Chuyện bây giờ mới kể

Đến hôm nay tôi mới thật sự lấy hết đức tin cùng lòng can đảm mới dám kể những câu chuyện về mình; cũng như những chuyện liên hệ đến cuộc sống quanh ta: Chuyện thâm cung bí sử các Đại lãnh tụ trong các nhà tù cộng sản, cùng thời kỳ bắt bớ dữ tợn của Sê-sa.

Đối với văn hóa đông phương chúng ta; mọi sự đều bí mật, chí có tài nói hành sau lưng: “Phủ binh phủ – huyện binh huyện”. Quan điểm này đã giết chết phúc âm và sự phát triển xã hội. Đó là quan điểm phản dân chủ, hay dân chủ hỗn loạn vô chính phủ. Các Hội thánh Việt nam nằm trong vòng kim cô bát quái này.

Nói lên sự thật thì bị chụp mũ là nói xấu, nói hành, phán xét… Chính lý do đó mà tội lỗi như chùm bao ăn lan, giết chết lẽ thật; giết chết Tin Lành thật.

Các lẽ thật “Quở trách tỏ tường hơn yêu thương dấu kín… Nguyện người công bình đánh tôi là ơn” thì phớt lờ… Ngày nào cũng ca bài ca “Tình yêu thuong cho ta nhóm với nhau… Nhóm được với nhau là được rồi, các vấn đề khác giao cho Chúa.” “Dễ ta dễ mình, khó ta khó mình”.

Tôi cố gắng viết lại những câu chuyện một cách trung thực: mắt thấy- tai nghe- tay sờ giúp cho sử ký Hội thánh một số sự kiện, mong hậu tự biết để học những gì tốt đẹp và tránh những sai lầm trong tinh thần:” Ôn cố tri tân” .

I. Tại sao tôi trở lại với Chúa

1. Quê hương và dòng tộc tôi.

Nhắc đến quê hương tôi, không biết nên vui hay buồn. Nghe đến xứ Huế thì ôi! Biết bao nghệ sỹ, bao thơ văn ca tụng không thiếu; ca thương, ca dao – ca trù – ca dập… Sách báo thư viện đã chật chỗ.

Bài ca mà từ lúc lên tám lên mười đã vào trong tâm khảm tôi, tôi vẫn còn nhớ:

Quê hương tôi miền Trung, sớm hôm chuông chùa nhẹ  rung…

Quê hương tôi nghèo lắm ai ơi.. Mùa đông thiếu áo , mùa hè thiếu ăn.

Trời hành cơn lụt mỗi năm…

Trời hành, Trời hại, Thiên tai 4 mùa 4 kiểu khác nhau… Phó thác cho Trời, kiếp lai sinh phải thế thôi.

Quê hương tôi là thế đó; mình đâu có quyền chọn lựa “12 bến nước hay 120 bến mê“.

“Trời hành cơn lụt mỗi năm” Thiên nhiên khắc nghiệt: Nắng cháy da – lạnh thấu xương. Nhưng người Huế như cây thạch thảo trong sa mạc, vẫn ngẩng đầu lên, chắp cánh bay cao bay xa khắp 5 châu 4 bể không một chút hổ thẹn với anh em.

Huế đã nghèo, làng quê tôi lại nghèo hơn Huế. Đảo không ra đảo – đất liền không phải đất liền; đó là bán đảo nhỏ bé nằm bên kia vùng Đá bạc, kẹp giữa Thái bình dương và dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đó là quận Vinh Lộc, nay gọi là phú Lộc. Làng tôi lại nằm giữa cửa biển Tư hiền và Thuận an. Xã Vinh giang. Quận tôi toàn vinh hết, oai quá chừng…

Địa danh thì Phú Lộc, nhưng thật tế thì ngèo xơ, nghèo xác; như châm ngô mĩa mai:

“Núi không cao, sông không sâu.. Trai thời  đa trá… Nữ thời đa…” ôi đó cũng là quy luật cuộc chơi – của nhân tình thế thái!

Tôi chào đời năm 1952, năm Nhâm thìn; năm dân Huế không ai quên được: Năm đại hồng thủy biệt danh “Lụt nhâm Thìn”. Ba tôi là nhà nho hết thời “Mười người đi học , chín người thôi Trần tế Xương”. Vừa nho học, vừa tây học. Mẹ tôi không biết một chữ Nhất một, Mẹ tôi giống bà Trần Tế Xương, đầu tất mặt tối lo cho 4 con với một chồng nửa Tây nửa Ta.

