HỘI THÁNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (toàn tập)

HI THÁNH CỦA ĐC CHÚA TRI

MC-LC

 

   A/ HI THÁNH PH THÔNG

 Chương I/: HỘI THÁNH LÀ GÌ?

1 / Định nghĩa Hội thánh theo tự điển Kinh thánh

2 / Hội Thánh là mầu nhiệm

3 / Hội Thánh là nhà của Đức Chúa Trời

4 / Hội thánh là Đền thờ của Đức Thánh Linh

5 /  Hội Thánh là Tân nương của Chúa Giê-xu

Chương II/:  DANH XƯNG HỘI THÁNH

Chương III/:   CHỨC VỤ 5 MẶT

I / SỨ ĐỒ:

1/ Định nghĩa

2/ Công tác sứ đồ

3/ Các dạng sứ đồ

II/ TIÊN TRI:

1/ Người tiên tri

2/ Ơn tiên tri

3/ Lời tiên tri

III/ GIÁO SƯ:

IV/ THẦY GIẢNG TIN LÀNH

V/ MỤC SƯ

Chương IV:  CƠ CHẾ HỘI THÁNH 

Chương V:  SỰ KÊU GỌI VÀO CHỨC VỤ

 

   B/ HI THÁNH ĐA PHƯƠNG

Chương I/ : DANH XƯNG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

Chương II/: GIỚI HẠN CÁC HỘI THÁNH

Chương III/   ÍCH LỢI HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

Chương  IV/ : TỔ CHỨC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

    I / MỤC SƯ:

1/ Sự kêu gọi:

a/ Ước ao chức vụ và sự kêu gọi trực tiếp

b/ Mục sư phải có bầy chiên

c/ Mục sư phải được chuẩn hóa

d/ Mục sư được thụ phong bởi Sứ đồ

   2/ Quyền lợi Mục sư

a/ Mục sư được hưởng mọi quyền lợi

b/ Mục sư phải được tôn trọng

    3/  Người nữ được làm Mục sư không

a/ Nguyên nhân hiểu sai Kinh thánh

b/ Chức vụ phân biệt không giới tính

4/ Mục sư có bị ngưng chức hoặc cách chức không?

   II/ CÁC CHẤP SỰ :

               1/ Tự nghĩa

               2/ Các chấp sự đầu tiên

               3/ Chuẩn hóa chấp sự

C/    CÁC VN Đ TRONG HI THÁNH

    I/ DÂNG 1/10 VÀ CÁC CỦA DÂNG

    II/ CÁC LỄ  TRONG HỘI THÁNH

    III/ KIÊNG ĂN, CẦU NGUYỆN

    IV/ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

    V/ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH: PHÁ THAI

    VI/ HỘI THÁNH VỚI NGHỀ NGHIỆP, LAO ĐỘNG

    VII/ HÔN NHÂN TRONG HỘI THÁNH

    VIII/ KỶ LUẬT TRONG HỘI THÁNH

    IX/ NGƯỜI GIÀ, GÓA TRONG HỘI THÁNH

D/ HI THÁNH VI CHÍNH QUYN

    I/ NHỮNG ĐIỀU HỘI THÁNH PHẢI VÂNG PHỤC CHÍNH QUYỀN.

     II/ NHỮNG ĐIỀU HỘI THÁNH KHÔNG VÂNG PHỤC CHÍNH QUYỀN.

     III/ HỘI THÁNH CÓ THAM GIA CHÍNH TRỊ KHÔNG?

     IV/ CHỐNG CHÍNH QUYỀN LÀ CHỐNG LẠI CHÚA

 

HI  THÁNH  của ĐC CHÚA TRI

Lời Phi Lộ

Thông thường chúng ta hiểu Hội thánh là tòa lâu đài lộng lẫy hoành tráng, tọa lạc nơi sang trọng trang nghiêm với đủ màu sắc lung linh huyền ảo.

Người lãnh đạo Hội thánh cũng uy nghi với áo đen, áo đỏ, áo vàng hay bộ đồ veston sang trọng trong dáng đi chậm rãi bệ vệ của một nhà tu khác đời thường.

Hội thánh phải có tổ chức chặt chẽ, khoa học, với đủ ban bệ oai phong ra phết , với những lễ nghi linh thiêng huyền ảo.

Hai chữ Hội thánh tuyệt vời làm sao! Vinh hiển làm sao! Hội của những người thánh. Có hội nào trong trần gian tốt hơn Hội thánh của Chúa? Có hội nào mà từ hạ lưu đến thượng đẳng ngồi chung nhau, bình đẳng yêu thương nhau như ruột thịt; mặc dù trong Hội thánh còn rất nhiều xấu xa quái dị. Nhưng những điều xấu nhất của Hội thánh vẫn tốt hơn những gì tốt nhất của các hội trần gian. Tôi nói không quá lời.

Hội thánh là chân lý bất biến , chính Chúa Giê-xu sử dụng từ nầy đầu tiên với Sứ đồ như một thông điệp ,như  một kỷ nguyên giải phóng kiếp nô lệ tội lỗi,  không chỉ cho tuyển dân Y-sơ-ra-en mà cho toàn thể nhân loại .

“Ta sẽ thiết lập các Hội thánh ta trên đá này, các cửa âm phủ không thắng được Hội đó . Mat 16:18

Các Hội thánh của ta ( Our churches)  khẳng định Ngài là Chủ sở hữu, chủ quyền của Hội Thánh . Hội-Thánh là của Đức Chúa Trời. Không ai được quyền nhân danh bất cứ  ai, bất cứ lý do gì để thay đổi danh xưng Hội thánh của Ngài.

Hơn 2000 năm sự hình thành và phát triển của Hội thánh Đức Chúa Trời là điều kỳ diệu hơn cả kỳ diệu của các nền văn minh nhân loại góp lại.

PHẦN AHI THÁNH PH THÔNG

   Chương I :    HI THÁNH LÀ GÌ ?

  1/ Tự điển KT định nghĩa Hội thánh:

 “Hội-Thánh là một đoàn thể tín đồ (đã được tái sinh ) hiệp một bởi Đức Thánh Linh, có chung một niềm tin, tình yêu thương, một hy vọng mà Đấng Christ là đầu.

(Thánh kinh tự điển trang 590)

 Hội thánh phổ thông còn gọi là Hội thánh vô hình, Hội thánh mầu nhiệm.

Hội thánh  phổ thông là tổng bao hàm mọi hệ phái. Hay mọi hệ phái là những nhóm chi thể trong thân thể mầu nhiệm là Hội thánh phổ thông.

Từ liệu Hội thánh xuất phát từ chữ Hy-Lạp “Ekklésia “ có nghĩa là “người được kêu ra, gọi ra, biệt riêng ra khỏi thế gian”.

Có thể định nghĩa: “ Hội Thánh là những người được Chúa Giê-xu tiếp nhận từ trong thế gian hư mất để đưa vào Vương Quốc con yêu dấu của Đức Chúa Trời”

 “ Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm , làm cho chúng ta dời qua Vương quốc Con yêu dấu của Ngài , trong Con đó , chúng ta có sự cứu chuộc  là sự tha tội” Cô-lô-se 1:13-14

 . Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm của Đấng Christ:

Kinh thánh bày tỏ :

“ Vả, anh em là thân của Đấng Christ ,và là chi thể của thân, ai riêng phần nấy” ICor 12:27.

“ .. Chúng ta có nhiều người mà hiệp trong nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đề là các phần của chi thể nhau” Rôm 12:5

Các chi thể không được tách rời , phải có trách nhiệm liên đới, chịu đựng lẫn nhau. Chúng ta  không thể xác nhận rõ ràng mình là chi thể gì ( mắt, tay, mũi v.v..) được. Các chức vụ và ân tứ chỉ bày tỏ một phần chi thể thôi.Vì Hội Ngài mầu nhiệm không giống ai và cũng không ai mô phỏng được.

“ Đặng tỏ ra một Hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được trước mặt Ngài” Ê-ph 5:27

Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã, đang và sẽ vinh hiển!

3 . Hội Thánh là nhà của Đức Chúa Trời

Chữ “nhà” trong tiếng Việt không chỉ nói cái nhà, mà còn ý nghĩa bao hàm “ gia đình, tổ ấm” (  vợ tôi còn gọi nhà tôi) . Nhà là nơi ở, là nơi sống chung lâu bền của một gia đình. Hội Thánh của Chúa là một gia đình, một đại gia đình của đức tin mà Chúa là Cha thuộc linh của Hội Thánh.

“ ..Anh em là ruộng của Đức Chúa Trời cày, là nhà của Đức Chúa Trời xây”  ICor 3:9

“ Anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thuộc linh, làm chức tế lễ thánh” I Phie 2:5

Cơ cấu tổ chức Hội thánh cũng chỉ là phương tiện; cứu cánh là phải thương yêu nhau như anh em, như Chúa đã yêu chúng ta. Nếu  không làm hay chưa làm đạt chuẩn này phải xét lại , làm lại từ đầu.

4 . Hội Thánh là Đền thờ của Đức Thánh Linh:

Đền thờ là nơi Chúa ngự. Hội thánh bao gồm những con người  được Đức Thánh Linh ngự ( tái sinh) nên được gọi là Đền thờ của Đức Thánh Linh.

Giao ước cũ : chỉ có tuyển dân Y-sơ-ra-en được quyền đến Giê-ru-sa-lem thờ phượng Chúa và chỉ có Đền Giê-ru-sa-lem mới hợp pháp để thờ phượng, dâng của lễ.

Giao ước mới: Đền thờ là chính chúng ta, Chúa ngự vào tâm linh (spirit) để khiến chúng ta thành Đền thờ thuộc Linh của Ngài. Đền thờ ngày nay không còn là ngôi nhà bằng gạch, bằng đá nữa. Chính vì thế, Chúa đã phá hủy Đền thờ Giê-ru-sa-lem để lập lại Đền thờ mới là Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà cụ thể là các con cái Chúa.

“ Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là Đền thờ  của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc mình sao?”

I Cor 6:19

Chúng ta không được quyền phá hủy thân thể mình; không được tự tử; không được thay đổi giới tính bất cứ lý do gì và cũng không được phá hủy thân thể người khác; vì làm điều đó xúc phạm đến Ngài.

“ Vì có ai phá hủy Đền thờ của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời phá hủy họ; vì Đền thờ của Đức Chúa Trời là thánh, mà chính anh em là Đền thờ” I Cor 3:17

Rất buồn, nhiều con cái Chúa, nhiều hệ phái không thấy được tầm quan trọng của Đền thờ thánh, không lo trau chuốt con người bề trong, mà lại chạy theo Công giáo La mã: lo xây dựng nhà thờ cao sang lộng lẫy ,quá lãng phí. Chúa cảnh cáo đó là mồ mã tô vôi, nhưng họ đâu nghe, vẫn nối tiếp tổ phụ Giê-rô-bô-am xây thêm nhà thờ tại Đan và Bê-ten, chọc giận Ngài.

5 . Hội Thánh là Tân nương của Chúa Giê-xu:

Chúa lại ví Hội thánh như vợ chưa cưới. Không có tình yêu nào thiêng liêng hơn đạo nghĩa vợ chồng. Vợ chồng biết nhau hết những ẩn mật sâu kín nhất , chấp nhận lìa cha mẹ ở với nhau trọn cuộc đời.

“ Vậy nên, người đàn ông phải lìa cha mẹ mình mà dang díu với vợ mình, hai người cùng trở nên một thịt. Sự mầu nhiệm ấy là lớn lắm, tôi nói Đấng Christ và Hội thánh vậy” Êph 5:31-32

Tuyệt vời nhất khi Chúa làm lễ cưới tại không trung.

“Phước thay cho những người được mời dự tiệc cưới Chiên con” Khải 19: 9b

Chương II:  DANH XƯNG HI THÁNH

Toàn bộ Kinh thánh từ công vụ sứ đồ, các thư tín Tân-ước đều thống nhất sử dụng danh xưng “  Hội-Thánh của Đức-Chúa-Trời”

Tên gọi này như định chế của hiến pháp. Chúng ta là tôi tớ của Ngài chỉ phải vâng phục, vâng phục không phải ý kiến , ý cò gì khác. Đó là khởi đầu của sự hiệp nhất trong lời Đức Chúa Trời để tiến tới sự vâng phục  trọn ven  các lẽ thật khác .

 “ Anh em hãy giữ lấy mình và luôn cả bầy mà Đức thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội-Thánh của Đức-ChúaTrời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình”  Cv 20 : 28.

“ Phaolô, theo ý muốn Đức Chúa Trời….gởi cho Hội Thánh Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô….” I Cô 1: 1-2

“ Ta mong mau mau đến thăm con…..phòng ta có chậm đến , thì con biết làm thể nào trong nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy”

I Tim 3: 14-15

“ Chúng tôi cũng vì anh em mà khoe mình cùng các Hội thánh của Đức Chúa Trời….” I Tê-sa 1: 4

Định danh muôn vật, muôn loài là khởi đầu quan trọng của Đức-Chúa-Trời để lập trật tự của vũ trụ. Ngài đã ban khôn ngoan tuyệt trí cho Adam để đặt tên muôn loài muôn thú: từ trời cao, dưới đất, bên dưới đất; mọi sự đã định danh theo ý muốn tốt lành đẹp lòng Ngài.

Xã hội loài người chỉ cần lộn một tên “yes” hay “no” thì hành tinh này thành một đống gạch vụn, vì các kho tên lửa thi nhau nổ, các hệ thống thông tin, computer rối loạn ngay.

Khổng Tử đã thấy tầm quan trọng của danh xưng, Ông đã đưa thành thuyết chính danh : “ Danh bất chính thì ngôn bất  thuận, ngôn bất thuận thì sự việc bất thành, sự việc bất thành thiên hạ náo loạn”.

Có người cho rằng, chiếc áo không làm nên thầy tu. Đúng nhưng chưa đủ; vì thầy tu không thể thiếu chiếc áo; Chim én không làm nên mùa xuân, nhưng mùa xuân không thể thiếu chim én .

Nếu tên gọi không quan trọng, sao tên gọi của một quốc gia, một tỉnh, một thành phố phải thông qua hiến pháp, phải thông qua quốc hội? Ngay cả tên chúng ta trong khai sinh, nếu sai một chữ, một dấu cũng bất pháp . Ngẫm nghĩ, con người tối tăm đời nay còn biết khôn ngoan tôn trọng hiến pháp, luật pháp của họ, còn con sự sáng, những “ông trời con” ( Lãnh đạo các hệ phái) thì tùy tiện, chẳng cần biết cả nể ai, thích gì làm đó bất chấp hiến pháp của chính Đức Chúa Trời ( Kinh thánh).

Ngày nay danh xưng Hội-Thánh : mặc ai nấy đặt, đặt tên vô tội vạ, vô nguyên tắc, vô trật tự; loạn hơn cào cào, ngang hơn cua bò ngang. Còn đường lối tổ chức lại mô phỏng tổ chức của công ty xí nghiệp.  Hậu quả: đấu tranh bè đảng, tham lam , tranh giành chức quyền, hỗn loạn là điều phải đến.

Họ dùng đủ mọi lý luận khôn ngoan xảo quyệt để chối bỏ lời Chúa, đường lối Chúa: nào là Đức-Chúa-Trời yêu sự đa dạng,  các Giáo phái là những bông hoa trong vườn hoa của Đức-Chúa-Trời; các hệ phái như những binh chủng trong quân đội; tổ chức chỉ là phương tiện … đủ cách, đủ kiểu ngụy biện . Nhưng họ quên mất : Sở hữu chủ của Hội thánh là Đức Chúa Trời chứ không phải là của các Lãnh đạo Cơ đốc đâu mà muốn đặt tên Hội thánh là gì cũng được!?

Chương III:           CHC V 5 MT TRONG HI THÁNH

I/ SỨ ĐỒ:

1/ Sứ đồ là gì?

