Dâng trọn thời gian hay lười biếng
Giá trị của lao động
Một trong những đại thảm họa của Cơ-đốc-giáo ngày nay là chủ thuyết “ dâng mình trọn vẹn- dâng mình trọn thời gian”.
Hầu việc Chúa đồng nghĩa với không làm việc gì hết. Điều nầy thật sai lầm : dâng mình hầu việc Chúa là đáp ứng lời kêu gọi “thiên chức”, không phải là nghề công chức. Hầu việc Chúa là làm bất cứ việc gì như làm cho Chúa. Nếu hầu việc Chúa là không làm chi hết thì sứ đồ Phao-lô là người sai lầm. Chúa Jesus phải lao động thàm thợ mộc giúp cha mẹ là phí thời gian.
Sa-lô-môn đã quá thấm thía về sự khôn ngoan Chúa cho “ trước không ai hơn và sau không ai bằng” đã thốt lên:
“ Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo chết “ (Châm ngôn 14: 12)
Tôi đã gặp cả chục người với đức tin “a dua” ăn theo với khẩu hiệu “ dâng mình trọn thời gian” và kết thúc gia đình tan nát : không có cơm ăn, con cái không có tiền đóng tiền học, vợ lằm bằm phải ly thân.
Chúng ta thử phân tích, Kinh thánh đã nói gì về dâng trọn thời gian và lao động.
I/ CỰU ƯỚC:
Thầy tế lễ và người Lê vi không có đất, chỉ chuyên phụng sự Chúa nên Chúa cho phép họ nhận tiền dâng 1/ 10 và các của lễ khác của dân Y sơ ra ên dâng cho Đức Giê hô va.
( Dân 18: 8-32)
1. Thầy tế lễ A-rôn
Đức Chúa Trời biệt riêng cho A-rôn và dòng dõi ông được ra thánh, sống bằng tiền dâng và các của dâng Y-sơ-ra-en. Ông chuyên tâm lo phụng sự đền thờ Giê-ru-sa-lem theo luật pháp Môi-se
2. Lê-vi
Sau khi vào đất hứa, 11 chi phái đều được cấp đất canh tác. Riêng chi phái Lê-vi không được chia đất, họ được ở biệt riêng, sống trong 6 thành ẩn náu để phụ tá cho A-rôn ; 11 chi phái phải đóng thuế 1/10 lợi tức cho Lê-vi sống.
Ngoài ra, các tiên tri đang thi hành chức vụ; Chúa dùng dân sự nuôi họ; và họ cũng có thể vừa làm vừa nói tiên tri.
II/ TÂN ƯỚC
Trước hết, Tân ước không còn giai cấp Lê-vi. Tất cả ai tin Chúa đều được làm thầy tế lễ thượng phẩm
“ Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên Nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng! “ (Khải 1:6 )
“ Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời…” ( IPhi-e-rơ 2: 9a)
1. Kinh thánh có nói dâng mình trọn thời gian không?
Kinh thánh chỉ nói dâng thân thể chúng ta làm của lễ sống và thánh:
“ Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em” ( Rô-ma 12:1)
Kinh thánh không nói mục sư phải dâng mình trọn thời gian; mục sư không phải là người cỏi trên, làm nghề tôn giáo. Công vụ sứ đồ và 200 năm tiếp theo, mục sư và các môn đồ Chúa là một người bình thường : vừa làm ăn (nông dân), vừa giảng đạo, chăm sóc bầy chiên Chúa; không có giai cấp lãnh đạo tôn giáo.
Ngài chọn và kêu gọi vào chức vụ, và xác định ai rao giảng Phúc âm được nuôi dưỡng bởi Phúc âm . Nuôi dưỡng không phải là lương bổng hàng tháng giống công chức hay công nhân. Chúa sẽ dùng đủ mọi cách để nuôi sống người Chúa kêu gọi, sai đi; kể cả dùng dân ngoại.
2.Các sứ đồ và mục sư có lao động không?