Tôi lại là con út trong một gia đình 4 anh em, 3 trai một chị gái; bị áp bức tủi thân từ gia đình đến xã hội.

Tôi được nuôi bằng sữa mẹ cùng nước cơm pha chút đường. Tuổi thơ tôi không biết sung sướng là gì. Khoai độn cơm. Mỗi lần ma chay đình đám được bữa thịt; mỗi năm họa lắm được bộ đồ mới, khoe  khắp phố phường là sung sướng chi bằng.

Quê hương thì từ đầu của biển Tư hiền cho đến Thuận An hơn 30 km toàn cát trắng vời hàng chục ngàn mồ mả, lăng tẩm, chùa miễu. Xa xa thỉnh thoảng thấp thoáng  một ngôi Giáo đường Công giáo.

Ba mẹ tôi quy Y nhà phật, là một gia đình sùng đạo. Ba tôi làm khuôn trưởng (chùa trưởng). Chùa không có sư sải

Kỷ niệm sâu sắc nhất của tuổi thơ tôi là đánh bài. Cả làng hầu hết giỏi cờ bạc. Ba tôi thì sành điệu các loại bài bạc.

Năm lên 10 tôi thường ngồi lê bên sòng bài, ngồi xem, xin tiền lẻ ăn bánh, may áo quần. Lớn lên tôi thành chuyên viên cờ bạc.

Lên trung học tôi đánh bài lấy tiền đi học, xin quý vị thông cảm.

Tôi biết ăn chay nhị trai, tứ trai, bát trai từ nhỏ. Lên mười tôi là oanh vũ nam của gia đình Phật tử. Cấp 3 trường Bồ Đề Đà Nẵng và đại học Vạn Hạnh; mỗi nơi tôi được  nhận ân sủng học bổng từ Phật giáo .

Tôi được hưởng chế độ “quốc gia nghĩa tử”. Ba tôi bị Việt công giết năm 1967. Ông nguyên là Chủ tịch xã.

Với quê hương và hoàn cảnh tôi như vậy; mà tôi được vào đại học, xong đại học văn – triết – sử, đó là phép mầu rồi, không hiểu nổi đó là sự thật.

Bây giờ tôi đã hiểu Chúa đã chọn, Ngài giúp đỡ và biệt riêng tôi từ khi còn trong bụng mẹ.

2. Tại sao tôi bỏ Phật theo Chúa

Tôi tự vấn lương tâm “không biết tôi bỏ Phật hay Phật đã phụ tôi”. Tôi sùng đạo từ nhỏ – đã quy Y với pháp danh “Thích Nguyên Trực”: Kính Phật – trọng Tăng. Giáo lý, giáo điều, cuộc đời Đức Phật Thích Ca thuộc vanh vách từ tuổi nhỏ.

Năm điều tuyên ngôn của Phật tử, đã gần 50 năm tôi vẫn còn in sâu trong lòng:

Phật tử quy y Phật- Pháp-Tăng và giữ giới đã phát nguyện

Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống

Phật tử trau dồi trí huệ và tôn trọng sự thật

Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm

Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

Với lý thuyết – triết lý và văn phong; chỉ 5 điều tuyên ngôn Phật tử trên không mê hồn trận thanh niên mới chập chẩnn vào đời mới là chuyện lạ .

Rồi triết lý “Bát Chánh Đạo – Tứ Diệu đế” đã mê hồn trận tôi như bát quái trận đồ. Tôi như Trư Bát Giới, Tề Thiên Đại Thánh vui nhận vòng kim cô theo thầy Đường Huyền Tăng qua Tây Tạng thỉnh kinh.

Tôi say mê triết lý Phật giáo và tưởng chừng như niết bàn là thiên đàng, niết bàn trong tầm tay.Tôi kính trong các vị Tăng và tăng đoàn vì họ là bổn sư tôi thật (quy y Tăng).

Lại được giáo dục trong môi trường Phật giáo – hưởng một ít ân huệ của Phật giáo. Thượng tọa Thích Thuyền Ấn luận Phật giáo hơn Thiên Chúa như vầy: “Chúng ta có thể thành Phật… Còn tin Chúa thì tốt lắm cũng chỉ là người hầu Chúa (nô lệ) mà thôi.

