòa bình với người Ca-na-an; còn Đan chạy trốn trước dân A-mô-rít (Các Quan xét đoạn 1: 21-36)
Đây cũng là hình bóng Chúa dùng như cây roi, vòng kim cô để kiềm chế sự kiêu ngạo của Y-sơ-ra-en.
“ Ta cũng có phán: Ta sẽ chẳng đuổi các dân ấy khỏi trước mặt các ngươi, song chúng nó sẽ ở bên các ngươi, và các thần chúng nó sẽ thành một cái bẫy cho các ngươi” Quan-xét 2:3
Dân sót, giống như cái giằm xóc phải còn; nếu không, chúng ta sẽ sống cõi trên, chỉ chơi với Chúa!
Ngày nay, chúng ta có đầy dẫy Thánh linh bên ngoài, bên trong cỡ nào thì Chúa vẫn để cho chúng ta những giằm xóc: các cố tật , những yếu đuối kỳ cục… Chúng ta cũng chỉ là con người. Chỉ có Chúa mới không giới hạn, không còn dân sót. Sứ đồ Phao-lô kinh nghiệm:
“ Vậy nên, e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng… thì có một giằm xóc thịt tôi (các dân sót), tức là quỷ sa-tan ( các thần chúng nó) vả tôi ( cái bẫy), làm tôi đừng kiêu ngạo” II Cô-rinh-tô 12: 7
TỔNG KẾT
Nếu Dân số ký là một bản tình buồn của chết chóc chia ly thì Giô-suê là một hành khúc khải hoàn. Giô-suê đại biểu cho tướng đạo quân Giê-hô-va chiến thắng trọn vẹn các dân xứ Canaan.
Chúa đã thực hiện lới hứa với Áp-ra –ham, với Y-sác, Gia-cốp.
Ca-na-an là hình bóng đầy trọn Đấng Christ và Vương quốc của Đức Chúa Trời. Chỉ có con đướng duy nhất là mỗi Cơ-đốc nhân phải chiếm cho được xứ, sản nghiệp trong Vương quốc đời đời mà Chúa Jesus đã hoàn thành hơn 2000 năm qua.
Ngày 11 tháng 9 năm 2013
Mục sư Nguyễn duy Thắng