Tự nghĩa: Sứ đồ là người được sai đi, đại diện, khâm sai Đức Chúa Trời để bày tỏ đường lối của Vương quốc Ngài cho nhân loại. Kinh thánh đã dùng một sách gọi là Công vụ sứ đồ, gồm 28 chương để ghi lại mọi công tác của các sứ đồ trải dài hơn 60 năm.

Một trong những việc làm quan trong hàng đầu của Chúa Giê-xu là kêu gọi 12 sứ đồ và môn đồ hóa họ. Rồi Ngài tiếp tục chọn các chức vụ: Tiên tri, Giáo-sư, Truyền giảng Phúc âm và Mục sư.

“ Ấy chính Ngài đã ban cho người này làm sứ đồ, người khác làm tiên tri, người khác làm truyền giảng phúc âm, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư”     Ê-ph 4:11

Ngày nay còn chức vụ sứ đồ không ? Câu hỏi thật đáng thương cho những nhà Thần học có thần kinh không được bình thường. Sứ đồ được ví như những cột chính của căn nhà; cái nhà không có cột thì chỉ là nhà bằng nhựa của đồ chơi trẻ con. Hội Thánh không còn sứ đồ thì thật là tức cười. Chính họ phủ nhận thánh chức cao trọng đó, cho nên họ đã sáng tác một chức danh khác thay thế như: Chủ tịch, Tổng Quản nhiệm, Giáo hoàng, Giáo Hội trưởng…

Xin nói lại: chức vụ năm mặt vẫn còn tồn tại trong Hội thánh cho đến khi Chúa tái lâm. Khi nào còn Hội thánh thì sứ đồ còn tồn tại . Ai phủ nhận, hoặc chưa khám phá sứ đồ của Chúa là một mất mát lớn cho Hội thánh.

Sứ đồ là chức vụ 5 mặt, là những trụ cột của Hội Thánh phổ thông. Mục đích chính là giảng phúc âm, thiết lập các Hội thánh địa phương , kiện toàn  các trưởng lão địa phương và môn đồ hóa con cái Chúa . Sứ đồ là chức vụ quan trọng và thường có đủ tổng bao hàm các chức vụ 5 mặt.

Sứ đồ là cột trụ của Hội Thánh  Đức Chúa Trời . Họ đảm trách hầu hết các chức vụ để gây dựng thân thể Chúa.

2/ Công tác sứ đồ:

a/ Truyền giảng Phúc âm- mở Hội thánh mới

“ Nhưng khi Thánh linh giáng trên các ngươi…. làm chứng về Ta từ Giê-ru-sa-lem… cho đến tận cùng trái đất”  Cv 1: 8

Truyền giảng Phúc âm là một trong những nhiệm vụ đặc biệt của sứ đồ . Hoạt động của các sứ đồ không bị giới hạn trong  một Hội thánh địa phương. Họ có thể đi giảng dạy, gây dựng từ địa phương nầy sang địa phương khác.

“ Tại thành Y-cô-ni Phao-lô và Ba-na-ba cùng vào nhà hội của người Giu-đa, giảng dạy khiến nhiều người Giu-đa và Gờ-rét trở lại đạo” Cv 14:1

Chúa ban cho các sứ đồ nhiều quyền năng, dấu kỳ phép lạ chữa lành mọi bệnh tật; cùng uy quyền trừ ma, đuổi quỷ, giải cứu  nhiều người về với Chúa

“ Đoàn dân nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm, thì đồng lòng lắng tai nghe hai người nói; vì có những tà ma kêu lớn tiếng mà ra khỏi nhiều kẻ bị ám, cùng kẻ bại và què được chữa lành cũng nhiều. Tại cớ đó, trong thành được mừng vui không xiết”

Cv 8 : 6-8

b/ Môn đồ hóa – xác nhận các trưởng lão địa phương

Sứ đồ là gạch nối, có trách nhiệm điều phối các chức vụ cùng ân tứ giữa các Hội thánh địa phương. Họ cũng chọn lựa những tín đồ ưu tú rồi môn đồ hóa để trở thành mục sư lãnh đạo Hội thánh ở tại địa phương đó. Các sứ đồ cũng được thẩm quyền xức dầu thụ phong các trưởng lão theo chuẩn mực của Đức Chúa Trời.

“ Ta đã để con ở lại Cơ-rết đặng sắp xếp mọi việc chưa thu xếp, và theo như ta đã răn bảo con, lập (thụ phong) các trưởng lão trong mỗi thành” Tít 1: 5

“ .. Lại biết tôi đã dạy anh em ( các mục sư) hoặc giữa công chúng hoặc từ nhà này sang nhà kia” Cv 20:20

c/ Giải thích và quản trị các lẽ mầu nhiệm:

Trong Kinh thánh có nhiều vấn đề khó hiểu, nhiều ẩn dụ mầu nhiệm. Chúa chỉ khải thị cho những người có ơn đặc biệt như sứ đồ giúp cho các Hội thánh địa phương hiểu rõ và sống đúng với Phúc âm.

“ Tiếng đó lại phán lần thứ hai rằng: phàm vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, thì chớ đừng cho là dơ dáy” Cv 10:15

Những con vật ô uế thời cựu ước cấm ăn, nhưng Chúa đã bày tỏ cho sứ đồ Phi-e-rơ là được phép ăn. Lẽ mầu nhiệm nầy cũng ngụ ý Đức Chúa Trời đã không còn xem những người ngoại là ô uế , Chúa cũng cho phép các sứ đồ đi truyền giảng cho người ngoại để họ cũng được cứu như người Do thái.

Hay hội nghị Giê-ru-sa-lem , hội đồng các sứ đồ được quy tụ một lần duy nhất để giải quyết vấn đề những điều cần yếu cho người mới tin

“ Nhưng chúng ta nên viết thư dặn họ giữ mình khỏi bị ô uế bởi các thần tượng và sự gian dâm, cũng đùng ăn thịt thú vật chết ngột và huyết  Cv 15: 20

(Thú vật(animal) chết ngột, không phải trứng lộn hay là cá (fishes). )

3/ Các dạng sứ đồ

Trong kinh thánh chia làm ba dạng sứ đồ:

a/ Sứ đồ Chiên con

Sứ đồ Chiên con chính là 12 sứ đồ mà Chúa Giê-xu trực tiếp kêu gọi, sống chung với Chúa cho đến khi Chúa thăng thiên.

“Còn tường của thành có 12 nền , tại trên có đề 12 danh , là danh 12  sứ đồ Chiên Con” Khải  21:14

Nhiều nhà thần học đã nhầm lẫn điều này và đã dạy dỗ sai lầm, cho rằng ai đã từng thấy Chúa mới là sứ đồ; và ngày nay không còn sứ đồ nữa. Phần nhiều các hệ phái truyền thống bảo thủ như  CMA ,Báp-tít …lý do đó họ đã phủ nhận chức sứ đồ. Họ không tin vào Kinh thánh, mà chỉ tin vào sự khôn ngoan theo sự suy luận bội tín của loài người.

Lịch sử 2000 năm của Hội thánh Chúa; các sứ đồ, tiên tri.. luôn đồng hành một cách thầm lặng. Công tác họ đã làm, đã tô thêm vào sách Công vụ như những bông hoa hướng dương quay về Ê-đen thiên thượng như : Martin-Luther, AB. Simpson, Wesley… là những sứ đồ đáng kính; họ âm thầm thi hành chức vụ trước sự chống đối của các Babylon tôn giáo.

Thật buồn cười nếu chỉ có 12 sứ đồ thì Phao-lô, Banaba, Abôlô là gì ? Sứ đồ gì, thật quá đơn giản như thế như mà nhiều người vẫn chưa chịu hiểu !!!

b/ Sứ đồ Đức Thánh Linh

Có lẽ sứ đồ được kêu gọi kế tiếp 12 sứ đồ Chiên con sau khi Đức Thánh Linh đổ xuống là Phao-lô, Ba-na-ba, A-bô-lô….

“ Phao-lô, làm sứ đồ chẳng phải bởi loài người, cũng không nhờ một người nào, bèn là bởi Đức Chúa Jesus Christ và Đức Chúa Trời”  Gal 1:1

“ Nhưng hai sứ đồ là Ba-na-ba và Phao-lô hay điều đó, bèn xé áo mình”   Cv 14:14

Qua hai câu Kinh thánh này, hy vọng lý thuyết chỉ có 12 sứ đồ và không còn sứ đồ nữa sẽ bị chôn dưới biển đỏ.

    c/  Sứ đồ giả

Lịch sử nhân loại là lịch sử của 2 con đường: Đức Chúa Trời và Sa-tan ,ma quỷ ; thiện và ác.

Trong thế gian có hàng thật quý hiếm thì cũng có hàng nhái luôn kèm theo. Càng văn minh thì hàng giả, hàng nhái càng tinh vi. Trong Hội thánh Chúa cũng thế; “hàng hiệu sứ đồ thật” luôn bị kèm theo ” hàng nhái sứ đồ” hay còn gọi “đồ sứ” song hành. Ngay thời Công vụ đã có sứ đồ giả chống đối Phao-lô, gây rối loạn các Hội thánh địa phương rồi.

“ Ta biết con không thể dung túng được những kẻ ác, lại biết con đã thử những kẻ  tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, con đã rõ ràng chúng nó giả dối” Khải  2: 2b

Muốn phân biệt sứ đồ thật, sứ đồ giả không phải đơn giản. Chỉ có Hội thánh tại Ê-phê-sô có ơn này.

II/ TIÊN TRI:

Trong Tân ước tiên tri cũng có 3 dạng khác nhau : người tiên tri ; ơn tiên tri  và lời tiên tri  .

     1 / Người tiên tri : (Prophet)

Là chức vụ đặc biệt luôn song hành với sứ đồ làm trụ và nền cho các Hội Thánh của Đức Chúa  Trời .

Người tiên tri được Chúa xức dầu đặc biệt, mang một sứ mệnh,  một khải tượng đặc biệt để khải đạo những việc trọng đại hoặc chấn chỉnh những sai trật của Hội Thánh. Chức năng của họ phân tích những tội lỗi, lên án tội lỗi, tư vấn phương án giải quyết tội lỗi. Những lời rao giảng của họ thường không mấy êm tai, thường gắt gỏng khó chịu như Ê-li, Ê-li-sê, Ê-sai, Giê-rê-mi , Giăng Báp-tist v.v… Ai có lòng mềm mại mới nghe được, còn những lãnh đạo chai lỳ lương tâm thì lên án , thậm chí ném đá .

“Ta sẽ sai các Đấng tiên tri ,và sứ đồ đến cùng chúng nó ; chúng nó sẽ giết kẻ này , bắt bớ kẻ kia hầu cho huyết mọi Đấng tiên tri đổ ra từ sáng thế , cứ dòng dõi này mà đòi” Lu ca 11:49-50

    2 / Ơn tiên tri ( Prophecy )

Ơn tiên tri dưới người tiên tri , hạn chế hơn . Cả hai đều nói về những lời báo trước ; gây dượng Hội Thánh

“Dầu tôi được ơn nói tiên tri …”.I Cor 13:2

  3/  Lời nói tiên tri ( Prophsy)

“Còn như kẻ nói tiên tri thì nói với người ta để gây dựng , khuyên bảo và an ủi”  I Cor 14:3

Vua Sau-lơ khi gặp các tiên tri đang nói tiên tri, Chúa vẫn cho ông nói trong lúc đó. Lời nói tiên tri của mọi tín đồ chỉ đến trong một hoàn cảnh đặc biệt, không thường xuyên như người tiên tri hay có ơn tiên tri

“ Trong những ngày cuối cùng… con trai và con gái ngươi sẽ nói tiên tri”  Cv 2:17

Tóm lại : Các chức vụ tiên tri, ơn tiên tri, lời nói tiên tri cũng đều đến từ Chúa; mục đích là để gây dựng thân thể Chúa . Chúng ta nên biền biệt, không vội vàng công nhận vì cũng có nhiều tiên tri giả dấy lên trong thời cuối cùng; nhưng cũng không nên hấp tấp phủ nhận.  Thông thường, tiên tri giả nói êm tai, dễ  nghe hơn tiên tri thật nên con dân Chúa nếu không có trình độc thuộc linh cao ,dễ bị lầm lẫn.

  III /  GIÁO SƯ :

Giáo sư ở đây là một chức vụ cũng đặc biệt. Còn ơn giáo sư chỉ thuần công tác dạy Kinh thánh. Chúa cho giáo sư có khả năng hiểu Kinh thánh sâu nhiệm và hệ thống hóa lẽ thật, viết thành sách: giáo án, chuyên đề như Ian-thô-mát, An-drê-mô-rey, AB Simpson, Nghê-Thác Thanh, Lê-hoàng-Phu v.v…

  IV/ THẦY GIẢNG PHÚC ÂM

Là những người có ơn truyền giảng Phúc âm như Billy Graham , Bon-ki ..Chúa thường ban nhiều dấu kỳ phép lạ , quyền năng chữa bịnh đuổi quỷ thuyết phục nhiều người tin .

 V/ MỤC SƯ:

Mục sư còn được gọi : Giám mục, Linh mục, Linh hướng , Trưởng Lão, người chăn bầy. Khác tên gọi, nhưng cùng chức dịch. Tất cả cùng một mục đích hầu việc Đức Chúa Trời chăn bầy chiên là Hội Thánh của Đức Chúa Trời

“ Anh em hãy giữ lấy mình và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em coi sóc , để chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời  , mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình”  Cv 20:28

Mục sư đóng vai trò rất quan trọng đối với bầy chiên; họ phải sống trong Hội thánh địa phương, trực tiếp với bầy chiên; cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc chung với bầy. Chính lý do này, Chúa đã chuẩn hóa mục sư rất nghiêm khắc  :

“ Vậy , người Giám mục phải không chỗ  trách được , là chồng chỉ một vợ mà thôi , có tiết độ , có tài trí , xứng đáng , hay tiếp khách , và khéo dạy dỗ . Đừng mê rượu , cũng đừng hung bạo , nhưng phải mềm mại hòa nhã ; lại đừng ham tiền bạc ; Phải khéo cai trị nhà riêng mình , giữ con cái cho vâng phục và ngay thật trọn vẹn ; vì nếu có ai không biết cai trị nhà riêng mình , thì làm sao cai trị được Hội Thánh của Đức Chúa Trời ? Người mới tin đạo khôngđược làm Giám mục, e người tự kiêu mà  sa vào án phạt của ma quỷ chăng . Người Giám mục còn phải được người ngoại làm chứng tốt , kẻo bị sỉ nhục và mắc bẫy ma quỷ”

 I Tim 3: 2-7

Mục sư chỉ có giá trị và ảnh hưởng trong bầy chiên của Hội Thánh địa phương mình thôi. Mục sư không phải phẩm hàm, cũng không phải là nghề cho toàn xã hội. Muc sư là thánh chức Chúa kêu gọi để chăn bầy mà thôi cũng như người cha sinh con ra phải nuôi dạy con nên người.

Sứ đồ có uy quyền điều phối các ơn tứ trong các Hội thánh địa phương; còn mục sư chỉ được quyền điều phối các ơn tứ trong một địa phương mình.

Chương IV:    CƠ CH HI THÁNH

Cơ chế Hội thánh hay còn gọi mô hình tổ chức Hội thánh. Đức Chúa Trời chúng ta là Đức Chúa Trời của trật tự , của kế hoạch , mọi sự  Chúa Giê-xu đến thế gian đều nằm trong sự khôn ngoan muôn mối của ngài . Ngài đã chọn lựa một cơ chế Hội thánh không giống bất cứ cơ chế của  một tổ chức nào  trong trần gian và cũng không ai bắt chước được .