Phật giáo dân chủ; Công Giáo độc tài… Phật giáo thương cả người lẫn vật…

Phật giáo có trước Thiên Chúa… Thái tử Tất Đạt Đa có 32 tướng tốt, sinh ra trong dòng tộc nhà Vua; Chúa Jesus sinh trong chuồng chiên máng cỏ…”

Công bình mà nói, triết lý Phật giáo giúp cho lương tâm tôi tốt hơn, ảnh hưởng tư tưởng tôi, giới hạn tội lỗi khá nhiều. Giáo hội cho tôi học bổng từ lớp 10 cho đến đại học. Tôi học đại học Vạn Hạnh từ mùa hè đỏ lửa cho đến ngày 40/4/1975.

Gậy ông đập lưng ông – biến cố làm tôi xét lại niềm tin

Tôi vào Vạn Hạnh mùa hè đỏ lửa 1972 với khoa “Khoa học nhân văn”. Tôi không quên cụ Nguyễn Đăng Thục tâm huyết về quốc học “bảo vệ văn hóa dân tộc – văn hóa là gốc của dân tộc”.

Hòa thượng Thích Quảng Độ dạy môn Phật học.

Thượng tọa Thích Thuyền Ấn dạy môn Triết học đông phương: Không tử và Lão tử.

Nhiều Giáo sư dạy Tứ thư ngũ kinh và lịch sử văn học Trung Hoa… tới ảnh hưởng Quân tử tàu.

Tôi được học bổng làm việc, một tuần 2 buổi văn phòng viện trưởng Thích Minh Châu.

Nhờ thời gian và hoàn cảnh này; tôi chứng kiến lắm chuyện thâm cung bí sử của các Ngài “tăng vương”.

Những gì tôi thần tượng các Tăng từ nhỏ, giờ tan biến như mây mùa hạ. Tôi khủng hoảng niềm tin, thất vọng từ triết lý lẫn tuyệt vọng con người.

Tôi may mắn có nhiều cơ hội đối thoại với nhiều vị tăng học cùng lớp, sư tăng thượng thừa của viện Đại học Vạn hạnh. Tôi thường chất vấn các vị tăng, đặc biệt triết lý, phật pháp, đặc biệt giáo lý “quy Y Tăng”.

Tôi thường hỏi các vị tăng: Nếu vị Tăng mất phẩm hạnh, sư hổ mang thì số phận tôi ra sao? Không có vị nào thỏa mãn tôi! Tẩy họ tôi đã nắm… Nhất là sau 75 nhiều vị đã lên đời thành người của xã hội. Rước vợ con về sinh sống thật hạnh phúc…

Điều tôi sốc nhất là “Trái tim bồ tát” của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức; lại là chuyện bịa đặt để đấu tranh với nhà Ngô Đình Diệm. ” Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống” . Từ bi- hỹ xả- lấy ân báo oán ” mọi sự trở thành điều mỉa mai cho tôi…. Tôi bắt đầu xét lại  mọi Tư tửng Phật phật pháp, các giới luật của Phật giáo:

“Vô ngã – vô chấp – vô thường” thành đại ngã – cố chấp – khác thường.

“Phật tại tâm” thành tại Chùa, tại tăng.

Ông Phật từ bỏ cung vàng điện ngọc; giờ quý vị xây Chùa cao sang lộng lẫy…

Phật giáo không có nền tảng giáo lý nhất quán. Phật giáo nguyên thủy Tích lan, khác Ấn Độ, khác Trung Hoa, khác Việt nam.

Phật giáo đi đến đâu hòa tan với các tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, hủ tục đến đó ở đó. Phật giáo thành đa thần giáo, hỗn hợp không giống ai.

Quý vị vào chùa có cả ông Địa, cả ông Lộc, ông Thọ. Các vị Tăng là võ sư – dược sư – thầy tướng số tử vi, coi ngày giờ tháng năm… Thậm chí cúng sao, cầu siêu, cầu hồn… Ông Thích Ca Mâu Ni sống dậy, cũng chào thua.