Chúng ta không thể đưa nguyên tắc chết : có hoặc không ? Nếu Hội thánh địa phương đủ khả năng tài chánh lo cho người chăn bầy, để ông chuyên tâm cầu nguyện , giảng dạy thì quá tốt. Nhưng không phải là nguyên tắc bắt buộc mục sư phải dâng mình trọn vẹn thời gian ( luật cấm làm việc) thì không đúng Kinh thánh.
Mục sư Chúa kêu gọi để chăn bầy , là thánh chức ; không phải là công chức. Hội thánh đầu tiên từ sứ đồ cho đến mục sư, tín đồ cùng làm việc tự nuôi bản thân và gia đình.
Phao lô đã trần tình với các Mục sư ở Ê phê sô:
“ Tôi chẳng ham bạc, vàng hay là áo xống của ai hết. Chính anh em biết rằng hai bàn tay nầy đã làm ra sự cần dùng của tôi và của đồng bạn tôi. Tôi từng bày bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Giê xu có phán rằng: ban cho thì có phước hơm nhận lãnh” ( Công vụ 20: 33-35)
3. Nguồn gốc thuyết biệt riêng : Lê-vi thời đại
Sau khi Hoàng đế Constantin quốc hữu hóa Hội thánh Chúa. Ông đã biệt riêng từ sứ đồ cho đến mục sư thành công chức, được trả lương, cấp nhà như sứ thần của Hoàng triều. Lê-vi thời đại hình thành phát triển cho đến ngày nay.
Đến thế kỷ thứ 7, khi chế độ Giáo hoàng ra đời. Giai cấp Lê-vi thành tăng lữ kết hợp với thế lực chính trị thành một thế lực thống trị độc tài gian ác.
III/ LAO ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG:
Trước hết, ích lợi của lao động là làm ra của cải vật chất để nuôi mình và gia đình.
Ngoài ra lao động còn tạo ra nhân cách : được tự chủ bản thân, sáng tạo, năng động, tự tin vào mình, tiến tới tin Đấng ban ơn. Lao động còn thoát được nghiệp chướng ” bị, gậy ăn mày ăn xin” rất mất tư cách tồi tệ như một bịnh dịch hay sida vô phương cứu chữa.
Mục sư sống bằng tiền lương sẽ trở nên thụ động, tư tưởng lệ thuộc, giết chết tư tưởng sáng tạo; luôn lo sợ, không tự tin. Vì ai chi tiền cho mình là ông chủ mình. Mục sư sống bằng tiền lương là một giám đốc làm thuê cho ông chủ : các chấp sự.
Các hệ phái thuê mướn mục sư chăn bầy đã thấy rõ. Ban chấp sự lãnh đạo mục sư, vì họ bỏ tiền thuê mướn mục sư theo hợp đồng thỏa thuận.
Hay các hệ phái nhận tiền trợ cấp mẫu hội, phải lệ thuộc họ; thậm chí chối bỏ cả đức tin chân chính, chối bỏ lời Chúa, chỉ làm theo lệnh ông chủ . Các ông chủ đã vô hiệu hóa Kinh thánh. Bảo đồng tính cũng ok; bảo phá thai cũng Amen….
Một Hội thánh muốn phát triển, một mục sư muốn thăng tiến trong Vương quốc Chúa; việc đầu tiên là phải tự chủ tài chánh.
Có một lần, một đại lãnh tụ tư gia phát biểu : “ Ở Mỹ mà ho, thì Việt nam nóng lạnh. Mỹ mà nóng lạnh, thì Việt nam đã vào nhà thương”.
Tôi quá bực, nói thẳng mà không sợ mất lòng : “ Tại sao chúng ta không cầu nguyện và tin: Nếu Mỹ mà ho, chúng ta giúp thuốc. Nếu Mỹ nóng lạnh thì chúng ta phải chăm sóc”.
Khi có tư tưởng ăn mày ăn xin, sẽ tạo tư tưởng lười biếng, chỉ thích ngồi chờ sung rụng; nhận tiền không biết mắc cở.