 “ Đặng tỏ ra một Hội Thánh đầy vinh hiển , không vết , không nhăn , không chi giống như vậy “  Ê-phê-sô 5:27a

Có nhiều quan điểm sai lầm cho rằng Hội Thánh đầu tiên không có tổ chức , chỉ cần Đức Thánh Linh hướng dẫn . Thật ra, chỉ cần 2 người thì phải có tổ chức rồi huống chi Hội Thánh cả hàng ngàn hàng vạn thành viên .

Qua Công vụ sứ đồ , chúng ta thấy Hội Thánh Ngài đã có một tổ chức chặt chẽ , khoa học gọn nhẹ, hiệu quả . Tổ chức theo mô hình quá tuyệt vời .

 “ Đức Chúa Trời thiết lập trong Hội Thánh thứ nhất Sứ đồ ,thứ nhì tiên tri , thứ ba giáo sư , kế đến kẻ làm phép lạ , rồi kẻ được ơn chữa bịnh ,cứu giúp, cai quản , nói các thứ tiếng .” I Cor 12: 28

“ Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ  E-phê-sô 4: 11-12

Cơ cấu Hội thánh phổ thông ví như một thân thể ,một thân thể thuộc linh mầu nhiệm .Cơ cấu này được thể hiện thông qua chức vụ 5 mặt : sứ đồ ,tiên tri , giáo sư , truyền giảng phúc âm và mục sư .Cơ cấu này chỉ có người thuộc linh mới hiểu được , các hệ phái ngày nay không thể hình dung nổi .

“ Vả , người có tính xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời ….. chỉ có người thuộc Linh mới biền biệt mọi sự “  I Côr 2: 14-15

Cơ chế Hội Thánh đầu tiên được Thánh Linh hướng dẫn thông qua chức vụ 5 mặt . Tổ chức Hội Thánh không giống bất cứ tổ chức nào khác trong thế gian , kể cả các hệ phái Cơ đốc giáo . Tổ chức mà không có tổ chức , không có tổ chức nhưng rất chặt chẽ ,rất liên kết và hiệu quả . Thông qua  chức vụ 5 mặt , sự hiện diện Hội Thánh ảnh hưởng toàn xã hội . Nói như ngôn ngữ chính trị thì Hội thánh có khả năng đảo ngược thế giới tội lỗi , chiến tranh thành hòa bình, hiệp một mà không cần tiếng súng! Tình yêu của Chúa qua Hội thánh là động lực của cách mạng nhân văn và Đức Chúa Trời được sáng danh .

“ Ấy vậy , hiện nay sự khôn ngoan muôn mối của Đức Chúa Trời  cậy Hội Thánh mà bày tỏ ra cho những kẻ làm đầu và những kẻ cầm quyền trong các nơi trên trời “ . Ê-phê-sô 3:10

Hội Thánh thật là phát ngôn viên cho Đức Chúa Trời .

Hội Thánh của Đức Chúa Trời không có văn phòng đại diện , không tổ chức như công ty xí nghiệp, lương phạn, chức lớn, chức nhỏ, không cần có tư cách pháp nhân , không cần ủy ban nhân quyền Liên hiệp quốc bảo hộ , bảo kê ….Hội Thánh của Ngài ,do Ngài ,vì Ngài ,  Ngài làm chủ , Ngài bảo vệ, người đời không ai có quyền can thiệp vào tổ chức Hội thánh của Ngài.

Chương V:  S KÊU GỌI VÀO CHC VỤ

Tất cả các thư tín đều khẳng định Hội thánh là của Ngài, do Ngài và vì Ngài để được dựng nên. Hội Thánh là biểu hiện sự vinh quang của Ngài. Mọi chức vụ, ân tứ đều do Ngài kêu gọi trực tiếp để phục vụ Ngài; con người và hội thánh cũng không có quyền phong chức hay giáng chức bất cứ ai trong hội thánh

“ Ấy chính Ngài đã ban cho người này làm sứ đồ, kẻ khác làm tiên tri, người khác nữa làm thầy giảng Tin lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ” Ê-ph 4:11-12

“ Phao-lô theo ý muốn của Đức Chúa Trời, làm sứ đồ Chúa Jesus Christ” I Cor 1:1

Đường lối Chúa, ý chỉ Chúa minh bạch như thế; nhưng loài người vốn cong quẹo, thích theo đường riêng, lấy bụng mình làm Chúa. Từ Công giáo La-mã thế kỷ thứ 7 cho đến cuộc cải chánh Martin-luther kéo sang thế kỷ 21; hầu hết các hệ phái Cơ đốc đều thay đổi cơ cấu Hội thánh và tự kêu gọi (tự tuyển sinh), rồi đào tạo theo tiêu chuẩn Iso của mình.

Phần lớn các tổ chức Cơ- đốc giống như các tổ chức ngoại giáo hay chính trị : Đế quốc tôn giáo Công giáo La-mã; nhà nước tôn giáo Tin lành CMA, Liên hữu Cơ đốc; Tổng công ty tôn giáo…Họ đã thay đổi Hội thánh từ ngoài vô trong. Hội thánh từ một tổ chức thuần tín ngưỡng vội biến thành tôn giáo với các lễ nghi phi Kinh thánh, cùng hệ thống lãnh đạo lấn lướt cả Chúa Thánh Linh.

Họ đã bước theo gương Giê-rô-bô-am, xây 2 thành ở Đan và Bê-ten rồi làm 2 con bò vàng; dựng nên giai cấp lê-vi để thay thế đền thờ Giê-ru-sa-lem. Việc làm của ông mang tính chất chính trị để lừa dối dân Ngài, không theo đường lối của Chúa

“ Bấy giờ Giê-rô-bô-am tự nhủ: không khéo vương quốc trở lại nhà Đa-vít .. sau khi bàn bạc vua truyền làm 2 con bò con bằng vàng, và nói với dân chúng: các ngươi lên Giê-ru-sa-lem thật khó khăn! Hỡi Y-sơ-ra-en! Đây là các thần đã đem các ngươi ra khỏi Ai-cập” I Vua 12: 26-28

Động cơ các nhà lãnh đạo Cơ-đốc không khác nhiều so với Giê-rô-bô-am. Họ quá can đảm chối từ đường lối Chúa, chối Chúa bằng hành động- bằng thủ đoạn khôn ranh như Giê-rô-bô-am. Việc làm trông thuộc linh, tổ chức trông thánh thiện; nhưng ý con, ý chúng con phải được nên. Đây là nguồn gốc của mọi sự sai trật và mọi sự lộn xộn, nói như châm ngôn thế gian “ Thượng bất chính, hạ tác loạn” vô phương cứu chữa .

Tổng kết:

Câu chuyện người lãnh đạo Hội thánh của Chúa là truyện dài nhiều tập. Đủ mọi tình huống đã và sẽ còn xãy ra như vườn hoa với muôn sắc muôn hương. Câu chuyện ngụ ngôn về sự kêu gọi vào thánh chức thật tuyệt vời. Chúa cho mẩu đối thoại của loài cây vốn vô tri, vô giác vô cảm, nhưng sâu sắc vô cùng

Câu chuyện:“ Các cây cối đi xức dầu chọn vua cai trị

(Quan-xét 9: 8-15)

a.   Chọn cây Ô-li-ve làm vua

  “ Ô-li-ve đáp: ta há bỏ dầu ta mà Đức Chúa Trời và loài người đều tôn vinh, đặng đi khuấy rối trên các cây cối ư”

Ô-li-ve từ chối làm vua, muốn giữ phẩm hạnh, ơn kêu gọi: “dầu ta”  từ ban đầu.

b. Chọn cây vả làm vua

“ Cây vả đáp: Ta há chối bỏ sự ngon ngọt và trái tươi tốt ta đặng đi khuấy rối trên các cây cối ư”

Cây vả cũng từ chối làm vua

c. Chọn cây nho làm vua:

 “Cây nho đáp: Ta há bỏ rượu ngon ta, là thứ làm vui lòng Đức Chúa Trời và người ta, đặng đi khuấy rối các cây cối khác ư”

Nho không thích làm vua, chỉ thích giữ bản chất cao đẹp Chúa ban riêng cho mình, chỉ thích là “ rượu ngon” cho ĐCT và loài người vui lòng.

d. Chọn gai gốc làm vua cai trị chúng tôi

Gai không một chút suy nghĩ, gai gốc như mở cờ trong bụng: gai sung sướng vui mừng nhận lời đăng quang ngay

“ Nếu bởi lòng chân thật mà các ngươi muốn xức dầu cho ta làm vua các ngươi, thì hãy đến núp dưới bóng ta; bằng không, nguyện lửa từ gai sẽ thiêu nuốt cây bá hương Li-ban đi”.

Qua câu chuyện ngụ ngôn của loài cây; Chúa nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận về chức vụ. Phải biết mình là ai? Chúa kêu gọi chức vụ gì? Sở trường là gì? Phải khôn ngoan như cây vả, cây nho, cây ô-li-ve. Cũng đừng ngu muội ngang tàn, ham danh háu lợi như gai gốc chà chôm: ngu muội ngang tàn ai xúi gì cũng làm, không biết hậu quả ra sao! Nói như châm ngôn của giáo sinh thần học viện Nha-Trang “ Phải tránh chức vụ mục sư như tránh lửa địa ngục”.

Các hệ phái hôm nay  như loài cây chọn vua cai trị.

 

PHẦN B:  HI THÁNH ĐA PHƯƠNG

I/ DANH XƯNG CÁC  HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

Trong tất cả các thư tín của Phao lô, của Giăng  luôn đề gởi  Hội-Thánh của Đức-Chúa-Trời tại Cô-rinh-tô, tại Rô-ma, tại Bẹt-găm, tại Phi-la-den-phi, hoặc tại nhà thánh đồ … Đứng sau chữ Hội-Thánh của Đức-Chúa-Trời là tên một địa phương; một gia đình ở địa phương nhỏ mình đang sinh sống

Tên gọi HT địa phương =  HT ĐCT + tên ĐỊA PHƯƠNG

“Kính gởi Hội thánh Đức Chúa Trời tại Cô-rinh tô và những người đã được thánh hóa trong Đấng Christ Giê-xu…” I Cor 1: 2a

Chúa là Đấng đã khai sinh, Đấng làm chủ của Hội thánh nên tên gọi Hội thánh phải theo ý Ngài trong Kinh thánh. Chúng ta không thể thích đặt tên  Hội thánh theo ý muốn của mình được.

Ngày nay, người ta lấy bụng mình đặt tên cho Hội thánh địa phương vô số tên khác nhau, “trăm hoa đua nở”! Đây là sự bất pháp trước mặt Đức Chúa Trời.

II/ GIỚI HẠN  ĐỊA PHƯƠNG:

Giới hạn địa phương có thể là quận, phường, ấp, hải đảo, hầm mộ… để dễ phân biệt, dễ giao lưu sinh hoạt …

Ông Nghê-Thác-Thanh, Lý-Thường-Thụ sai lầm đã đưa vấn đề Hội-Thánh địa phương thành một hiện tượng kinh khủng, một chân lý ghê hồn, vượt thẩm quyền Kinh-Thánh. Quan điểm Lý-Thường-Thụ : một thành phố chỉ được lấy tên một Hội-Thánh, và chỉ có một hội đồng Mục sư quản trị. Không  cần biết thành phố lớn hay nhỏ, ông đã chết vì văn tự. Họ ra khỏi vương quốc Ba by lôn tôn giáo để lập vương quốc Ba-bên quá khích.

Họ lấy sự kiện Hội-Thánh Cô-rinh-tô có sự tranh chấp bè đảng : ta thuộc A-bô-lô, ta thuộc Phao-Lô , ta thuộc Christ…Sứ đồ Phao-Lô bảo anh em phải thuộc “ Hội-Thánh của Đức-Chúa-Trời tại thành  Cô-rinh-tô” .

Sở dĩ Phao-Lô nói anh em thuộc thành Cô-rinh-tô, không phải Phao-Lô nói tại Thành phố Cô-rinh-tô chỉ được quyền có một Hội-Thánh, một sự quản trị, một hội đồng Mục sư. Ông  Lý-thường-Thụ đã sai lầm – sai lầm nghiêm trọng đã đưa lý thuyết “một thành phố, một Hội thánh, một quản trị “ làm kim chỉ nam để bắt mọi thành phố như Thượng Hải, Lôn Đôn, New-york, Hồ Chi Minh cũng giống như thành nội Huế, thành phố cổ Hội An chỉ có một Hội thánh, một sự quản trị.

Ngay tại thành Cô-rinh-tô có thể có hàng chục, hàng trăm Hội thánh độc lập – quản trị độc lập. Kinh thánh không quy định chỉ có một Hội thánh tại thành Cô-rinh-tô – Chỉ có một sự quản trị tại thành Cô-rinh-tô. Sở dĩ Phao Lô nhấn mạnh anh em thuộc Cô-rinh-tô vì có sự chia rẽ 4 phe trong Hội-Thánh.

Sự hiệp nhất mà sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh là hiệp nhất trong Thánh linh, trong đường lối của Chúa. Không cần thiết phải hiệp nhất trong tổ chức, trong một địa phương rộng lớn, vì tổ chức chỉ là phương tiện. Sự hiệp nhất đúng nghĩa là hiệp một trong thân thể mầu nhiệm của Christ mà mỗi người, mỗi điểm nhóm, mỗi địa phương chỉ là những nhóm chi thể. Vì chỉ có một thân thể, một Chúa, một Thánh Linh…tất cả các Hội thánh địa phương trên toàn hành tinh cũng phải hiệp nhất trong thân thể Chúa.

III/ ÍCH LỢI CỦA HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG:

Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri, Ngài tể trị từ trước vô cùng cho đến tận chung. Ngài biết trước mọi sự, Ngài cho Hội Thánh Ngài một đường lối quản trị giới hạn trong từng địa phương thật nhiều ích lợi tuyệt vời.

Ích lợi của các Hội thánh  địa phương  là để thể hiện tính dân chủ, dễ gây dựng thân thể Chúa, dễ môn đồ hóa, dễ quản trị . .

Dân chủ là bổn thể của Đức Chúa Trời, là động lực của mọi sự phát triển; dân chủ cũng là thuốc đặc trị cho bịnh ung thư di căn độc tài.

Mỗi địa phương độc lập, mỗi điểm nhóm độc lập quản trị là đường lối gây dựng Hội Thánh tuyệt vời trên cả tuyệt vời. Mỗi địa phương sẽ phát huy được tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong tình yêu thương. Mỗi Hội Thánh địa phương như người con được cha mẹ cho ra riêng khi có vợ, có con, có nghề nghiệp ổn định. Tinh thần bao cấp giết chết tính tự lập; cha mẹ quá giỏi, quá lo lắng cho con cái, muốn làm ô dù suốt đời cho con cái đó là thảm họa khiến con cái chỉ làm cây leo, cây chùm gởi, làm nô lệ, ranh ma trong nghệ thuật ăn mày, ăn xin.

Hội Thánh đầu tiên, các địa phương đều độc lập quản trị. Các sứ đồ cũng không được độc quyền cai trị họ. Đây là cách để các sứ đồ tự rèn luyện tư cách, phẩm hạnh thuộc linh. Các môn đồ đi đến địa phương khác không có thẻ bài uy quyền hành chánh của tổ chức bầu ra. Sứ đồ Phao-lô đầy ơn, nhưng ông bị Hội thánh Cô-rinh-tô phê bình chỉ trích nặng nề; bị các hội Thánh cõi Asia từ chối cũng phải chịu. Chúa cho phép – Phao-lô thỏa lòng.

“  Khi ta binh vực mình lần thứ nhất, chẳng có ai giúp đỡ; hết thảy đã lìa bỏ ta. Nguyện xin những điều đó đừng đổ  tội về họ”

II Tim 4:16

Ở Mỹ và Châu Âu, hầu hết các nhà thờ đều độc lập quản trị, không lệ thuộc vào cơ chế “xin, cho”; không có các ông Tổng quản hay Chủ tịch làm thay.