Tư tưởng, triết lý, Phật pháp cứ tha hồ thêm vào. Một bài thơ cũng có thể thành bài kinh tụng giọng ai oán, như bài

“khi nào đứng đứng ngồi ngồi

bây giờ thiêm thiếp như chồi cây khô

Khi nào du lịch giang hồ

bây giờ nhắm mắt mà vô quan tài

Khi nào lược giắc trâm cài

Bây giờ gởi xác ra ngoài gò hoang

Khi nào trao ngọc chuỗi vàng

Bây giờ một nắm xương tàn lạnh tanh…”

Thêm một vấn đề tôi bị lừa khi tôi vào đại học. Câu chuyện sự tích Phật Thích Ca, là câu chuyện hư cấu của anh Võ Đình Cường tác phẩm “Ánh đạo Vàng”. Thuở nhỏ chúng tôi lấy đó, tin những câu chuyện kể là sự thật. Mọi người tin một cách say mê. Ví dụ:

Ông Phật sinh ra từ nách bà Hoàng hậu vua Thịnh Phạn; trong lúc dạo trong vườn thượng uyển, bà đưa tay lên cây Vô ưu, một loại cây quý hiếm, một ngàn năm mới nở một lần.

Vừa từ nách ra, hài nhi Thích ca  liền bước đi, đi bảy bước , bảy hoa sen mọc lên

Ông mở miệng tuyên bố: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Tay chỉ lên trời, tay chỉ xuống đất (Phật giáo chủ trương vô ngã). Còn rất nhiều chuyện huyền thoại khác…

Sau 40 tháng tư, tôi có nhiều cơ hội nói chuyện với anh Cường. Tôi cũng được làm phóng viên tờ báo “Giác ngộ” của Phật giáo Miền nam. Anh cường phó ban biên tập. Anh đã công nhận câu chuyện “Ánh đạo vàng” hoàn toàn hư cấu, chuyện huyền thoại, ly kỳ hấp dẫn. Anh Cường nổi tiếng nhờ tác phẩm này.

Ba năm tôi được học, nghiên cứu tư tưởng Phật giáo; lại được chứng kiến các vị Cao Tăng chóp bu giáo. Đúng như cô Kiều,

“Trăm năm trong cỏi người ta

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

Trông thấy, đau lòng; nhưng mình là chiếc bách giữa đại dương, như chim bị đạn, làm chi được. Tư tưởng tôi cảm thông tê tái với Nguyễn Trãi, “Đã buồn về trận mưa rào, lại đau về nỗi ào ào gói đông”. Tôi đã mạnh dạng chọn con đường tốt nhất, “Đem duyên cầm sắc đổi qua cầm kỳ”.

Duyên nợ tôi đối với Phật giáo dừng ngang đây.

Tinh thần dân chủ – tự do của Phật giáo là thế đó.

“Không phải tại anh cũng không phải tại em; tại Trời xui khiến nên chúng mình chia tay…” Chia tay từ đây nhé! Phật đã bỏ tôi hay tôi bỏ Phật… khó có câu trả lời

Thêm một sự kiện như sét đánh ngang tai đó là: Tạp chí Tư Tưởng Vạn Hạnh, số 4 ra đời năm 1974 . Nhiều học giả Phật giáo – nhiều đại chân tu Tăng sỹ, đã khẳng định “Phật giáo không phải là tôn giáo” Thích ca Mâu ni không phải là giáo Chủ.

Ông là một Triết gia, một nhà tư tưởng cách mạng xã hội, giống như Khổng tử Trung hoa, như Socrat Hy-lạp. Ánh sáng cuối đường hầm, chim én báo hiệu mùa xuân. Thượng tọa Thích Nhất Hạnh cựu Viện trưởng Đại học Vạn hạnh đã có chủ trương tân tăng (tu sỹ được quyền lấy vợ, giống Nhật bản). Phật Giáo thấy sai lầm, đã xét lại. Tôi có cơ hội  xét lại hết, từ đầu đến cuối.

Tôi như rồng gặp mây, như “Mai trong nửa chừng xuân, như Lộc trong đoạn tuyệt” . Tôi được gải phóng  với “Tam quy – ngũ giới”. Tôi được tự do, tự do, “tự do tứ đổ tường”. Không còn bị vòng kim cô Đường Huyền Tăng bắt đi thỉnh kinh Tây Tạng bất đắc dĩ nữa.

“Phật đã bỏ loài người, này anh anh cứ phụ tôi , này tôi,  tôi phụ loài người… Tôi thấm thía nỗi đau mất niềm tin. Con thuyền không còn bến; cuốn theo chiều gió, cánh diều tha hồ tung lượng không gian mênh mông.

Tôi thật sự không hận thù triết lý hay tư tưởng Phật giáo. Tôi chỉ buồn sao con người hơn 2000 năm rồi mà vẫn còn y nguyên, mình có thật tin không?  Không xét lại tin để làm gì?

