PHẢI CHĂNG CHÂN LÝ LÀ SỐ ĐÔNG ?
Chân lý là phạm trù tư tưởng giúp cho con người phấn đấu, tìm kiếm ý nghĩa sống của cuộc đời; ước mong tiến tới ‘chân thiện mỹ’.
Chân lý cũng là đề tài mà nhân loại đã tốn biết bao giấy mực; tổn hại xương máu bảo vệ cho được điều mình gọi là chân lý?. nhưng thật chất đoi khi là ngụy lý ( thiên đàng mù).
I. THẾ NÀO LÀ CHÂN LÝ?
Chân : không thay đổi, không biến dạng theo không gian, thời gian.
Lý: Trật tự của vũ trụ ( định lý, nguyên lý)
Chân lý là trật tự, là sự vững bền không thay đổi bởi không gian và thời gian.
II. CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI: là các tôn giáo, đảng phái, khoa học, xã hội học.
Ngôn ngữ cũng chỉ là phương tiện giao tế, giải bày giải thích các sự kiện thiên nhiên hay xã hội ( Văn dĩ tải đạo); nó cũng có giá trị tương đối. Lão Tử đã từng nói:
“ Đạo khả đạo phi thường đạo”. Đạo là bản chất vũ trụ; bản chất vũ trụ thì làm sao dùng ngôn ngữ để lột tả hết nguồn gốc sự việc được, nguồn gốc vũ trụ.
Thái tử Tất Đạt Đa sau này người ta phong thành Phật Thích Ca; ông khiêm tốn tự biết mình không phải là chân lý mà chỉ “”Ta đi tìm chân lý”. chân lý là gì? ông cũng chỉ biết chân lý là chân lý.
Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành.( Phật là gì cũng chỉ là ý niệm trừu tượng; chỉ có Phật thật mới biết- cũng như niết bàn chỉ có nàng biết) .
Khoa học tự nhiên , khoa học xã hội: thuật ngữ chân lý mang tính tương đối. Vì các vấn đề ngay cả toán học cũng chỉ đúng trong giới hạn thời gian hay không gian.
Các đảng phái chính trị : cũng thường dùng thật ngữ chân lý để tuyên truyền cho quan điểm của mình: chân lý vĩ đại – chân lý mọi thời đại- lương tâm chân lý loài người…. bởi vì chân lý gì mà đường lối chính sách thay đổi như thay áo, đổi quần. Mất mùa thì tại thiên tai; được mùa thì tại thiên tài đảng ta…
Ngôn ngữ cũng là trò chơi, trò choi là trời cho, đâu có bị đóng thuế mà sợ.
III. CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI: chính là Đức Chúa Trời
Một trong những lời khẳng định của Chúa Jesus
“ Ta là đường lối, là chân lý ,là sự sống. Không bởi ta không ai đến được cùng Cha”. (Giăng 14:6)
Tại sao Ngài và chỉ Ngài mới được quyền nói điều đó?
-Thứ nhất : Ngài là Thượng Đế, Đấng sáng tạo vũ trụ và cầm sự sống, sự chết nhân loại trong tay Ngài. Nếu cả loài người chối bỏ Ngài, Ngài vẫn là chân lý. Có thể khẳng định : Bản thể Ngài là chân lý- tự Ngài là chân lý.
-Thứ hai : Duy chỉ Ngài được thẩm quyền phán xét loài người theo sự công bình của Ngài. Loài người chỉ là vật thọ tạo “ Loài người phải chết một lần và chịu phán xét. Tin hay không tin không ảnh hưởng đến uy quyền của Ngài.
Chân lý là Ngài, Chúa phán:
“ Ai tin Con thì được sự sống đời đời , ai không chịu tin Con chẳng thấy sự sống đâu, Nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn còn trên người đó” ( Giăng 3: 36 ).
Điều này đúng với nhân loại từ khai thiên lập địa cho đến hôm nay, mãi cho đến cõi vĩnh hằng.
Các giáo chủ cũng chỉ là con người, là tạo vật của Thượng đế ; tất cả đều phải chịu phán xét của Ngài. Sự phán xét hiện tại là phải chịu quy luật ” Sinh-lão-bịnh-tử”. Phải chịu chất một lần rồi phải chịu phán xét theo luật của Đức Chúa Trời.
-Thứ ba : Ngài là Đấng Tự hữu Hằng hữu
Ngài không lệ thuộc thời gian , không gian; không lệ thuộc vào sự công nhận của loài người. Tư tưởng Ngài, lời Ngài đúng và tồn tại cho đến đời đời. Ví dụ các điều răn : “ chớ tham lam, chớ giết người.. phải yêu thương nhau, tha thứ nhau, yêu kẻ thù nghịch v.v…” phi thời gian không gian. Ai vi phạm thì bị đoán phạt.