Ở Việt Nam thân yêu chúng ta, nói ra thì buồn, không nói thì quặn đau. Hầu hết các hệ phái đều mang tinh thần Ni-cô-la độc tài độc đoán; một chút phong kiến, một chút dân chủ tự do vô chính phủ, một chút Ba-la-am, một chút khoa học quản trị, một chút độc tài làm cho Hội thánh như một bản tình ca tân cổ giao duyên loạn xạ – không lộn xộn mới là chuyện lạ!

Trong Kinh thánh chỉ có con đường  –  không chỉ tốt nhất, mà là duy nhất – để các Hội Thánh Chúa tại Việt nam phải trở về nguồn: mỗi Hội thánh địa phương phải độc lập, tự chủ tài chánh, tự tìm kiếm Chúa,  “ bền lòng giữ lời dạy các sứ đồ” (Kinh thánh).Xin đừng nô lệ bất cứ ai, bất cứ các mẫu hội nào! Cũng đừng bắt người khác nô lệ mình. Các sứ đồ, các môn đồ phải tôn trọng các mục sư chăn bầy địa phương. Xin giúp đỡ trong tinh thần dự phần đồng công; đừng biến Hội thánh Chúa thành tổng công ty hay xí nghiệp; đừng đem “đô-la hóa” thống trị nhau nữa.

IV/ TỔ CHỨC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG:

Hội Thánh cũng là một tổ chức, tổ chức thì đương nhiên phải có mô hình, đường lối: phải có lãnh đạo, phải có thuộc quyền… Dĩ nhiên phải theo mô hình Chúa đã dự bị từ trời.

1/ Mục sư:

Mục sư còn gọi là: Trưởng lão, Giám mục, Linh mục, Linh hướng, người chăn bầy. Nhiều danh xưng, nhưng cùng một chức dịch

 “Anh em hãy giữ lấy mình và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội Thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết Ngài”

CV 20:28.

 Mục sư phải từ địa phương, lớn lên từ địa phương, sống với địa phương. Không có cơ chế bổ nhiệm, luân chuyển như công chức chính quyền. Các môn đồ nơi khác đến giúp một thời gian, rồi phải trả lại cho địa phương quyền quản trị. Vì Hội Thánh là của địa phương . Công tác hàng đầu của mục sư là chăn bầy: làm cho bầy lớn lên, môn đồ hóa .

Bốn chức vụ Sứ sồ, Tiên tri, Giáo sư, Thầy giảng Phúc âm tăng cường ,giúp đỡ cho Mục sư  các hội thánh địa phương.

a/ Sự kêu gọi – Ấn chứng chức vụ

Một trong những sự mầu nhiệm lớn là ngài đã chọn lựa chúng ta trước khi chúng ta chọn lựa Ngài. Ngài đến với chúng ta như đôi tình nhân “ Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương tương cầu”. Hai trái tim cùng rung động và kết ước vững bền.

“ Nếu không phải bởi Ta thì không ai đến được cùng Cha”

Sự kêu gọi vào chức vụ mục sư là một tiến trình theo 4 bước

– Từ tấm lòng ao ước làm Mục sư

– Chúa trực tiếp kêu gọi

– Chúa huấn luyện theo tiêu chuẩn mục sư

– Trở nên một Mục sư hoàn thiện

    Bước 1: Từ tấm lòng ao ước làm mục sư

Chúa chọn lựa và kêu gọi vào chức vụ luôn dựa vào lòng ao ước sâu thẳm của chúng ta. Đây là yếu tố quyết định và bền vững. Đức Chúa Trời biết rõ và kêu gọi theo nguyện vọng của chúng ta; khác với thuyết tiền định của Phật Giáo “ tiền định là định mệnh đã an bài, không thể thay đổi”

“ Hãy khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, thì Ngài ban cho ngươi mọi điều ao ước” Thi 37:4

“ Ví bằng có kẻ mong được làm giám mục, ấy là ưa muốn một việc tốt lành; lời đó phải lắm” I Tim 3:1

Khi có lòng ước ao, Chúa cho thực tập công tác chăn bầy

“ Ngươi yêu ta chăng? Hỡi Si-môn con Giô-na… hãy chăn chiên Ta”  Giăng 21:15

Công tác chăn bầy không chỉ dành riêng cho Mục sư, mà mỗi Cơ đốc nhân phải chăm sóc bầy chiên thơ của Chúa. Công tác chăn bầy khác với chức vụ chăn bầy.

Bước 2:  Chúa kêu gọi trực tiếp vào chức vụ mục sư

Chức vụ chăn bầy là sự kêu gọi đặc biệt, người được kêu gọi phải cẩn thận- phải lắng nghe lời Rhêma, lời kêu gọi trực tiếp chính xác. Sứ đồ Phi-e-rơ cảnh báo

 “ Vậy, hỡi anh em, hãy chú ý cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình. Làm điều đó anh em không hề vấp ngã”

II Phi 1 :10

Trong thần học viện Nha Trang có một câu danh ngôn “ tránh làm mục sư như tránh lửa địa ngục”

Ngày nay, rất nhiều người gọi là Mục sư đã vấp ngã, vì động cơ vào Mục sư do xúi dục, bởi tư dục “ danh-lợi-quyền “ dơ bẩn; họ đã sa bại thảm hại và trở nên địa ngục gấp đôi. Mục sư là thiêng chức thuộc linh; không phải là công chức lương cao lộc hậu như các hệ phái Cơ-đốc mời gọi.

Bước 3:  Mục sư phải được chuẩn hóa

Trong chức vụ 5 mặt, Mục sư được Đức Chúa Trời chuẩn hóa nghiêm khắc nhất. Tại sao vậy? Trách nhiệm Mục sư rất nặng nề khó khăn vì:

Thứ nhất: Mục sư gắn bó với bầy như người cha chăm sóc con cái; Mục sư cần làm gương để môn đồ hóa bầy.

Thứ hai: Mục sư phải sống với người ngoại xung quanh, phải sống mẫu mực để cứu họ nữa.

“ Vậy người Giám mục cần không chỗ trách được, là chồng chỉ một vợ, có tiết độ, tài trí, xứng đáng hay tiếp khách… Khéo cai trị nhà riêng, giữ con cái mình cho trọn vẹn… Người giám mục phải được người ngoại làm chứng tốt, kẻo bị sỉ nhục và mắc bẫy ma quỷ” I Tim 3:2-7

Đọc đến đây ai cũng run sợ, và tin rằng: không ai đạt được tiêu chuẩn này. Đúng, nếu không được Chúa kêu gọi thì không ai  làm được.

Nếu không ai làm được thì Đạo Chúa khác hơn gì ngoại giáo như Phật giáo, khuyên Phật tử phải giữ ngũ giới “ không sát sinh, không giết người, không tà dâm, không cờ bạc, không uống rượu”; cũng không hơn gì người cộng sản muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội: người yêu người sống để thương nhau.. làm theo năng lực, huởng theo nhu cầu.. không cần chính quyền…”

Chúng ta thử suy gẫm khả năng con người có thể đạt được đòi hỏi quá mức của Chúa không:

Không chỗ trách được”

Người giám mục không chỗ trách được, câu này không có ý nói, người giám mục phải toàn bích, toàn thiện, toàn hảo (perfect) như Chúa. Nếu đạt tiêu chuẩn này mới được gọi là Mục sư, thì chắc chắn không ai theo được; Hội thánh Ngài trở thành hội không tưởng.

Không chỗ trách được là đời sống kính sợ Chúa, luôn tra xét với lòng mềm mại ăn năn. Không chỗ trách được là tấm lòng của một lương tâm trong sáng ngay thẳng: có sao nói vậy, có nói có -không nói không ; yếu nói yếu –  mạnh nói mạnh; giàu nói giàu – nghèo nói nghèo…Lỡ phạm tội thì thật lòng nhận tội, xưng tội rồi ăn năn. Chúng ta tin khi ăn năn thì mọi tội đã được xóa; mọi yếu đuối xấu xa của tấm lòng bằng đá Chúa sẽ thay đổi thành tấm lòng bằng thịt. Công việc đó là của Chúa, trách nhiệm thuộc Chúa, nói như Đa-vít

 “ Vì Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy, tôi chắc đã dâng; Của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa: Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm linh tan vỡ (broken spirit) và lòng thống hối. Đức Chúa Trời ôi! Ngài không khi dễ  đâu” Thi 51:16-17

Vâng , Mục sư chỉ cần học câu này là không chỗ trách được rồi! và tiến tới sự trọn lành là công việc của Thánh Linh, Ngài sẽ làm trọn cuộc đời chúng ta. Đức Chúa Trời chúng ta tuyệt vời ở chỗ này. Thiết nghĩ chỉ cần tín đồ có tấm lòng, có niềm tin, kính sợ Chúa, học lời Chúa hàng ngày cũng sẽ tiến tới không chỗ trách được. Hội thánh đầu tiên đã làm tốt điều này rồi.

“Phải khéo cai trị nhà riêng “

Ngay tư tưởng Khổng tử cũng đã nói “ Tu thân, tề gia, trị quốc mới bình thiên hạ”. Tu thân tề gia là hai điều kiện cơ bản của đạo làm người, của mỗi người muốn làm người bình thường (thành nhơn).

Còn chúng ta là Cơ đốc nhân, là Mục sư của Đức Chúa Trời, chăn bầy chiên của Đấng Thánh mà tiêu chuẩn không bằng thần dân nho giáo thì phải xét lại từ đầu

“Người ngoại làm chứng tốt”

Chúng ta là muối của đất, là ánh sang thế gian. Chúng ta đang phải sống trong thế gian để làm chứng nhân tình yêu. Mục sư để cho người ngoại chê cười, nên xem xét lại sự kêu gọi hay đã được môn đồ hóa chưa?

Còn tiêu chuẩn đầy dẫy Đức Thánh Linh là chuyện đương nhiên không chỉ riêng Mục sư mà mọi môn đồ đều phải đầy dẫy Đức Thánh Linh rồi “ Hết thảy đều đầy dẫy Thánh Linh” CV 2:4

Bước 4: Thụ phong Mục sư

Mục sư cũng như các chức vụ khác đều được Đức Chúa Trời kêu gọi trực tiếp và huấn luyện kỹ càng theo tiêu chuẩn của Ngài. Sau một vài năm trung tín chăn bầy có kết quả tốt, có tiếng tốt. Sứ đồ đến đặt tay cầu nguyện thụ phong chức Mục sư. Thụ phong là xác nhận chức vụ mà Đức Chúa Trời kêu gọi, vững lập uy quyền cho Mục sư với mục đích làm tăng uy tín với bầy chiên. Thụ phong khác với tấn phong. Tấn phong là bề trên ban  phẩm hàm cho bề dưới. Thụ phong là xác nhận ơn đã được Chúa ban cho một người.

“ Ta để con lại Cơ- rết đặng sắp xếp mọi việc chưa thu xếp , và theo như ta đã răn bảo con mà lập (thụ phong)  những trưởng lão trong mỗi thành “ Tit 1: 5.

Sự kêu gọi được ấn chứng bằng thực thể hóa trong thực tiễn đó là đường lối tuyệt vời chỉ có trong Hội thánh thật của Đức Chúa Trời; không ai mạo nhận tự dấy lên, hay bắt chước được. Bầy chiên là ấn chứng cho chức vụ mục sư; không cần mẫu hội nước ngoài đặt tay phong chức với giấy chứng nhận hay bằng cấp Thần học nào. Cũng giống như con mình sinh ra thì ấn chứng mình là cha nó, mình sở hữu nó, giáo dục nó; không cần phải được chính quyền hay tổ chức nào phong chức làm cha thì mình mới được gọi là cha .

Mục sư chính Chúa kêu gọi, Chúa chịu tránh nhiệm cuộc đời của họ. Cũng không ai có quyền cách chức, giáng chức, thuyên chuyển đi nơi khác. Cũng không ai có quyền bổ nhiệm Mục sư từ nơi khác tới để thay thế Mục sư sở tại với lý do “ hết nhiệm kỳ”.

Có khi nào con quí vị mời quí vị rời khỏi nhà vì lý do “ cha đã chăn chúng con lâu rồi, chán lắm; hãy để chúng con mời người khác làm cha cho tươi mới hơn”!

b. Quyền lợi Mục sư

Mục sư cũng được hưởng quyền lợi vật chất từ tiền dâng 1/10 và các của dâng khác.

Được hưởng bao nhiêu tùy nhu cầu của người chăn trong địa phương. Kinh thánh không quy định phần trăm hay lương tháng. Bầy chiên có trách nhiệm lo đời sống cho gia đình mục sư là phải đạo Đức Chúa Trời

“ Chúa truyền rằng: Ai rao giảng Phúc âm, thì được nuôi mình bằng Phúc âm” ICor 9:14

“ Nếu chúng tôi đã gieo những điều thuộc linh giữa anh em, thì việc gặt lại vật chất của anh em là việc quá đáng sao!”  ICor 9:11

Mục sư là người lãnh đạo, quản lý cả con người lẫn tiền bạc; được toàn quyền sử dụng quỹ tiền dâng theo nhu cầu cá nhân và Hội thánh; ban chấp sự có quyền góp ý, không có quyền phủ quyết.

Mục sư cũng phải được Hội thánh tôn trọng

“ Các trưởng lão khéo cai trị Hội thánh thì phải được kính trong bội phần,  nhứt là những người chịu chức rao giảng và dạy dỗ”  I Tim 5:17

Người đời còn nói “ Tôn sư trọng đạo” hay “kính Phật thì trọng tăng “; Nho giáo “ Quân – sư – phụ”. Đây là triết lý cũng là đạo lý Đông phương

Muốn phê bình hay kiện cáo Mục sư, cần phải đúng điều Kinh thánh cho phép

“ Đừng chấp một cái đơn nào kiện một trưởng lão mà không cần 2 hoặc 3 người làm chứng”  ITim 5:19

c/ Người nữ được làm mục sư không?

Đây là vấn đề nhiều nhà Thần học tranh luận bất phân thắng bại. Công Giáo La-mã và các hệ phái Cơ-đốc bảo thủ phủ nhận người nữ làm Giám mục.

Hãy xem Kinh thánh nói như thế nào về vấn đề này

 Trong christ không có nam hay nữ

“ Vì chưng anh em bởi tin Chúa Jesus, nên hết thảy là con trai  (Son of God) của Đức Chúa Trời… Tại đây không còn chia ra  người Giu-đa hay người Gờ-rét; không còn tôi mọi hay tự chủ; không còn đàn ông hay đàn bà; vì trong Chúa Jesus Christ, anh em thảy đều là mộtGal 3: 26-28

“ Song trong Chúa chẳng phải đàn bà ngoài đàn ông, cũng chẳng đàn ông ngoài đàn bàI Cor 11:11

“ Bởi ý Ngài người này làm sứ đồ… Mục sư” Chúa đâu nói chỉ có người nam mới được làm đâu.

Một số nhà nghiên cứu trong công vụ sứ đồ có nữ sứ đồ Giu-ni-a, năm con gái của Phi-líp là tiên tri.

 “ Hãy chào an-trô-ni-cơ và Giu-ni-a”  Rôma 16:7

Một số nhà thần học đã hiểu sai câu Kinh thánh

“ Ta không cho phép người đàn bà (woman) dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông (man); nhưng phải ở yên lặng. Vì Adam được dựng nên trước rồi mới đến Ê-va” ITim 2:11-12

 Chữ đàn bà ở đây thể số ít chỉ về vợ, đàn ông cũng thể số ít chỉ về chồng; Câu này nói vợ chồng trong gia đình, không ý nói phụ nữ trong Hội thánh.