Phật giáo sụp đổ, sụp đổ từ gốc đến ngọn; từ triết lý đến con người hành động. Tôi cũng như bao người chỉ là nạn nhân của triết lý của thiên đường mù: thức đêm dậy sớm, ăn bánh lao khổ; linh hồn không biết đi về đâu!

Không biết Phật bỏ tôi hay tôi bỏ Phật. Thật sự cũng tội cho ông Phật; ông đâu có dạy những điều đó. Chỉ có đệ tử “Họa xà thêm túc” phong Thánh, phong Thần cho ông Thích ca.

Họ đã tạo ra tôn giáo với chùa tháp nguy nga tráng lệ, phản cảm với việc  làm của ông Tất đạt Đa. Giáo lý ăn chay nằm đất, đi chân không khất thực, không vợ con, trái quy luật thiên nhiên, làm  khổ cho biết bao người, bao thế hệ nhẹ dạ cả tin như tôi mất 15 năm lưu lạc. Quý vị tham khảo thêm tư tưởng cư sỹ, một học giả Phật giáo  Lê Mạnh Thác.

Nho giáo lên ngôi

Chia tay với Phật giáo không trống, không kèn. Tôi như người sống để ngắm xem cuộc đời, chơi cho đời thỏa thích, để ngắm xem con Tạo xoay vầng ra sao! Ngày mai ra sao! Ra sao cũng chẳng sao! Phải lao vào để thấy sao.

Tôi học đòi theo thuyết hiện sinh, lạc quan tếu của Nguyễn Công Trứ. Sống để tận hưởng cuộc đời:

“Tế suy vật lý tu hành lạc

An dụng phù danh bạn thử thân”

Sống để chờ chết; vậy trước khi chết phải tận hưởng thụ mọi thú vui trần gian. “Tiền để làm gì? Sống để làm gì?” là triết lý sống của tôi.

Nguyễn Công Trứ và Tây Môn Khánh (Thủy hử) là mẫu người tôi thích. Hành lạc là số một. “Nhất chơi Tiên, nhì chơi tiền”.

Tôi sống trụy lạc “tứ đổ tường”. Ngày nào không bia, rượu; tối đó ngủ không ngon.

Sau biến cố 30/4/75  tôi như người tâm thần.. chỉ muốn ra đi, đi cho khỏi chủ nghĩa Cộng sản vô thần…

Tôi phải đi làm giáo viên văn cấp 3. Phải đối diện hàng ngày: họp hội, phê tự phê hết ngày này, qua tháng nọ, người như phát điên. Lại phải dạy điều chống lại tư tưởng mình – phải ca tụng điều giả dối. Phải làm người hai mặt…

Tôi thấm thía bài thơ người bạn tôi cùng dạy văn ở Củ Chi:

“Thân thể ở trong nước

Tâm hồn ở ngoài nước

Muốn lên sự nghiệp lớn

Ta cần phải xuống nước”

Bao nhiêu tiền bạc người chị cho, trôi theo dòng nước, đã xuống nước; mất sạch. Tâm hồn cô đơn lại về với cô quạnh.

Tôi lao đầu làm ăn, kinh doanh kiếm tiền với mọi giá. Giai đoạn 3 lợi ích 4 lợi dụng, tôi như diều gặp gió. Tiền vô như nước sông Hồng; tiền ra của sổ như  không có gì.

Tiền vào cấp số cộng, tội lỗi tăng cấp số nhân. Cú vẫn hoàn cú. Của thiên trả địa; tay không hoàn lại tay không. Chán đời không muốn sống.

Mục sư Nguyễn Duy Thắng

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

10 thoughts to “Chuyện bây giờ mới kể”

  1. Dưới ngòi bút sinh viên văn khoa thời nào của Ms Thắng đọc qua đọc lại thấy hấp dẫn không thua gì truyện trinh thám hay đọc lịch sử vậy. Mong thêm nhiều chuyện hay thâm cung bí sử của các quan…trong Hội thánh… Chúa an ủi và ở cùng ông.

      1. Ông Nguyễn Bá tài, Đoàn Như Sĩ, Nguyễn Huệ Nhật bây giờ ra sao? Bà Muộn vợ ông Nhật mới chết được nhà thờ Phạm Thế hiển làm lễ báo tang và đọc tiểu sử sao không giống như ông Nhật nói?

