Thuyết Tiền Định

Tiền định hay thuyết tiền định đã xuất hiện từ xa xưa cổ đại. Con người đã thấy mình quá nhỏ bé đối với thiên nhiên vũ trụ bao la, lại phải thường xuyên đối diện với những hiện tượng thiên nhiên: Sấm chớp, thiên tai, dịch lệ; rừng sâu, nước độc… Con người và sự sống luôn như cành hoa trước gió.

Để trấn an và hy vọng cuộc sống tốt hơn, con người nảy sinh ra tín ngưỡng, sáng tạo thêm thuyết tiền định, tiền kiếp : Tất cả , tất cả mọi sự xảy đến cho con người đều do Thần Thánh làm nên. Muốn an cư lạc nghiệp thì phải thờ các thần, dâng của lễ cho các thần mong các thần thông cảm tấm lòng thành để không thạnh nộ, và giúp tai qua nạn khỏi.Tín ngưỡng và thuyết tiền định chính là niềm tin, nguồn an ủi mỗi khi chuyện không may đến, hoặc hy vọng ảo về một kiếp sau .

I. Tự nghĩa và định nghĩa: Tiền định

“Thông tấn xã vỉa hè” Hà-nội định nghĩa: Tiền định là tiền (Đô-la) quyết định mọi sự.

Thành ngữ dân gian Trung Hoa : Đa kim ngân, phá luật lệ

Năm Cam quận 4, tên đại ca gian hùng có một câu để đời:” Nếu tiền không giải quyết được thì nhiều tiền”.

Biết bao anh hùng Công an Thành phố và các quận phải mất chức và vào lột lịch.

Lịch sử nhân loại đồng hành nhiều cách với thuyết tiền quyết định .

Tự nghĩa: Tiền định

Tiền : trước.

Định: quyết, hoàn tất.

Tiền định, số phận, định mệnh, thiên mệnh có liên hệ nhau

Tiền định hay thuyết tiền định cho rằng mọi việc đều đã được Tạo hóa quyết định và sắp xếp từ trước.

Loài người chỉ cắn răn chấp nhận như Ro-bốt 12 bến nước “trong nhờ, đục chịu”; không phải” trong nhờ, đục hổng chịu, lắng phèn chua” nha!

Tạo hóa ở đây không hẳn là Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế sáng tạo vũ trụ. Tạo hóa là ý niệm mơ hồ, là sự tác động của thế giới siêu nhiên do con người sản sinh ra; tạo hóa là giải pháp bất khả kháng, để giải thích một vấn đề bất khả tri!.

Thuyết tiền định không dám khẳng định, hay phủ định: nó  hư hư, thực thực; ảo ảo, mơ mơ, mộng mộng. Rồi dùng câu nói có vẻ thiêng liêng “ linh tại ngã , bất linh tại ngã”. Đó cũng là sự bất lực của con người, sự bế tắc của khoa học .

Để xí phần, tạo niềm tin khích lệ lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc. Lý thường Kiệt đem Thượng Đế ra hù, nhát ma Trung quốc

“ Nam quốc sơn hà nam Đế cư

Trịch nhiên định phận tại thiên thư”

Nước Việt nam đã có Đế rồi; không còn vương do Đại đế Trung quốc phong nữa. Việc này đã được sách Trời (thiên mệnh tiền định) đóng ấn.

Nhưng cụ Nguyễn Du thì xem trời như gã dở hơi ngông cuồng

“ Trời xanh  quen thói má hồng, đánh ghen…

Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”

II. Thuyết tiền định đông phương

Thuyết tiền định của Phật giáo là : sinh-tử-luân-hồi. Con người hiện diện trên mặt đất là do muôn muôn kiếp trước của ai đó không biết, và sẽ trở về bên kia thế giới cũng muôn vạn tầng địa ngục, muôn kiếp lai sinh, cũng chỉ là những câu chuyện của Liêu trai Chí dị, chuyện hoang đường ma ma phật phật.

Tất cả các thuyết từ Phật giáo, nho giáo.. từ tây sang đông, cổ kim đều do con người sáng tác. Con người thì hữu hạn : bất lực trước số phận ; con người từ đâu đến? chết đi về đâu? Tương lai như thế nào? Thần thánh nào giúp đỡ?  Thần Thánh có thật không? Tất cả vấn nạn đó cũng chính là nguồn cảm hứng, tùy hứng để tư duy;  con người sáng tạo những thuyết siêu nhiên, sáng tạo cả Ngọc hoàng Thượng đế để mỗi năm Tết đến mua vui cho mọi nhà.