Còn chữ đàn bà câu 9 thể số nhiều (Women) “ Ta cũng muốn những người đàn bà ( women)  ăn mặc một cách gọn ghẽ, lấy nết na và đức hạnh giồi mình…”

Từ sáng thế ký cho đến khải huyền, Đức Chúa Trời đã dùng rất nhiều người nữ trong các chức vụ trọng yếu trong Vương quốc như: Đê-bô-ra nữ quan xét, nữ tiên tri Mi-ri-am, nữ giáo sư Bê-ri-sin dạy cả sứ đồ A-bô-lô…

Đức Chúa Trời không phân biệt giới tính; trong Christ mọi người là con trai Ngài.

d. Mục sư có bị cách chức hay ngưng chức không?

Trở lại Kinh thánh, chúng ta thấy ai kêu gọi Mục sư vào chức vụ? Nếu Đức Chúa Trời kêu gọi, thì ai có quyền cách chức, dù ông có phạm tội tày trời.

Vua Sau-lơ đã phạm nhiều tội chống lại Chúa, thù ghét Đa vít là người Chúa xức dầu làm vua thay ông. Nhưng Đa-vít đâu có quyền ra tay.

Nếu Mục sư phạm tội trọng; Hội thánh có quyền cầu nguyện, góp ý, quở trách. Nhưng phải đợi để Đức Chúa Trời xử lý. Hội thánh chỉ có quyền bỏ ông tìm người chăn hiền lành khác; đừng thay Trời hành quyết người mà Ngài đã lập làm lãnh đạo.

2/ Các chấp sự

a/Tự nghĩa:

Chấp sự là người thi hành công việc của thượng cấp ủy thác.

Chấp sự trong Hội thánh là người phụ tá, giúp đỡ ban Lãnh đạo của Hội thánh địa phương; cũng là người đồng công quản trị.

Chấp sự đời nay là “sự gì cũng chấp”, chấp sự là sinh sự”!

b/ Sự hình thành các chấp sự đầu tiên

  Khởi đầu các chấp sự được hình thành do nhu cầu cấp dưỡng những người góa bụa cô đơn; các sứ đồ, giám mục phải kiêm nhiệm. Các sứ đồ cùng môn đồ đã chọn ra (đề cử) một số người tốt nhất, để Hội thánh bầu chọn 7 người làm chấp sự. Không phải tự do ứng cử như một xã hội dân sự trong thể chế dân chủ, phổ thông đầu phiếu. Đường lối của Chúa là: dân chủ Thần quyền

“  Vậy anh em hãy bầu chọn trong trong nhóm mình 7 người có danh tiếng tốt, đầy dẫy Đức Thánh Linh và khôn  ngoan, rồi chúng ta giao việc này (dọn bàn) cho. Cả hội đều lấy điều đó làm đẹp lòng, cử Ê-tiên là người đầy dẫy Đức Thánh Linh, Phi-líp, Bô-cô-rơ, Ni-ca-nô,Ti-môn, Ba-mê-na và Ni-cô-la là người An-ti-ốt mới theo đạo Giu-đa. .. Các sứ đồ cầu nguyện rồi đặt tay lên” CV 6 : 3-6

Kinh thánh đã minh bạch như thế, nhưng ngày nay nhiều hệ phái bảo thủ đã cố tình bẻ cong chân lý. Mục sư thành chấp sự, chấp sự thành người lãnh đạo Mục sư . Lý do: vì Ban chấp sự chiêu mộ Mục sư về Hội thánh theo hợp đồng kinh tế. Chấp sự là chủ nhân ông, là siêu lãnh đạo được giáo hội ủy quyền lãnh đạo Hội thánh địa phương. Mục sư là giám đốc, là hiệu trưởng được trả lương theo hợp đồng ký kết. Mục sư không làm đúng theo yêu cầu của Ban chấp sự thì ban chấp sự có quyền mời Mục sư đi kiếm Hội thánh khác.

c/ Chuẩn hóa chấp sự

Chấp sự cũng là người đồng công quản trị Hội thánh địa phương, chăn bầy chiên cho Đức Chúa Trời. Chấp sự là bước tập sự để trở thành Mục sư.

“ Những người đó cũng phải chịu thử thách trước đã, nếu không chỗ trách được thì mới được làm chấp sự.. Các chấp sự cũng chỉ một vợ, phải khéo cai trị con cái và nhà riêng mình..”

 1 Tim 3:8-12

Theo tiêu chuẩn thuộc linh, theo Kinh thánh thì chấp sự gần như ngang với tiêu chuẩn Mục sư. Nhưng chức vụ thì Trưởng lão hay Mục sư lãnh đạo chấp sự . Mục sư có quyền phủ quyết, còn chấp sự chỉ có quyền biểu quyết. Đây là trật tự để Hội thánh không đi vào con đường hỗn loạn, cá mè một lứa,” giếng bằng ao, tao bằng mầy”.

Mục sư có quyền kỷ luật hay cách chức chấp sự. Mục sư như Tổng thống, Thủ tướng: có quyền mời hay cách chức Bộ trưởng.

Người tuận đạo đầu tiên là chấp sự Ê-tiên. Ông đầy dẫy Đức Thánh linh, khôn ngoan. Ông giảng đạo trong quyền năng không thua kém cả sứ đồ.

“ Đoạn người quỳ xuống, kêu lớn tiếng rằng: lạy Chúa, xin đừng đổ tội này trên họ ! Người vừa nói lời đó rồi thì ngủ” Cv 7:60

Chấp sự là người được Mục sư mời vào làm phụ tá. Nếu chấp sự là”sinh sự”, “sự gì cũng chấp” ; thì Mục sư trưởng có quyền cho chấp sự đó “sự ra đi trong vòng trật tự” mà không có quyền khiếu nại.

Chấp sự của Hội thánh Đức Chúa Trời khác với chấp sự của các hệ phái bảo thủ : Chấp sự là chủ nhân ông, mướn Mục sư về làm Giám đốc, Hiệu trưởng cho giáo hội mình.

 

Tng kết:

Trước khi sáng thế, Đức Chúa Trời đã có chương trình thiết lập Hội thánh Ngài, theo như ý định toàn thiện của Ngài. Hội thánh là của Ngài, do Ngài và vì Ngài.

Chúa Giê-xu đã đến thế gian để thực hiện Hội thánh theo khuôn mẫu từ Thiên thượng. Khuôn mẫu này được các sứ đồ thực hiện một cách trọn vẹn, hiệu quả. Sau 300 năm các môn đồ Chúa đầu tiên đã môn đồ hóa ½ dân số đế quốc La-mã.

Các hệ phái Cơ-đốc nên suy nghĩ lại: tại sao đã nỗ lực quá sức  mà Hội thánh không có kết quả như mong muốn. Câu trả lời: đã sai mô hình Hội thánh ban đầu!

“ Ăn năn làm lại từ đầu, coi mình sai trật từ đâu”, đó là sự chọn lựa khôn ngoan nhất, hiệu quả nhất.

 

PHẦN C:        CÁC VN Đ TRONG HI THÁNH

Chúng ta sống trong thời kỳ ân điển, mọi điều răn, luật pháp Chúa đều do lòng chân thành tự nguyện. Làm được nhiều, phước càng thêm. Sách Công vụ sứ đồ , bác sĩ Lu-ca ghi chép lại những việc do Hội thánh tự nguyện làm, dĩ nhiên nhờ Thánh Linh cảm động.

Cũng vậy, chúng ta giảng lời Chúa , giúp dân Chúa ăn năn; Thánh Linh thêm sức, lời Chúa tác động để họ tự nguyện vâng lời. Lãnh đạo làm gương, đi đầu ; không được quyền dùng biện pháp độc tài, cưỡng bức như Hít-le, như Hồi giáo hay như thời luật pháp Môi-se.

Ví dụ: Tại Hội thánh Giê-ru-sa-lem, hàng ngày họ học lời Chúa, bẻ bánh chung, ăn uống chung; kể cả bán hết tài sản để dùng chung….tất cả đều bởi đức tin, lòng tự nguyện. Chúa không bắt buộc như thời luật pháp. Chúa phạt vợ chồng A-na-nia, Sa-phia-ra vì tội nói dối, chứ không phải tội không dâng hiến. Hội thánh An-ti-ốt và cõi A-sia không bán hết gia tài để ăn chung, ở chung có sao đâu? Chúa đâu phê phán, hay quở trách.

I/  DÂNG 1/ 1O VÀ CÁC CỦA LỄ:

    1/ Cựu ước : 1/10 là thuế nghĩa vụ bắt buộc

Khi Giô-suê chiếm xứ Ca-na-an, 11 chi phái đều được chia đất làm sản nghiệp; riêng chi phái Lê-vi được biệt riêng phụng sự Chúa, không được chia đất. 11 chi phái có đất phải nộp 1/10 lợi tức cho người Lê vi: đó là thuế đất nghĩa vụ bắt buộc.   Trong 1/10 nầy, người Lê-vi dâng  1/10 của mình cho Arôn cũng là nghĩa vụ theo luật định. Không dâng là trốn thuế, có thể truy tố hình sự.

“Còn về con cháu Lê-vi,nầy Ta đã ban mọi thuế 1/ 10 của Y sơ ra ên làm cơ nghiệp để trả cho công khó họ làm trong Lều Hội Kiến”             Dân 18: 21

“ Như thế, trong những phần mười mà các con nhận nơi Y sơ ra ên thì cũng lấy ra 1/ 10 làm lễ vật dâng lên Đức Giê-hô-va và giao lễ vật của Đức Giê-hô-va đó cho thầy tế lễ A-rôn”                                    Dân 18: 28

    2/ Tân ước : Bởi đức tin tự nguyện thỏa lòng

  Thời Cựu ước , dâng 1/10 là thuế  nghĩa vụ . Còn thời Tân ước, không ai được chia đất; không còn chi phái Lê-vi, đâu còn giai cấp Lê-vi. Tất cả chúng ta đều là thầy tế lễ thượng phẩm ( priests).

“ Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời….”              I Phi e rơ 2:9

Ngày nay, giai cấp Lê-vi chỉ có trong các hệ phái cố tình hiểu sai lời Chúa. Đó là thủ đoạn khiêm nhường giả bộ, tự giáng cấp xuống thành Lê vi,  âm mưu cượng giải Kinh thánh để hợp thức hóa tiền dâng 1/10 cho mình.

Trong Tân ước, việc dâng 1/10 hay bất cứ điều răn nào khác, đều do lòng tự nguyện, tự giác. Dâng nhiều phước nhiều, dâng ít phước ít, không dâng mất phước. Thái độ dâng hiến phải vui mừng thỏa lòng.

Chúng ta có Thánh Linh trong lòng rồi, Ngài sẽ giúp chúng ta làm trọn luật pháp, dâng trên 1/10 và dâng cả cuộc đời.

     “ Ta sẽ đặt Thần Ta trong  các ngươi, và khiến các ngươi noi theo luật lệ Ta, và vâng phục mọi mạng lịnh Ta Ê-xê-chiên 36:37

 Hội thánh động viên, khích lệ, không nên dùng từ “ ăn trộm, ăn cắp”( Ma-la-chi 3: 8)   để hù dọa, xúc phạm thánh đồ, làm Chúa buồn lòng.

Công giáo La-mã thì gần như theo Cựu ước : độc tài, độc đoán, bắt mọi người phải theo, dùng cả luật Hít-le.

Đến phong trào Ngũ tuần thì chỉ hơn một chút; văn minh hơn một chút, nhưng thủ đoạn dạy dỗ dâng hiến như quan đời nay vận động trong ép buộc đi kinh tế mới.

Bắt lập giao ước dâng 1/10: phong bì 1/10 ghi tên họ, địa chỉ. Hàng tháng được lên sổ phong thần báo công, giấy khen….Ai chưa làm thì hù dọa, khủng bố, bắt nạt. Dùng Ma-la-chi 3:9-10 như bùa công phá, như tròng thòng lọng để bóc lột tín đồ

“Các ngươi bị rủa sả, vì các ngươi, thảy cả nước, đều ăn trộm Ta. Các ngươi hãy đem hết thảy 1/10 vào kho Ta…”

Hội thánh chúng tôi làm một cách rất hiệu quả:

Tôi, quản nhiệm Hội thánh dâng 15% chưa kể các của dâng khác. Tôi được Chúa ban phước vật chất dư dật.

Các anh em đồng công, nhân sự thấy vậy họ thử dâng, họ cũng được phước. Có những người chưa đủ đức tin, không dâng, Chúa làm cho họ bất an, mất cả lợi tức.

Họ nhận thấy dâng là được phước, họ tự nguyện dâng trên cả 1/10 và các của dâng khác. Thậm chí có nhiều người ăn năn trước Hội thánh đã vô tín không dâng 1/10.

Người mới tin, chỉ  khích lệ dâng, nếu họ nghèo, chúng tôi giúp họ trên số tiền họ dâng. Họ thấy được lợi hơn cả số tiền 1/10; từ đó Chúa làm cho họ thỏa lòng và có một đời sống dâng hiến.

Có những người tin Chúa lâu năm, nhưng nghèo quá không đủ đức tin dâng 1/10. Họ lý luận, không đủ tiền ăn lấy đâu dâng 1/10.

Điệp khúc vì nghèo không dâng; chúng ta nói ngược lại: Vì không dâng cho nên nghèo. Vậy muốn thoát nghèo thì phải dâng, Chúa sẽ chúc phước khi chúng ta nghèo nhưng dâng hiến rời rộng.

Tôi động viên họ thử dâng 1/10; nếu trong vòng 3 tháng mà không được phước, tôi lấy tiền cá nhân bồi thường số tiền họ đã dâng. Họ thử dâng, Chúa đã chúc phước lạ lùng cho họ, tài chánh đã được giải cứu.

Hội thánh không phải là cơ quan thuế vụ, nhân viên thuế vụ đi tận thu. Chúa không cho phép dùng mọi thủ đoạn để bắt nạt người khác dâng hiến . Hội thánh là nơi ban cho, không phải là nơi hù dọa  khủng bố. Tôi cũng thường giảng đừng dâng tiền tham nhũng, tiền trúng vé số, tiền ăn cắp ăn trộm, tiền làm nghề bất chính. Chúa chúng ta không nghèo mà phải đi ăn mày, ăn xin.

Chúng ta dâng vì yêu Chúa, khác với dâng như “mua vé số” .Nếu chúng ta có đức tin đúng, tấm lòng chân thật, dâng hiến rời rộng; chắc chắn sẽ nhận bình an và dư dật vật chất đời nay và sự sống đời đời.

Chủ thuyết “Tin lành thịnh vượng” nếu hiểu không đúng đắn và áp dụng cực đoan là một dạng Tin lành yêu thế gian ( dâng với mục đích được giàu có, thịnh vượng), thù nghịch đạo thập tự của Chúa Jesus.

II/ CÁC LỄ TRONG HỘI THÁNH:

1/ Theo Kinh thánh:

Tôi đã nghiên cứu kỹ trong Kinh thánh, thời Tân ước không có một lễ nào hết. Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá, là Sinh tế một lần đủ cả . Ngài là tổng bao hàm các của lễ thời cựu ước. Mọi nghi thức, mọi lễ lạc đã bỏ qua. Ngày nay, chúng ta thờ phượng Chúa bằng tâm linh và lẽ thật , đầu phục Thánh Linh dẫn dắt .

“ Nhưng giờ hầu đến và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ phượng Cha: ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Đức Chúa Trời là Thần ,nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy” Giăng 4: 23-24

Sau khi Hoàng-đế Constantin thế kỷ thứ 4, quốc hữu hóa Hội thánh Chúa, với lòng tốt của ông, mới sáng tác nhiều kiểu, nhiều lễ cho vui nhà rậm đám. Giai cấp tăng lữ ra đời, nhà thờ đua nhau mọc, các thần học viện xuất hiện tràn lan; lương bổng mục sư, tăng lữ hình thành. Mọi rắc rồi phát xuất từ đây.

