Dạy – Giảng – làm chứng
I – Thế nào gọi là dạy:
Đại mạng lịnh trước khi Chúa về trời “Dạy mọi điều Ta đã truyền cho các ngươi”.
Dạy, tiếng Hy Lạp môn đồ hoá.
Không ít người dạy và giảng khác nhau ra sao! Cho nên, pha pha trộn trộn như Tân cổ giao duyên.
Dạy và giảng một điểm giống nhau: cùng giải bày Chúa và chương trình cứu chuộc cho mọi người hiểu để tin Chúa.
Khác ở chỗ: dạy thuộc ơn giáo sư, người dạy phải có chương trình giáo dục, có tài liệu được chuẩn hóa “có thể tự soạn hay được soạn của tổ chức uy tín” dạy đạo ddo đồng nghĩa môn đồ hoá. Giáo sư ở đây là chức vụ đặc biệt trong 5 chức vụ. Giáo sư có cả khả năng biền biệt lời Chúa và kỷ năng chuyển tải.
Còn giảng “preacher” người được Chúa chọn để rao giảng phúc âm trong 5 chức vụ I co 12: 28.
Giảng nặng về chứng đạo, giải bày việc Chúa làm, các môn đồ làm như những lời chứng cụ thể minh bạch “người chứng vật chứng”.
Hai chức vụ giáo sư và thầy giảng phúc âm (giáo sỹ) giúp sứ đồ mở mang hội thánh, củng cố các hội thánh địa phương… họ đến một địa phương nào, hợp tác với các trưởng lão địa phương đó…
Giảng lời Chúa trong hội thánh địa phương: cũng giống thầy giảng phúc âm: nặng lời chứng: lời chứng qua các môn đồ trong kinh thánh, lời chứng qua kinh nghiệm cá nhân; cả tốt lẫn xấu, cả những việc làm được và chưa làm được.
Trọng tâm làm cho tín đồ, người nghe đạo thấy được Chúa là tốt lành, chỉ duy Chúa mới có sự tha tội và sự sống đời đời…
Giảng phải có chủ đề, không nên trích kinh thánh nhiều quá (ai cũng có kinh thánh), không cần nghe kinh thánh như đọc truyện đêm khuya cho dễ ngủ…
Các vị mục sư truyền thống, đọc kinh thánh một hồi, rồi thuyết minh từng chữ từng câu như giáo viên dạy ngữ pháp lớp tiểu học… khiến mọi người ngủ ngon. Có người nói vui: các mục sư là bác sĩ chuyên trị bệnh mất ngủ.
Nghệ thuật rao giảng khi bỗng khi trầm mặt vui tươi, nhìn từng người (tránh nhìn người Việt kiều hay người đẹp); tránh mặt hình sự dùng lời Chúa để khủng bố, hù dọa (thường đem Chúa tái lâm để hù dọa, dụ dâng hiến).
Đặc biệt phải có chủ đề, đừng nói tràng giang đại hải từ sáng thế đến Khải Huyền.
Làm chứng trong hội thánh: làm chứng hay chứng nhân phải nói những điều kinh nghiệm: mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi… anh em hay pha trộn làm chứng và giảng đạo. Ăn năn giảng một bài ăn năn rồi khuyên bảo người khác như thầy đời…
Để có buổi thờ Phượng được ơn, được Thánh linh xức dầu: từ mục sư đến tín đồ phải có tấm lòng thờ Phượng; tránh tra tấn nhau bởi lời giảng ru ngủ hay khủng bố…
Người lên làm chứng phải nói ngắn gọn súc tích, cầu nguyện cùng phải có trọng tâm.
(còn tiếp)