Khi nói thuyết hay truyền thuyết là do con người đưa ra để giải thích một vấn nạn gì đó, mà người ta chưa nhất trí một quan điểm: có thể đúng, có thể chưa đúng, gần đúng; cũng có thể sai…

III. Tiền định với Kinh thánh

Trong Cơ đốc-giáo cũng rất nhiều thuyết trong vấn đề giải Kinh thánh. Chúng ta xem các thuyết chỉ là một quan điểm giải kinh: có thể đúng hoặc sai. Chỉ có toàn bộ Kinh thánh và chương trình sáng tạo vũ trụ, cứu cuộc nhân loại mới là chân lý. Một câu, một chủ đề, một sách chỉ là những yếu tố cấu thành chân lý.

John- Cal-vin người bạn đồng hành với Martin-Luther giữa cuối thế kỷ 16, nhà thần học nổi tiếng, một nhà cách mạng tư tưởng,  siêu việt góp phần triệt hạ chế độ giáo Hoàng, mở ra cho Cơ-đốc- giáo nói riêng và cho cả nhân loại một thời kỳ phục hưng toàn diện, còn ảnh hưởng cho đến ngày nay.

John-Calvin lấy một số câu kinh thánh như:

“ Không phải bởi Ta, chẳng ai đến được cùng Cha”(Giăng 14: 6b)

“ Trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Christ”( Ê-phê-sô 1: 4)

“ … Tức là những kẻ đã được gọi theo ý muốn Ngài đã định. Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con này được làm con cả ở giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn thì Ngài cũng đã gọi….cũng đã xưng công bình….. cũng đã làm cho vinh hiển”    (Rô 8:28-30)

Và còn nhiều câu khác tương tự như thế.

Tóm lược quan điểm thuyết tiền định của Calvin

Vào khoảng giữa thế kỷ XVI, nhà thần đạo John Calvin khởi xướng thuyết “Tiền Định.” Thuyết này cho rằng, Đức Chúa Trời lựa chọn một số người để được cứu. Đức Thánh Linh đưa dẫn số người này đến sự tin nhận Đức Chúa Giê-su để được cứu chuộc. Học thuyết này được tìm thấy trong sách “The Five Points of Calvinism của David N. Steele & Curtis Thomas” như sau: “Sự cứu chuộc được thành tựu là do quyền năng tối thượng của Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Đức Chúa Cha chọn lựa một số người, Đức Chúa Con chết [đền tội] cho họ, Đức Thánh Linh làm cho sự chết của Đấng Christ trở nên có hiệu lực bằng cách đưa người được chọn đến đức tin và sự ăn năn, điều đó thúc đẩy họ đến sự sẵn lòng vâng phục Phúc Âm. Tiến trình chọn lựa, cứu chuộc, tái sanh là công việc của Đức Chúa Trời và bởi ân điển [của Ngài] mà thôi. Bởi lẽ đó, Đức Chúa Trời quyết định chọn ai là người để nhận được sự cứu chuộc do Ngài ban cho một cách nhưng không”

Nếu hiểu nghĩa đen, tầm chương trích cú. Nhiều người đồng tình với lập luận của Calvin.

Nhưng suy gẫm đường lối sáng tạo vũ trụ, trái đất và chương trình cứu chuộc loài người thì không phải đơn thuần, đơn điệu như thế. Nhiều câu kinh thánh khác, nhiều sự kiện gần như trái ngược, mâu thuẫn các câu trên

  • Đức Chúa Trời thay đổi tai vạ thành Ni-ni-ve
  • Đức Chúa Trời cho vua Ê-xê-chi-ên sống thêm 15 năm thay vì đã tới số chết.
  • Ai hiếu kinh cha mẹ , Đức Chúa Trời ban phước và cho sống lâu trên đất.
  • Bởi đức tin của Giô-suê, Đức Chúa trời cho trái đất ngừng quay một ngày trên đất Ga ba ôn

Quả thật, Đức Chúa trời có định, nhưng không mệnh. Mục đích trường cửu Ngài không thay đổi; nhưng con đường đến mục đích Ngài vẫn thay đổi vì cớ con người trong hoàn cảnh nào đó. Ví dụ:

  • Đức Chúa Trời định hủy diệt thành Ni ni ve nhưng vì sự ăn năn hết lòng của họ nên Ngài đã thay đổi ý định, không diệt thành Ni ni ve nữa.
  • Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời là chỉ 1 vợ 1 chồng nhưng vì sự yếu đuối của con người nên Chúa cho phép li dị nhưng phải có tờ để.
  • Ý định Đức Chúa Trời cho cả dân Y sơ ra ên làm thầy tế lễ ( Xuất 19: 6) nhưng vì sự kiện họ thờ bò vàng trong đồng vắng nên chỉ còn lại dòng A-rôn  làm chức tế-lễ thôi.
  • Sứ đồ Giu-đa-ích-ca-ri-ốt Chúa kêu gọi làm sứ đồ ,nhưng ông đã bội nghịch, Đức Chúa trời cũng “ bó tay.com.”