Rồi đến thế kỹ thứ 7 Công giáo La mã lên đời :thêm đủ thứ lễ, một ngày một lễ cho phong bì thêm lên; uy quyền các ngài lại tăng thêm.

Họ thêm bớt lễ lạc theo tư dục xác thịt của mình . Họ dám biến ngày thờ thần mặt trời ( ngày 25 tháng 12 ) của ngoại đạo Ba-by-lôn thành ngày  Chúa Jesus giáng sinh; ngày thứ nhất trong tuần lễ thành ngày Chúa Nhật (Sunday); biến việc báp-tem, bẻ bánh thành thánh lễ, Mục sư mới được hành lễ, Truyền đạo, chấp sự v.v  không được làm .Cơ-đốc-giáo cải chánh cũng chỉ là bản sao của Công giáo La-mã. Bản Kinh thánh của cụ Ôn văn Huyên dịch:

Sự bẻ bánh, sự Báp-tem” chứ không phải “lễ bẻ bánh, lễ Báp têm” cv 2:42

Kinh thánh đâu có nói người nào chịu báp-tem rồi mới được ăn bánh, đâu cấm trẻ con ăn bánh, người chưa tin ăn bánh. Đúng như Chúa Jesus phán với “ Pha-ri-si “ đời nay

Khốn thay cho các ngươi là thầy thông giáo và người Pha ri si, là những kẻ đạo đức giả! Vì các ngươi đóng cửa Thiên đàng trước mặt  người ta; chẳng những các ngươi đã không vào mà lại còn ngăn cản những ai muốn vào nữa” Mat 23: 13

2/ Thái độ chúng ta đối với các lễ của Cơ-đốc-giáo thế nào ?

Công vụ sứ đồ, cả các thư tín không đề cập các lễ nào, cả lễ hôn phối và lễ tang.

Hội thánh chúng tôi xem các lễ đang tồn tài trong các hệ phái như nét văn hóa Cơ-đốc. Sự kiện Chúa giáng sinh, thương khó, phục sinh , ngày ngũ tuần v.v…chúng ta nên luôn nhắc nhở thường xuyên để biết ơn Chúa.

Tuy nhiên, nếu chúng ta “ sáng tác” một ngày , giờ, tháng năm nào đó ( vượt quá Kinh thánh ) để trở nên một ngày lễ thiêng liêng, long trọng , tốn kém, màu mè , nặng hình thức thì không nên. Ngay cả đám tang, đám cưới, dâng con, cảm tạ… nếu ai có yêu cầu thì Hội thánh sẵn lòng làm, nếu không muốn cũng chẳng phạm tội gì,  Hội thánh không có lễ bắt buộc.

Còn việc bẻ bánh, làm Báp têm cho người tin Chúa là mạng lệnh Chúa, mọi môn đồ của Chúa đều được phép làm điều nầy,  không phải độc quyền cho các Mục sư, không phải chờ “một ngày đẹp trời nào đó” mới làm được.

III/ KIÊNG ĂN CẦU NGUYỆN:

Kiêng ăn cầu nguyện là việc làm thường xuyên, là sự sống của Cơ-đốc nhân không thể thiếu. Nhưng kiêng ăn bao nhiêu ngày trong tuần trong tháng, lại là vấn đề tranh cãi chưa có lối thoát.

Có thể nói Ngũ tuần đã mang lại một phong trào kiêng ăn, nhưng đã đi quá đà, quá điều Kinh thánh chép. Thậm chí , kiêng ăn để lập thành tích, kiêng ăn để tranh ngôi vị.

Chúa Jesus bảo các ngươi phải kiêng ăn, cầu nguyện; nhưng cả Tân ước tôi không thấy Kinh thánh quy định bao nhiêu ngày trong tuần. Phong trào Ngũ tuần kích động kiêng ăn : 3 ngày, 7 ngày, 10 ngày thậm chí 40 ngày cho bằng Chúa Jesus.

50 năm trôi qua, phong trào Ngũ tuần càng đi xuống; thậm chí, nhiều người kiêng ăn nhiều ngày ảnh hưởng sức khỏe, tâm trí bất thường, rồi nói tiên tri lung tung như dạng thần cảm giả mạo, bịnh hoang tưởng.

“ Thật, các ngươi kiêng ăn để tìm sự cãi cọ tranh cạnh, đến nỗi nắm tay đánh nhau cộc cằn, các ngươi kiêng ăn trong ngày như vậy, thì tiếng các ngươi chẳng được nghe thấu nơi cao”  Ê sai 58:4

Kiêng ăn mà không hạ mình, tan vỡ; lại là một đại họa cho Hội thánh Chúa. Đúng nghĩa kiêng ăn là để hạ lòng tìm kiếm Chúa, tìm kiếm khải tượng (vision). Khác với kiêng ăn để tìm năng lực đuổi quỷ, đi tìm quỷ để đuổi, tìm bịnh để chữa là một sai lầm lớn của nhiều người.

Không kiêng ăn là bất thường; nhưng kiêng ăn quá nhiều ngày lại là dị thường. Chúng ta nên tiết độ đừng cao quá lẽ; thậm chí lập dị, thích khác đời.

IV/ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI:

Đồng tính luyến ái là một đại thảm họa không chỉ cho riêng ai. Cả thế giới đều bất lực; Cơ-đốc-giáo phải quy hàng. Thành Sô-đôm- Gô-mô-rơ năm xưa đang tái hiện như một thách thức cho các Hội thánh Chúa!  Đã đến lúc chúng ta phải có thái độ dứt khoát với vấn đề này, không lập lờ, phất phơ con cá vàng, đánh lận con đen nữa.

Năm 2004 tôi gặp một Mục sư VN ở Mỹ, ông là tiến sỹ thần học kiêm giáo dục học (Ph. D). Ông trình bày ở Mỹ và Âu châu về vấn đề đồng tính luyến ái. Ông nói các hệ phái Cơ-đốc ngày nay có hai khuynh hướng về đồng tính luyến ái:

1. Chấp nhận như là nhân quyền (Human right) :Rất nhiều học giả Kinh thánh ủng hộ

2. Không chấp nhận, phải đuổi ra khỏi Hội thánh. : Rất nhiều tôi tớ Chúa phản bác mạnh

Ông chất vấn tôi : Theo ý tôi thì sao?

Tôi hỏi lại ông? Theo ông, Kinh thánh đã nói gì về đồng tính luyến ái. Cựu ước nói gì và tân ước nói gì ?

Ông ta bối rối ! ông thừa biết Đức Chúa Trời đã hủy diệt thành Sô-đôm, Gô-mô-rơ vì thành này đã phạm tội đồng tính luyến ái.

Chúng ta, có một sai lầm rất lớn là chạy theo quan điểm đúng sai, hợp tình hợp lý của đời nay; thậm chí đồng tình theo cả công lý, pháp lý của xã hội. Hợp lý, công lý không phải là chân lý. Chân lý chỉ có trong Kinh thánh và Chúa Jesus . Duy Ngài mới có thẩm quyền nói

“ Ta là đường lối (way), là chân lý, là sự sống “

Giăng 14: 6a

Cả nhân loại đồng ý mà Kinh thánh phủ nhận thì Kinh thánh vẫn là chân lý.

Cựu ước, trong Lê-vi ký18: 22 , 29 Chúa phán:

Chớ nằm cùng một người nam như người ta nằm cùng một người nữ; ấy là một sự quái gớm…..vì phàm ai làm một trong những điều quái gớm ấy sẽ bị truất khỏi dân sự mình”

Tân ước, trong I Cô-rinh-tô 6: 10 Chúa phán:

“ …những kẻ tà dâm, , kẻ thờ hình tượng, kẻ ngoại tình, kẻ đồng tính luyến ái, kẻ trộm cắp, kẻ tham lam….sẽ không được thừa hưởng Vương quốc của Đức Chúa Trời”

Hội thánh phải đối xử với người đồng tính luyến ái  như thế nào?

Lại có hai khuynh hướng

1. Đuổi họ ra khỏi nhà thờ

2. Chấp nhận như một thành viên Hội thánh: tổ chức hôn lễ đồng tính, cho đồng tính làm Mục sư

Theo tôi, cả hai cách trên đều không phù hợp với Kinh thánh thời tân ước.

Người đồng tính là một dạng bịnh xã hội. Kinh thánh nói do uế linh khống chế (unclean-spirit). Hội thánh không được quyền đuổi họ khỏi Hội thánh, mà còn phải có trách nhiệm cầu nguyện giải cứu họ.

Nan đề là Mục sư không có ơn, không có quyền năng đuổi quỷ, cho nên mới chấp nhận sống chung hòa bình với thế giới Sô-đôm, Gô-mô-rơ này.

Vấn đề, Hội thánh phải thể hiện uy quyền thuộc linh : “trói và mở”. Còn Mục sư mà không có uy quyền trói và mở để giải cứu cho những người đồng tính, thì Hội thánh cần giải cứu ông Mục sư ra khỏi nhà thờ, đó là cách tốt nhất để khôi phục Hội thánh.

Hội thánh chúng tôi đã đối xử với người đồng tính rất nhẹ nhàng, kết quả:

Sau buổi thờ phượng, tôi mời họ ở lại, phân tích cho họ thấy, đây là căn bịnh làm khổ đời họ. Họ có muốn giải cứu không? Ai không muốn giải cứu thì lần sau  không nên đến Hội thánh nữa. Còn người mới, trong gia đình tín đồ mới bị bịnh nầy thì Hội thánh hiệp một cùng gia đình  cầu nguyện, Chúa chữa lành hết.

Hội thánh Đức Chúa Trời không thể sống chung hòa bình với đồng tính. Ánh sáng, bóng tối không thể hòa chung; Đấng Christ và ma quỷ không thể cùng tồn tại trong Hội thánh.

V/ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH:  PHÁ THAI

Chúa phán với Adam “ Hãy sinh sản, gia tăng gấp bội và làm cho đầy dẫy mặt đất” . Sáng thế ký 1:28b.

Tại sao ngày nay loài người  phải quay lưng lại chính mình (phước-lộc-thọ) và  với luật tạo hóa để kế hoạch hóa gia đình, kể cả phạm tội trọng phá thai (giết người)?

Chắc chắn các nhà hoạch định chính sách dân số của mỗi quốc gia, của cả liên hiệp quốc đã suy nghĩ chín chắn, khoa học, để đưa ra chính sách kế hoạch hóa gia đình. Họ muốn một xã hội tốt hơn, văn minh hơn, phát triển hơn.

Họ đã nhìn Châu Phi, Châu Á, những dân tộc thiểu số…vật chất thiếu thốn, con đông, thiếu đủ thứ…

Họ chỉ nhìn cái ngọn. Cái gốc vấn đề không phải ở chỗ con đông là làm cho nghèo; con đông thì giáo dục kém. Ngược lại con ít thì hư đốn nhiều, xã hội gánh nặng nhiều hơn.

Tục ngữ có câu “ Người ta năm bảy mà tốt; mình một lại hư”

Hãy xem chế độ một con của Trung Quốc và các quý tử nhà giàu Việt nam. Có bao nhiêu người có nhân cách, thành đạt, học giỏi thủ khoa các trường đại học.

Hầu hết những vĩ nhân, người học giỏi, xuất chúng là con nhà nghèo, đông con, thiếu thốn đủ thứ; nhưng họ đã thành đạt nhờ ý chí, nghị lực, vượt khó đã làm nên sự nghiệp, làm sáng danh non sông, thay đổi cả xã hội .

Triết lý chỉ một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt không có cơ sở, không khoa học.

Chính sách của nhà nước là trách nhiệm của họ. Tôi chỉ trình bày quan điểm Kinh thánh trong việc kế hoạch hóa gia đình như thế nào?

Nhà nghèo cứ sinh sản vô tội vạ như người dân tộc, chắc chắn không thể chấp nhận; đó cũng không phải là đường lối Chúa! Nhưng kế hoạch hóa bằng hình thức phá thai ! Chúa không cho phép, phạm tội giết người.

Nếu chúng ta là người kính sợ Chúa đúng nghĩa, có đức tin đúng nghĩa thì phải giải quyết tận gốc.

1 .Giải quyến vấn đề “ ăn gì ? uống gì ? mặc gì?”

Vấn đề chúng ta thiếu đức tin, không dám tin Ngài là Đấng toàn năng, hay chỉ đủ đức tin: Ngài chỉ lo thuộc linh. Đây là đại thảm họa của Hội thánh. Mọi nan đề đều xuất phát từ đây.  Chúa đã nuôi ai 40 năm trong sa mạc?…Ai đã  cho 3 triệu dân Y-sơ-ra-en ăn chim cút tròn 1 tháng?….

Thế giới với 7 tỷ người, không phải do thiếu lương thực, mà là do sự phân phối không nhân bản, không có lòng thương xót, không công bằng.

Thức ăn thừa của Mỹ, của châu Âu đủ nuôi cả châu Phi. Số tiền trang bị cho vũ khí chiến tranh gấp bội lần ngân sách an sinh xã hội cho châu Á, châu Phi, châu Mỹ…

Vấn đề con người đã chối bỏ Đấng tạo hóa nên phải lãnh hậu quả: nghèo đói, bịnh tật, hận thù, chiến tranh như hiện nay.

“Nhưng nếu ngươi không nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, không cẩn thận làm theo các điều răn và luật pháp của Ngài mà Ta truyền cho ngươi ngày nay, thì nầy là mọi sự rủa sả sẽ giáng xuống trên mình ngươi và theo kịp ngươi Phục 28: 15

2. Giải quyết cái tôi ích kỷ

Càng giàu sang, càng kiếm nhiều cách để tận hưởng thú vui trần gian. Có những người quan niệm sinh con nhiều vướng bận, không được hưởng các cuộc vui trần thế. Một số lấy vợ trễ để tà dâm được nhiều người. Số khác thì sợ vướng bận công việc làm ăn. Kế hoạch hóa là thượng sách cho bản ngã ích kỷ.

Kế hoạch hóa gia đình có nhiều cách, cách nào không phá thai thì Kinh thánh chấp nhận.

Phải khẳng định phá thailà tội giết người; Hội thánh phải giảng dạy rõ ràng dứt khoát, im lặng là đồng lỏa với tội lỗi.

Tóm lại:

Mục sư phải có trách nhiệm tư vấn con cái Ngài sống giữa thế gian, phải là ánh sáng, tiết độ trong mọi mặt.

Hội thánh phải giàu có cả thuộc linh lẫn thuộc thể. Tư vấn mọi người kế hoạch hóa theo cách khoa học: tiết độ tự nhiên, không quan hệ tình dục bừa bãi.

VI/  HỘI THÁNH VỚI NGHỀ NGHIỆP, LAO ĐỘNG

Cổ nhân có câu “ nhàn cư vi bất thiện”. Thật vậy, tội của mọi tội là tội lười biếng.

Lười biếng sinh ra nghèo đói, đói sinh ra trộm cắp, hết trộm cắp thành cướp của giết người…..

Hỡi kẻ biếng nhác, ngươi sẽ nằm cho đến chừng nào?

Bao giờ ngươi sẽ ngủ thức dậy?

Ngủ một chút, chợp mắt một chút, khoanh tay nằm một chút…., thì sự nghèo khổ của ngươi sẽ đến như kẻ đi rảo,

Và sự thiếu thốn của ngươi tới như người cầm binh khí”  Châm 6: 9-11

Lao động không chỉ tạo ra của cải nuôi sống bản thân, gia đình mà lao động còn tạo ra một nhân cách, tạo ra sự sống và niềm tin cho chính bản thân. Sống không lao động, sống nhờ vả (dù là của cha mẹ) như cây chùm gởi, như ký sinh trùng; sống như cõi trên , cõi lơ lửng . Trong làm ăn, chúng ta hòa nhập với xã hội, thấy được giá trị của đồng tiền. Trong kinh doanh, nan đề xảy ra hằng ngày, hằng giờ  buộc chúng ta phải cầu nguyện nhiều.