Lười biếng là nguồn gốc của mọi tội lỗi . Ông bà mình đã nói
“Nhàn cư vi bất thiện ” . Nếu rảnh thì lấy các loại đậu trộn lại, rồi phân loại ra.
Một trong những nguyên nhân khiến các Hội thánh Chúa sa bại, trược dài là chủ trương Mục sư biệt riêng ra Thánh, không được làm ăn vì sợ nhiểm thế gian; nó trở thành gian như thế, gian như kẻ lười biếng thích ngồi mát ăn bát vàng; thích làm nô lệ.
Mọi người ai cũng có tay chân và cái đầu; sao lại nô lệ cho người ta. Cũng nên biết xấu hỗ, Hãy học gương Nick
Ngày 5 tháng 8 năm 2014
Mục sư Nguyễn duy Thắng
Ong nao noi cung hay ko ha, nang thuyet bat nang Hanh!
Tôi đã đọc xong bài viết rồi! Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bài viết.
Thông điệp của bài viết này là gì? Chúng ta nên kiếm tiền lo cho cuộc sống và gia đình để đủ tự tin và không lệ thuộc rồi mới hầu việc Chúa? Việc Mục Sư nhận tiền của hội thánh giống như ” ăn xin”? Và sẵn sàng làm nô lệ của tiền bạc và người làm chủ đồng tiền? Không nên biệt riêng ra cho Chúa mà phải đi làm để tự lo cho bản thân? Sự cuối cùng dân mình cho Chúa là ” nẻo chết” gia đình tan nát vì không có tiền? Mục Sư vì tiền mà bị lệ thuộc phải nói sai lời Chúa không thể sáng tạo? … Đây có đúng thật là lời của một người mà Chúa đã kêu gọi làm Mục Sư? Có đúng kinh thánh dạy như thế?
Ông Phierơ và anh của ông là Anh_rê đương thả lưới dưới biển,vì hai anh em là người đánh ca. Ngài phán cùng hai ngươi rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người. Hai anh em liền bỏ lưới mà theo người. Dậy tại sao hai ông ấy lại làm thế? Gia đình và vợ con sẽ như thế nào? Tại sao kinh thánh lại thuật lại điều này?
Trong Mathiơ 6 nói gì?
Câu25 Vậy ta phán cùng các ngươi rằng: Đừng vì sự sống mình mà lo đồ uống;cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quý hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quý hơn quần áo sao?
Câu 27 Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không?
Câu 30_33 Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời làm cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi. Ấy vậy các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì, mặc gì?. Vì mọi điều đó, các dân ngoại vẫn hay thường tìm, Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. Nhưng trước hết hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa. Vậy,chớ lo lắng chi về ngày mai, vì ngày mai sẽ lo việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy.
Trong kinh thánh còn nhiều câu nói về vấn đề này tôi không thể mà viết ra hết. Không hiểu sao tôi lại phản ứng như thế? Và những gì tôi chia sẻ là theo ý riêng của tôi. Tại sao ông phi e rơ lại bị Chúa trách khi ông tỏ ra lo lắng cho Chúa khi biết Ngài chuẩn bị chịu thương khó? Phải chăng vì ông lúc ấy chỉ nhìn thấy khả năng của con người mà không nhìn thấy Chúa thật sự? Ông đặt giới hạn cho cho Jêsus nên ông lo lắng?? Đức tin thật là như thế nào? Đại mạng lệnh của Chúa là gì? Chúng ta sẽ sử dụng thời gian trên đất này vào việc gì? Những người bỏ thời gian và sức lực của mình để hầu việc Chúa sẽ cảm thấy như thế nào nếu đọc bài viết này? Đó là ý kiến riêng hay thật sự là thông điệp từ Chúa?
Xin lỗi tôi không hiễu bạn muốn nói điều gì? nói với bài viết tôi….
Mong bạn đọc kỹ điều mình nói
cám ơn mục sư vì bài viết thẳng thắn và thực tế.