Tóm lại, chỉ có Đức Chúa Trời, lời Đức Chúa Trời mới là chân lý tuyệt đối. Chân lý này không phụ thuộc vào niềm tin con người? vào Hội thánh của Ngài, Ai tin thì được sự sống đời đời; ai không tin thì sẽ nhận hậu quả đời nay và đời sau.
Giả sử nếu cả thế gian chối bỏ Ngài, thì Đức Chúa Trời vẫn là chân lý. Đó là chân lý vĩnh cữu không lệ thuộc thời gian lẫn không gian; không chịu tác động bất cứ hệ tư tưởng nào khác, hay bất cứ ai.
IV. SỐ ĐÔNG CÓ PHẢI LÀ CHÂN LÝ KHÔNG?
Trong chế độ dân chủ, số đông thể hiện quyền lợi con người; trong ngôn ngữ chính trị gọi là chân lý. Hay tỷ lệ quá bán, tỷ lệ 2/3 được kể là chân lý, hay chân lý tương đối…
Công giáo La-mã đông hơn khối Tin lành cải chánh. Khối Tin lành cải chánh đông hơn Hội thánh Phi-la-đen-phi. Nhưng Hội thánh Phi-la-đen-phi Chúa cho phép gọi tốt nhất, là chân lý. Cả cỏi A-si-a chối bỏ sứ đồ Phao-lô; ông vẫn là đại diện cho chân lý .
“ Ngươi ít năng lực nhưng giữ đạo ta…” ( Khải 3:8 )
Công lý không phải là chân lý
Pháp lý cũng không phải là chân lý
Hợp lý cũng không phải là chân lý
Bởi vì công lý, pháp lý, hợp lý đúng ở nơi này mà không đúng với nơi khác; nó chỉ ứng dụng trong một thời gian, không gian nhất định.Nó đúng với một vùng hay một nước nhất định. Còn chân lý đúng nghĩa phải đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian không gian.
Câu chuyện kể đã xãy ra ở Hàn Quốc
Sau chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên năm 1953. Bắc Triều Tiên bắt một số Mục sư Nam Triều Tiên.
Trải qua thời gian giam cầm, tra tấn. Cuối cùng họ cho số Mục sư một sự chọn lựa.
Ai còn tin Chúa Jesus đứng qua một bên phải chịu tử hình; ai chối Chúa đứng qua một phía.
Chỉ có hai người can đảm chấp nhận tử đạo; số còn lại sợ chết xin làm hàn thần.
Kết thúc, số chối Chúa bị bắn bỏ, còn hai người trung tín được thả và trả về Nam Triều Tiên.
khi về, họ báo cáo lại sự thật, tất cả Hội thánh không tin lời chứng họ, và cho rằng họ bị Bắc triều tiên mua chuộc, làm gián điệp. Thế là họ bị cô lập, sỉ nhục….
Khoản 30 năm sau, trong một buổi làm chứng của một người Bắc Triều Tiên tị nan cũng tại Hội thánh . Tình cờ ông nhìn xuống hàng ghế phía cuối giáo đường, ông thấy vị Mục sư can đảm chịu tử đạo với nét mặt đăm chiêu đau đớn. Ông đã nhận ra và đến ôm vào lòng, trong tiếng khóc nức nở.
Cả hội trường, mọi người cùng khóc, khóc trong vui mừng, hối hận ăn năn tan vở. Bởi sự nhận thức theo ý riêng, theo số đông, ức hiếp người cô thế. Số đông đôi lúc tai hại kinh khiếp.
Cho nên số đông chỉ đại biểu cho chân lý dân chủ của con người, mang tính tương đối; mang tính chất chính trị, số đông không phải luôn luôn đúng.
Tóm lại:
Chân lý là Đức Chúa Trời, và những ai làm theo đường lối Chúa.
Nếu cả loài người tung hô phong thánh, nhưng Chúa không công nhận thì cũng vô giá trị.Nếu cả loài người chối bỏ Đức Chúa Trời, cả dân Y-sơ-ra-en chối bỏ Chúa Jesus, thì Ngài cũng là chân lý.
Chúng ta tin Ngài, bước đi theo đường lối Ngài là đang ở trong chân lý. Toàn bộ kinh thánh là chân lý, không phải một hay hai câu là chân lý. Cả dân tộc Y-sơ-ra-en chối bỏ Ngài; chỉ còn một mình tiên tri Ê-li tin Ngài, Ê-li vẫn là chân lý.