  2. Thưa em Duy Thắng quê nhà.
    Bao năm xa cách tưởng là khó quên.
    Nhờ internet gần bên.
    Mình trao nhau chút “tình duyên nợ đời”.
    Tựu chung cũng chỉ Ơn Trời.
    Ngài cho ta sống làm người với nhau.
    Nếu không có Đấng Ban Đầu.
    Dựng nên vũ trụ nhiệm mầu xưa nay.
    Thì ai hiểu thấu chuyện nầy.
    Lăng nhăng chuyện nọ chốn nầy chốn kia?
    Người uống rượu, kẻ uống bia.
    Người theo Phật Tổ, kẻ về quỷ ma.
    Anh em mình tự một Cha.
    Là Đấng Tạo Hóa tạo ra vũ hoàn.
    Nắn nên thân thể vẹn toàn.
    Dệt nên linh tánh ân ban làm người.
    Được Ngài thương xót hà hơi.
    Thiêng liêng ân sũng tiếp đời mẹ cha.
    Lớn lên theo đạo Ông Bà.
    Quy y Phật Giáo như là phật con.
    Thế nhưng hồn vẫn mỏi mòn.
    Điều hay điều đúng vuông tròn méo mo.
    Tuổi thơ khờ dại khôn dò.
    Lớn lên bỡ ngỡ những trò giáo gian.
    Phước thay ân điển không hàn.
    Lương tâm thiên tạo ân ban tự Trời.
    Phước Âm vốn tự Ngôi Lời.
    Đem lòng tin kính nên đời ta vui.
    Dù cho cuộc thế ngậm ngùi.
    Nay làm con thánh ngọt bùi xẻ chia.
    Đức tin mầu nhiệm trăm bề.
    Và rất thực tế trở về yêu thương.
    Cuộc đời vốn dĩ vô thường.
    Vì chưng tội lỗi ngọn nguồn vô minh.
    Nhưng người tiếp nhận đức tin.
    Trong Danh Cứu Thế tái sanh con Trời.
    Nguyễn Duy Thắng vẫn mĩm cười.
    Vui mừng cảm tạ Ngôi Lời Jesus.
    Huệ Nhật xưa có đi tu.
    Nhưng mà tội lỗi mịt mù sương mây.
    Bây giờ ngay phút giây nầy.
    Chúa ban tha thứ đổi thay tấm lòng.
    Chúng ta chắc chắn nằm lòng.
    Ăn năn tội lỗi, ân hồng thứ tha.
    Một mai về cõi thiên hà.
    Vĩnh hằng phước hạnh bên Cha Thiên Đàng.
    Bây giờ ca hát vang vang.
    Dẫu cho cuộc thế trái ngang thường tình.
    Chúng ta vui giảng Tin Lành.
    Cứu người sa ngã bên ghềnh Sa-tăng.

  3. Đọc xong Duy Thắng thấy… vui.
    Mà sao vẫn cứ ngậm ngùi băn khoăn.
    Xa quê nhớ bạn cằng nhằng.
    Ở bên Phú Nhuận hai thằng cãi nhau.
    Cờ xanh, vàng, đỏ ba màu.
    Tháng Tư, Ba Chục quá ngầu Bảy Lăm.
    Mới đây hơn bốn chục năm.
    Ngắn như thoáng chốc xa xăm mít mù.
    Trở về trong Chúa Jesus.
    Thấy ra mình đã bị tù quá lâu.
    Nước mắt không để giải sầu.
    Vui mừng chảy suốt từ đầu đến chân.

    1. Trước hết cám on Người anh em yêu dấu đã đoái thương đến hiền đệ mới ngày nào giờ đã 40 năm…. 40 năm biết bao thay đổi tưởng như giấc mơ “Kinh Kha sang Tần – Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần” . Đúng quả đất tròn, Đấng Toàn năng tuyệt vời khôn xiết.
      Tháng trước tôi gặp lại người chị em yêu dấu… và câu con trai của anh ” không còn nhớ được” tại Vũng Tàu.
      Rất vui những vầng thơ ngày nào vẫn còn lai láng như nước sông Cữu Long chãy hoài ra đại dương.
      Rất cám ơn những vầng thơ . Nhớ Bùi Giáng.
      Em nằm dưới lá trong mơ
      Nữa đêm nằm mộng thấy ngày hôm qua
      Môi nào ở cuối sân Ga
      Phố nào phố quận xưa đà tiễn nhau”
      Rất mong có ngày gặp anh ơ Hoa Kỳ.
      Nhà em đã về với Chúa ngày 2/5 216.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.