Ngài chọn, Ngài gọi; nhưng Ngài vẫn tôn trọng ý chí tự do của con người. Nếu con người không có ý chí tự do thì con người đâu hơn gì con vật, hay Rô-bốt: chỉ biết vâng phục không suy nghĩ, vô điều kiện.

Ngay từ khởi thủy, Đức Chúa trời cho con người tự do, tự do chọn lựa điều mình cho là đúng hoặc sai; thiện hoặc ác. Con người phải chịu trách nhiệm việc làm của mình. Số phận hay định mệnh của mỗi người do chính mình suy nghĩ chọn lựa, quyết định. Ngài tôn trọng chúng ta. Ngài không có quyền bắt chúng ta vào Vương quốc Ngài. Ngài chỉ có quyền đưa người không tin vào hỏa ngục.  Quan điểm đông phương “Đức năng thắng số”.

(Xem thêm bài Vương quốc Đức Chúa Trời)

Nhà thần đạo Jaccobus Arminius trình bày khá súc tích.

Để chống lại thuyết “Tiền Định” của nhà thần đạo John Calvin nói trên. Vào khoảng cuối thế kỷ XVI, nhà thần đạo Jacobus Arminius cho rằng:

“Sự cứu chuộc được thành tựu là do sự kết hợp các nỗ lực của Đức Chúa Trời và con người. Đức Chúa Trời khởi động và con người phải đáp ứng. Sự đáp ứng của con người là yếu tố quyết định. Đức Chúa Trời ban sự cứu chuộc cho mọi người, nhưng sự ban cho của Ngài chỉ có hiệu lực cho những ai sẵn lòng hợp tác với Ngài và chấp nhận ân điển Ngài ban cho. Điểm thiết yếu là ý chí của con người đóng vai trò quyết định. Bởi lẽ đó, con người quyết định chấp nhận hay khước từ sự cứu chuộc cho mình.” (Trích từ “The Five Points of Calvinism của David N. Steele & Curtis Thomas).

Chúng ta nói về Đấng Tạo Hóa toàn năng, rất dễ giống như 5 người mù rờ voi. Người nào rờ được cái gì của voi, thì phân tích quá kỹ, quá sâu, và cho voi như mình nghĩ.

Theo tôi hiểu, ba động từ : chọn- định -gọi vì Ngài là Đấng toàn năng hiểu thấu từ trước sáng thế và sau trời mới đất mới. Ngài cũng là Đấng tể trị cả cõi vũ trụ. Ngài biết trước, và đã chọn chúng ta từ trước buổi sáng thế, biệt riêng từ trong lòng mẹ để thực hiện ý định cho Ngài. Nhưng Ngài không tiền định như điều suy nghĩ của Calvin; quan điểm hay thuyết tiền định.

LỜI KẾT:

Thế gian và các học thuyết thế gian đều bất lực trước những lẽ mầu nhiệm của đời người và vũ trụ bao la. Mọi suy luận, mọi học thuyết giống như thầy bói nói cho vui.

Chỉ có Kinh thánh là lời của Thượng Đế toàn năng, toàn tri mới có câu trả lời chính xác thỏa đáng.

Đức Chúa Trời có chương trình cho loài người và cho từng người. Ngài là Đấng đầu tiên và cuối cùng. Ngài chọn- kêu gọi- hoàn thiện chúng ta theo sự toàn tri của Ngài. Đức Chúa Trời không tiền định mà chỉ chọn và tạo mọi điều kiện cho con người thấy được sự tốt lành rồi vui mừng tiếp nhận, vâng phục. Đức Chúa Trời tôn trọng sự tự do chúng ta.

 

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

2 thoughts to “Thuyết Tiền Định”

  1. CĐN là ai? Là người tin Chúa Giê-xu và lời phán của Ngài. Chớ nên nghi ngờ về Thân vi, công ơn cứu chuộc và lời Ngài đã phán: Ai nghi ngờ vào thân vị, công ơn cứu chuộc hoặc lời Ngài phán truyền người đó chưa tin Ngài. Và người đó không hiểu được lẽ thật cứu rỗi bao giờ.
    Chúa Giê-xu phán: “Người canh cửa mở cho chiên nghe tiếng người chăn; người chăn kêu tên chiên mình mà dẫn ra ngoài.” “Ta là người chăn hiền lành, ta quen chiên ta, và chiên ta quen ta, cũng như Cha biết ta và ta biết Cha vậy; ta vì chiên ta phó sự sống mình. Ta còn có chiên khác chẳng thuộc về chuồng này; ta cũng phải dẫn nó về nữa. Chiên đó sẽ nghe tiếng ta, rồi sẽ chỉ có một bầy, và một người chăn mà thôi.” “Nhưng các ngươi không tin ta, vì các ngươi chẳng phải là chiên của ta. Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta. Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nổi chiên đó khỏi tay Cha. Ta với Cha là một.” Thật là nguy hiểm nếu ai xem nhẹ hoặc bỏ qua lời Chúa Giê-xu phán.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.