Trong Kinh thánh Tân ước không có thuật ngữ : “ dâng mình trọn thời gian”mà chỉ bảo “dâng thân thể” .Sứ đồ Phao-lô nói:

“Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể  mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em”. Rô-ma 12: 1

Từ “ dâng mình trọn thời gian”, đường lối “mục-sư không phải làm ăn” xuất hiện từ thế kỷ thứ 4, khi Hoàng đế Constantin quốc hữu hóa Hội thánh Chúa. Constantin đã biến thiêng chức thành công chức, rồi như bịnh dịch di truyền , kháng thuốc cho đến hôm nay.

Nếu Chúa cho tôi chọn một điều ước ,tôi sẽ  biến các giáo đường nguy nga lộng lẫy thành các trung tâm dạy nghề; chuyển đổi các thần học viện thành cô nhi viện. Các ngài tự cho là “Reverence” phải trở nên những giám đốc công ty, những công nhân lành nghề theo gương Phao-lô . Phải ban cho, ban ra, ban ra nhiều hơn nữa .

Phải nói không với lười biếng; phải gớm ghiếc với triết lý “ bảo vệ nguồn cấp dưỡng” ăn mày ăn xin. Hội chúng và các nhà tài trợ chấm dứt ngay chương trình nuôi dưỡng “hội cái bang thời đại”. Cho họ một cơ hội để hòa nhập với xã hội loài người.

“ Chính anh em biết điều mình phải làm để học đòi chúng tôi;vì chúng tôi không có ăn ở sái bậy giữa anh em, chưa từng ăn dưng của ai, nhưng đêm ngày làm lụng khó nhọc, để khỏi lụy một người nào trong anh em hết….Khi chúng tôi ở cùng anh em, cũng đã rao bảo cho anh em rằng: nếu ai không khứng làm việc, thì cũng không nên ăn nữa…..Ví bằng có ai không tuân theo lời chúng tôi nói, thì hãy ghi lấy, chớ giao thông với họ, hầu cho họ nhân đó biết xấu hổ”  II Tê sa 3: 7,8,10,14

VII/ HÔN NHÂN TRONG HỘI THÁNH:

1/ Lấy vợ chồng ngoai đạo:

Việc kết hôn với người ngoại là một nan đề cho các Hội thánh Chúa ngày nay. Mỗi người, mỗi nơi ứng dụng một cách khác nhau.

Cựu ước : Chúa cấm kết hôn với người ngoại

Phục 7: 3-4

Ngươi chớ làm sui gia với chúng, chớ gả con gái mình cho con trai họ , cũng đừng cưới con gái họ cho con trai mình, vì các dân tộc nầy sẽ dụ con trai ngươi lìa bỏ Ta mà phục sự các thần khác, rồi cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng ngươi, diệt ngươi cách vội vàng”

Thời Ê-xơ-ra sau khi trở về buộc phải bỏ những người vợ ngoại bang :

Ê xơ tê 10: 2-3

.Chúng ta phạm tội với Đức Chúa Trời mà cưới những người nữ ngoại thuộc các dân tộc của xứ; nhưng dầu đã làm vậy, hãy còn sự hy vọng cho Y sơ ra ên. Vậy bây giờ ta hãy lập giao ước với Đức Chúa Trời chúng ta, đuổi hết thảy những người nữ kia và con cái của họ đã sanh ra, y như lời chỉ giáo của chúa tôi và của các người có lòng kính sợ điều răn của Đức Giê hô va chúng ta, khá làm điều ấy theo luật pháp”

Tân ước thì sao !

Trong tân ước chỉ có một câu  IICor 6: 14

 “ Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?”.

 Chúa không đồng thuận con cái Chúa kết hôn với người ngoại. Nhưng khi lỡ ăn ở với người ngoại, chịu kết hôn với người ngoại, thì Hội thánh phải đối xử ra làm sao?

– Một số Hội thánh  thì dứt phép thông công ( không cho nhóm lại, không cho bẻ bánh)

– Một số Hội thánh thì đồng lòng, xem như đó là nhân quyền.

Theo tôi hiểu, Tân ước mọi điều răn đều như nhau. Nếu chúng ta áp dụng lấy người ngoại vi phạm điều răn “ chớ mang ách với kẻ chẳng tin”  phải kỷ luật, vậy  thì vi phạm các điều răn khác như :“ chớ tham lam… không khứng làm thì không được ăn…phải dầy dẫy Đức Thánh Linh v.v…” chúng ta có xử kỷ luật như xử người kết hôn với người ngoại không?

Họ lấy người ngoại, họ chịu trách nhiệm với Chúa: chắc chắn không thể hạnh phúc lâu dài, vì ánh sáng và bóng tối không ở chung; Chúa và ma quỷ không hòa hiệp với nhau được. Hội thánh không đồng tình. Có thể để làm gương, không tổ chức lễ cưới, không tham dự tiệc cưới; nhưng Hội thánh không được dứt phép thông công, mà phải cầu thay, tạo mọi cơ hội để cứu người chưa tin có cơ hội trở lại với chúa.

2/” Ăn cơm trước kẻng “:

Cựu ước : nếu người nam ăn ở với người nữ ( thậm chí có bầu)  thì phải cưới nàng làm vợ.

Phục 22: 28-29

“Nếu một người nam gặp một người con gái trẻ đồng trinh, chưa hứa gả, bắt nàng nằm cùng, mà người ta gặp tại trận thì người nam đã nằm cùng con gái trẻ đó phải nạp cho cha nàng 50 siếc lơ bạc, rồi nàng sẽ làm vợ người, bởi vì người có làm nhục nàng…..”

Tân ước thì sao ?

Ngày nay việc ăn cơm trước kẻng không còn là cá biệt, mà là vấn đề nan giải cho các Hội thánh Chúa.

Hội thánh chắc không vui, nhưng cũng không nên can thiệp quá sâu gây thêm rắc rối cho gia đình người khác, không lối thoát

Có một gia đình Mục sư nọ. Hai vợ chồng quá sốt sắng lo truyền giáo. Cô con gái ở nhà lỡ bầu với một tín đồ thân thiết với gia đình Mục sư. Sự việc đổ vỡ. Gia đình cậu tín đồ xin cưới, nhưng ông Mục sư không cho. Ông chấp nhận nuôi cháu ngoại, chứ không chấp nhận cậu rể chơi xỏ lá.

Chúng ta có đồng tình với cách giải quyết của ông Mục sư không? Tôi tin nhiều người không đồng tình vì:

-Thứ nhất: Ông phải ăn năn vì đã không chăm sóc con cái .

“ Mục sư phải khéo cai trị nhà riêng mình, giữ con cái mình cho vâng phục và ngay thật trọn vẹn “ I Tim 3: 4

-Thứ hai : Gia đình cậu ta, cũng biết lỗi, và chúng nó thương nhau, muốn trở nên vợ chồng. Ông Mục sư  độc tài, vi phạm nhân quyền ( quyền được yêu); chúng nó đã ngoài 18 tuổi, theo luật định được quyền kết hôn, cha mẹ không được can thiệp quá đáng.

Thuộc linh quá máu, mang lại hậu quả : cháu bé coi như mất cha, con gái mình phải chịu cảnh “ Mai và Lộc”  của vỡ kịch  “Nửa chừng xuân “ thời đại.

Hội thánh tôi cũng có trường hợp này, hai cháu đến khai thật với tôi: lỡ có bầu đã 5 tháng rồi. Tôi nhẹ nhàng khuyên các cháu phải làm đám cưới: tổ chức theo nghi lễ truyền thống gia đình; Hội thánh không làm lễ, nhưng vẫn tham dự bình thường ( vì 2 cháu cùng đức tin, sinh hoạt trong Hội thánh ), không lên án nặng nề. Hai cháu giữ đức tin cho đến ngày nay.

Như phần trên đã nói: lễ hôn phối trước Chúa và Hội thánh là nét văn hóa Cơ-đốc để làm vinh hiển Chúa. Trong Kinh thánh không quy định phải làm. Nếu tổ chức làm  vinh hiển Chúa thì nên làm; nếu ngược lại thì đừng làm tốt hơn.

3/ Đa thê:  

Trường hợp trước khi tin Chúa, người đó có nhiều vợ, nhiều con hợp pháp ( Thời phong kiến, các nước hồi giáo…)

Bây giờ, họ tin Chúa thì xử lý ra làm sao?

Có nhiều Mục sư cực đoan, bắt phải bỏ hết, chỉ sống một bà vợ cả mà thôi..

Kinh thánh chỉ quy định “ Mục sư thì chỉ một vợ”

         ( II Tim 3: 2 )

Kinh thánh không nói tín đồ chỉ được một vợ thôi. Dĩ nhiên, tôi không muốn nói khi tin Chúa rồi lại lẹo tẹo thêm nhiều bà nữa. Nhưng phải giải quyết quá khứ cho nhân bản: hợp tình hợp pháp. Họ phải có trách nhiệm với các vợ và các con của họ. Tuy nhiên, chức vụ của họ trong Hội thánh  bị hạn chế và không làm gương tốt. Những người đã có nhiều vợ thì không được làm giám mục. Dĩ nhiên, không cản trở họ làm những công tác khác trong Hội thánh.

4/ Ngoại tình:

Tình trạng nầy xảy ra đầy dẫy ngoài xã hội, và trong Hội thánh cũng xảy ra ngày càng gia tăng : Mục sư ngoại tình với nhân sự, nhân sự ngoại tình với tín đồ, “chiên” ngoại  tình với “ chiên” với “ dê” v.v…..Kinh thánh nói gì về vấn đề nầy:

Cựu ước: đôi gian phu dâm phụ nầy phải bị xử tử:

Phục 22: 22

“Khi người ta gặp một người nam nằm cùng một người nữ đã có chồng, thì người nam luôn với người nữ, cả 2 đều phải bị chết. Ấy, ngươi sẽ cất khỏi sự ác khỏi Y sơ ra ên là như vậy”

Tân ước: Chúa phán khi một người nam nhìn người đàn bà mà động tình ham muốn là đã phạm tội tà dâm rồi, huống chi tà dâm thật! Dựa vào tân ước, Hội thánh phải giải quyết:

Trước hết, nội bộ gia đình phải giải quyết :phải kêu gọi người ngoại tình đó ăn năn, xưng tội thành thật với chồng hoặc vợ của mình. Nếu họ ăn năn thì cũng phải tha thứ và cố gắng vun xới , kiện toàn  hạnh phúc gia đình. Nếu phạm tội nhiều lần nhưng vẫn hung dữ, chối tội, cố chấp, cứng cỏi thì có quyền ly dị họ.

Ma thi ơ 19: 9

“ …nếu ai để vợ mình không phải vì cớ ngoại tình và cưới người khác, thì người ấy phạm tội tà dâm…”

Như vậy, con cái Chúa được phép ly dị với lý do duy nhất là vợ hoặc chồng ngoại tình , không ăn năn.

Sau đó, Hội thánh phải có biện pháp:  khi nội bộ gia đình giải quyết không thành công thì Hội thánh cũng có ý kiến, khuyên can, thuyết phục họ ăn năn. Nếu họ cũng không ăn năn mà còn cố chấp , chai lì thì Hội thánh có biện pháp kỷ luật : không cho sinh hoạt Hội thánh nữa, coi như người ngoại

Ma thi ơ 18: 15-17

“ Nếu anh em ngươi phạm tội cùng ngươi, thì hãy trách người khi chỉ có ngươi với một mình người,….Ví bằng không nghe thì hãy mời một vài người đi với ngươi,….nếu người không chịu nghe các người đó, thì hãy cáo cùng Hội thánh, lại nếu người không chịu nghe Hội thánh thì hãy coi người như kẻ ngoại và kẻ thâu thuế vậy

I Cor 6: 11

“ Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em mà gian dâm, tham lam, thờ hình tượng, chưởi rủa, say sưa….cũng không nên ăn chung với kẻ thể ấy”

VIII/ KỶ LUẬT TRONG HỘI THÁNH:

Hội thánh không có kỷ luật sẽ trở thành hội chợ, hội tề, hội tục.

Trọng tâm hay sự sống còn của Hội thánh là môn đồ hóa; môn đồ hóa chính là kỷ luật hóa  (discipline). Kỷ luật tạo kỷ cương, kỷ cương tạo sức mạnh mang lại phục hưng cho Hội thánh.

Hội thánh thời công vụ sứ đồ là khuôn mẫu của tình yêu, và của  kỷ luật. A-na-nia, Sa-phi-ra là tấm gương tiêu biểu cho sức mạnh kỷ luật.

Kỷ luật trong Hội thánh khác với kỷ luật thế gian : mọi lời góp ý, mọi cáo trách, sửa phạt đều với động cơ của tình yêu thương. “ Quở trách tỏ tường hơn yêu thương giấu kín”

Hầu hết các Hội thánh Chúa đều né tránh quở trách sửa phạt vì sợ mất lòng . Nếu có  kỷ luật thì động cơ là trừng phạt, trả thù bởi lợi ích cá nhân hay lợi ích của  nhóm hơn là vì yêu thương, muốn cho họ tốt hơn . Tôi có dịp đọc một bản án kỷ luật một nhân sự khi họ từ bỏ một giáo phái. Họ bị lên án như tội hình sự; giấy thông báo kỷ luật không khác gì bản cáo trạng, kiêm bản án kèm theo.

Chúa cho Hội thánh có uy quyền  dứt phép thông công . “Nếu ngươi buộc dưới đất thì ta sẽ buộc trên trời; nếu các con mở dưới đất thì Ta cũng sẽ mở trên trời ( Mat 18: 18). Hội thánh chính là cơ quan hành pháp (hoàn tất cáo trạng); Chúa (Kinh thánh) là cơ quan lập pháp và tư pháp ( buộc tội và tuyên án).

Dứt phép thông công không phải tuyệt thông, mất sự cứu rỗi như Công giáo la-mã suy diễn. Dứt phép thông công là hạn chế, hoặc ngưng giao tiếp một thời gian, mong người phạm tội có cơ hội ăn năn trở lại bình thường. Dứt phép thông công là ra “cáo trạng” để Chúa “thi hành “kỷ luật.

Môi se cầu nguyện , trình dâng các tội phản loạn của dân Y-sơ-ra-en trong đồng vắng và Chúa thi hành

Phi-e-rơ cáo trách tội A-na-nia, Sa-phi-ra; Chúa hành động.

Phao-lô đòi cầm roi đến Hội thánh Cô-rinh-tô ( I Cor 4: 21) ; ông gọi Hội thánh Ga-la-ti là ngu muội ( Ga la ti 3:1 )…

Trong tân ước tôi thấy có 7 trường hợp phạm tội, được quyền dứt phép thông công:

1/ Tà gíao:   Galati 1: 8-9

“ Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một Tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị a-na-them!

( Tuy nhiên, một số người hiểu sai nghĩa “ Tin lành  nào khác”. Họ xem các Hội thánh tư gia không theo hệ thống CMA là “ Tin lành khác”đáng A-na-them!

2/ Không kính mến Chúa :

Chai lì, không làm theo Lời Chuá, không chịu từ bỏ con người cũ, cmài miệt sống trong tội lỗi, xác thịt :

I Cor 16:22 “ Ví bằng có ai không kính mến Chúa, thì phải bị a-na-them…”

3/ Tính tình xấu xa:

Gian dâm, tham lam, thờ hình tượng, chưởi rủa, say sưa,  lường gạt :  I Cor 5: 11-13

“ Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em mà là gian dâm,  hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa, hoặc lường gạt, cũng không nên ăn chung với người thể ấy”

4/ Ăn ở bậy bạ :

Lười biếng, thích ăn dưng, không chịu làm việc  :    II Têsa 3:6-15

 Hỡi anh em, nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, chúng tôi khuyên anh em phải lánh người anh em nào không biết tu đức hạnh mình, và không bước theo các điều dạy dỗ mà anh em đã nhận lãnh nơi chúng tôi. Chính anh em biết điều mình phải làm để học đòi  chúng tôi; vì chúng tôi không có ăn ở sái bậy giữa anh em, chưa từng ăn dưng của ai, nhưng đêm ngày làm lụng khó nhọc để khỏi lụy đến một người nào trong anh em hết…..Khi chúng tôi ở cùng anh em cũng đã rao bảo cho anh em rằng: nếu ai không khứng làm việc, thì cũng không nên ăn nữa. Vả, chúng tôi  nghe trong anh em có kẻ ăn ở bậy bạ, chẳng hề làm lụng, trở chăm những sự vô ích thôi. Chúng tôi nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ bảo và khuyên những kẻ đó phải yên lặng mà làm việc, hầu cho ăn bánh của mình làm ra….Ví bằng có ai không tuân theo lời chúng tôi nói trong thơ nầy, thì hãy ghi lấy, chớ giao thông với họ, hầu cho họ nhân đó biết xấu hổ…..

5/ Lập bè  đảng, chia rẽ:   Roma 16: 17-20

“ Hỡi anh em, tôi khuyên anh coi chừng kẻ gây nên bè đảng và làm gương xấu, nghịch cùng sự dạy dỗ mà anh em đã nhận. Phải tránh xa họ đi. Vì những kẻ đó chẳng hầu việc Đấng Christ, Chúa chúng ta, song hầu việc cái bụng họ, và lấy những lời ngọt ngào dua nịnh dỗ dành lòng kẻ thật thà”

6/ Luân lý bại hoại:   II Timo 3:1-5

“Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi “

7/ Cố chấp ,cứng lòng, không ăn năn

 Mathiô 18: 15-17

“ Nếu anh em ngươi phạm tội cùng ngươi, thì hãy trách người khi chỉ có ngươi với một mình người; như người nghe lời, thì ngươi được anh em lại. Ví bằng không nghe, hãy mời một hai người đi với ngươi hầu cứ lời hai ba người làm chứng mà mọi việc được  chắc chắn. Nếu người không chịu nghe các người đó, thì hãy cáo cùng cùng Hội thánh, lại nếu người  không chịu nghe Hội thánh, thì hãy coi như kẻ ngoại và kẻ thâu thuế vậy

  CÁC BƯỚC LUẬN TỘI : 3 bước

 Đó là 7 trường hợp Kinh thánh cho phép Hội thánh địa phương được kỷ luật. Nhưng trước khi công bố kỷ luật, ra cáo trạng,  Hội thánh cũng phải tiến hành luận tội theo trình tự Ma-thi-ơ đoạn 18 : 15-18

-Bước thứ nhất :

“ Nếu anh em phạm tội cùng ngươi, thì hãy trách người khi chỉ có với một mình người” (câu 15)

Trước khi đến nói phải cầu nguyện, mong anh em mình mở lòng ăn năn, muốn anh em mình tốt hơn.

Không phải đến nói để chỉ tội cho sướng bản ngã, có cơ hội trả thù.

-Bước thứ hai :

“ Nếu người không nghe, hãy mời một hay hai người đi với ngươi, hầu hai, ba người làm chứng, để mọi việc được chắc chắn” (câu 16)

Phải mời người thuộc linh, người có ơn giải hòa. Không phải chọn người có mối cựu thù để cùng một phe đến tố cáo tội lỗi; làm cho đủ thủ tục luận tội ( bức cung)

-Bước thứ ba :

“ Nếu người không khứng nghe, thì hãy cáo trách cùng Hội thánh, và coi họ như kẻ ngoại, người thâu thuế” (câu 17)

Thời gian cho cả ba bước tối thiểu phải một năm. Trong một năm đó Hội thánh phải cầu thay cho họ trong sự cưu mang, yêu thương, quặn thắt, mong họ ăn năn , từ bỏ tội lỗi.

Dĩ nhiên Chúa đồng công với Hội thánh khi Hội thánh đó đi đúng đường lối Chúa. Nhiều hệ phái ngày nay, ứng dụng dứt phép thông công, ra văn bản ngưng chức, đuổi khỏi giáo hội; nhưng Chúa không trói hay mở theo yêu cầu của giáo hội, thậm chí ngược trở lại. Họ đã dứt phép thông công người của Chúa, như các vua giết những tiên tri của Đức Chúa Trời; Giáo Hoàng tuyên án tử hình Martin-luther. CM&A cách chức Ms Tứ, Ms Mai, Ms Lạc… Chúa không bênh vực CM&A mà lại xức dầu cho các Mục sư bị nạn.

Cũng nói thêm, các trường hợp kỷ luật trên chỉ áp dụng cho các con cái Chúa trong Hội thánh địa phương.

Đặc biệt, đối với Mục sư Quản Nhiệm Hội thánh, nếu có phạm tội thì phải cầu thay bền đổ, góp ý, nhưng không được kỷ luật mà hãy để Chúa kỷ luật họ .( Đa vít không thể kỷ luật vua Sau lơ, con không thể kỷ luật cha, tín đồ không thể kỷ luật Mục sư là cha thuộc linh của mình). Nếu có bất mãn, bất tín nhiệm Mục sư Quản nhiệm của mình vì cớ tội lỗi, chúng ta có thể không sinh hoạt trong Hội thánh đó nữa, nhưng không được sỉ nhục, chà đạp, xúc phạm họ.

Có câu chuyện một Mục sư tại một địa phương nọ, phạm tội tà dâm với tín đồ. Thế là các Hội thánh địa phương khác thay nhau đến cáo trách, lên án, sỉ nhục thậm tệ. Tuần sau lập một phiên tòa xét xử, rồi tuyên án vô hiệu hóa chức Mục sư và dứt phép thông công với anh em.

Hậu quả, người đó không ăn năn được, gia đình : vợ, con lại tan nát; thế gian chê cười…

Chúa kêu gọi người đó làm Mục sư chăn bầy, Chúa chịu trách nhiệm cuộc đời họ. Hội thánh chỉ được quyền cáo trách tội lỗi, nhưng không có quyền cách chức, hay dứt phép thông công Mục sư. Ví dụ : Nếu Bố tôi phạm tội trọng, chúng tôi họp các con vô hiệu hóa cha tôi, đuổi cha tôi ra khỏi nhà sao ?!

Trong Hội thánh tôi, không thiếu tội tà dâm ngoại tình. Chúng tôi kêu gọi họ ăn năn trước Chúa và Trưởng lão; không bảo họ ăn năn tội này trước Hội thánh, vì không đem lại sự gây dựng, mà mang lại sự vấp phạm.

Mục đích của sự ăn năn là đem lại sự gây dựng cho chính bản thân họ và cả Hội thánh.

Có một Mục sư rất được Hội thánh tôn trọng, một hôm ông khai trước Hội thánh đã ” ăn cơm trước kẻng với vợ mình” . Cả Hội thánh vấp phạm, có người không còn tôn trọng Mục sư nữa. Có những tội không liên quan đến Hội thánh thì không cần phải ăn năn trước Hội thánh. Tuy nhiên, có những tội Mục sư phạm  có liên quan đến Hội thánh và làm nhiều người vấp phạm ( tham nhũng tiền Chúa, con cái hư hỏng, hung dữ, nghiền rượu v.v… ) thì Mục sư cũng cần phải ăn năn trước Hội thánh để được tái sự xức dầu chức vụ ( như Đa vít đã ăn năn trước hội chúng Y sơ ra ên về tội tà dâm, giết người và được tha thứ, ban ngôi nước vững bền cho ông ).

IX/ NGƯỜI GIÀ, GÓA TRONG HỘI THÁNH

Người già neo đơn, góa phải ngoài 60 tuổi, trung tín, yêu mến Chúa, không con cháu nương tựa, Hội thánh phải chăm sóc họ cho đến khi về với Chúa.

I Tim 5: 3, 9,10

“ Hãy kính những người đàn bà góa thật là góa….Cho được ghi tên vào sổ  đàn bà góa thì người đàn bà phải đủ 60 tuổi, vốn chỉ có 1 chồng mà thôi, phải là người được tiếng khen vì việc phước đức mình như đã nuôi con cái, đãi đằng khách lạ, rửa chân thánh đồ, cứu giúp kẻ khốn nạn và làm đủ các việc phước đức”

Đây là thách thức đức tin cho Lãnh đạo Hội thánh. Chúng ta có dám thực hiện mạng lịnh này không?

 

PHẦN D/          HI THÁNH VI CHÍNH QUYN

Khi nói uy quyền (authority) là đặc quyền Chúa ban cho, chúng ta chỉ vâng phục vô điều kiện. Nếu chống lại phải lãnh hậu quả.

Về phương diện chính trị, an ninh xã hội thì Hội thánh cũng là tổ chức trong một một quốc gia. Hội thánh phải được bảo vệ an ninh và cũng phải như là một công dân, phải tuân thủ hiến pháp và luật pháp của chế độ hiện hữu.

Kinh thánh cũng minh định rõ trách nhiệm của Hội thánh đối với nhà cầm quyền và nhà cầm quyền đối với Hội thánh.

Rô ma 13: 1, 4

“ Mọi người phải vâng phục nhà cầm quyền; vì chẳng có thẩm quyền nào không đến từ Đức Chúa Trời; các nhà cầm quyền hiện có đều do Đức Chúa Trời chỉ định….

 Họ là đầy tớ ( chấp sự) của Đức Chúa Trời để làm ích lợi cho bạn”

Một số nhà thần học hiện đại không biết đã cố tình hay thiếu hiểu biết, họ đã cượng giải vấn đề này. Họ nói chế độ Cộng sản và Hồi giáo là Sa-tan, là rồng đỏ; phải chống lại, phải tiêu diệt…..

Tôi có dịp gặp những nhà thần học đó. Tôi hỏi ? Ai cấp giấy xuất cảnh  cho Mục sư đi nước ngoài? Khi Mục sư gặp ăn cướp, Mục sư cần đến ai? Sao Mục sư xin tư cách pháp nhân? Mục sư nhờ rồng đỏ xử kiện tranh chấp đất đai…..Đúng như dân gian có câu “ vừa ăn cướp vừa la làng”

Nếu chính quyền Cộng sản là Sa-tan, rồng đỏ thì trách nhiệm chính để trừng phạt họ là Đức Chúa Trời, vì chính Ngài bổ nhiệm cho phép họ  làm lãnh đạo.

Hội thánh phải nhất quán: nhà cầm quyền là chấp sự của Chúa, rồi mới tin và vâng phục.

1/ Những điều Hội thánh phải vâng phục nhà cầm quyền

Nói chung, Hội thánh phải vâng phục nhà cầm quyền các vấn đề như : phải nộp thuế, phải thi hành nghĩa vụ quân sự, luật lệ giao thông, an ninh trật tự….

“ Ấy cũng bởi các lẽ đó anh em phải nộp thuế, vì các quan quyền là đầy tớ của Đức Chúa Trời, hằng giữ các việc ấy”.

 Ro 13:6

Chính quyền chúng ta chưa bắt các tu sĩ khai thuế, đóng thuế thu nhập cá nhân là điều không bình đẳng trước pháp luật; các tu sĩ cũng miễn nghĩa vụ quân sự, cũng là điều bất công với bao thanh niên khác.

Tu sĩ cũng chỉ là một công dân; họ không phải là siêu công dân, được hưởng các đặc quyền đặc lợi phi hiến pháp.

2/ Những điều Hội thánh không vâng phục

Khi nhà cầm quyền bắt bớ Hội thánh: cấm Hội thánh nhóm lại, cấm giảng đạo, bắt phải thờ lạy hình tượng, hay đi biểu tình hoan hô ,đả đảo hay buộc phải tham gia đảng phái chính trị. Chúng ta sẽ không vâng phục điều này. Phi e rơ Giăng ngày xưa đã công bố :

Nhưng Phi e rơ và Giăng trả lời: “ Xin các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng?” Công vụ 4: 19

Nhưng chúng ta không chống lại bằng bạo lực hay biểu tình đả đảo. Hội thánh là yêu thương, yêu hết mọi người, yêu cả kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho người bắt bớ mình vô cớ. Hội thánh đầu tiên đã làm gương cho chúng ta. Chính quyền La-mã bắt bớ dữ tợn, giết hại Hội thánh đủ mọi cách: lập giàn hỏa, cho sư tử ăn, ném đá đến chết…. Hội thánh không một lời rủa sả, chống đối, chỉ tản lạc trốn chạy; vừa chạy loạn vừa  truyền giáo tiếp tục để cứu người. Ê tiên bị ném đá đến chết nhưng không hận thù mà còn cầu nguyện xin Chúa tha thứ cho họ, cứu họ vì họ làm những điều họ không biết. Họ vâng phục chính quyền La-mã cho đến chết; khác vâng phục nhà cầm quyền để chối bỏ lời Chúa.

Năm 1992 khi tôi còn ở nhà tù số 4 Phan đăng Lưu. Một chấp pháp công an bắt bẻ tôi: Tại sao tôi giảng Phúc âm trái phép , không vâng phục nhà cầm quyền như Kinh thánh đã nói?

Tôi trả lời: tôi đang vâng phục nhà cầm quyền, mặc dù nhà cầm quyền bắt tôi không một mảnh giấy tuyên án; tôi vui vẻ đi tù không một lời kiện cáo, chống đối rủa sả. Hàng đêm tôi vẫn cầu nguyện cho nhà cầm quyền, tôi yêu thương họ, gia đình họ, mong họ nhận biết Đức Chúa Trời để nhận sự tha thứ và cứu rỗi.

Chúng ta không yêu thương họ, thì làm sao họ trở lại với Chúa được. Một số nhà Thần học, Mục sư chưa được tái sinh, đang chống lại nhà nước Cộng sản, cũng như Hồi giáo cực đoan; vì xem họ là Sa-tan, là rồng đỏ là một sự sai lầm rất lớn. Họ nói theo cái bụng của họ, hoàn toàn phi Kinh thánh.

Kẻ thù của Hội thánh là ma quỷ, tội lỗi và thế gian  (tham mê của mắt, tham mê xác thịt và kiêu ngạo của đời). Còn tất cả loài người đều mang hình ảnh Đức Chúa Trời, Hội thánh phải cưu mang, mong họ được cứu.

Giô-sép vâng phục chủ, làm việc rất tốt , nhưng không bao giờ chối bỏ đức tin , vẫn kính sợ Đức Chúa Trời dù trong những lúc chịu thử thách, bị áp lực nhất.

Đa-ni-ên hướng về đền thánh cầu nguyện để sẵn sàng vào hang sư tử. Ba bạn Hê-bơ-rơ chấp nhận vào lò lửa hừng, không chịu thờ tượng bằng vàng của vua. Chấp sự Ê-tiên chịu chết bởi những viên đá của Sau-lơ rồi cầu nguyện “ Xin tiếp lấy linh hồn con… xin đừng đổ tội này cho họ “ Công vụ 7:60

Do đức tin còn yếu đuối, sự hiểu biết còn non trẻ; chúng ta chưa yêu được người chống đối, kẻ đáng ghét.. Hãy cầu nguyện Chúa thêm sức để yêu được họ : đó mới thật sự là Tin lành của Chúa Jesus.

Hội thánh chân thật của Chúa : không hoan hô cũng không đả đảo bất kỳ ai! Vì Chúa không muốn chúng ta tôn vinh con người nào, cũng như không muốn chúng ta rủa sả con người nào . Tất cả con người chỉ là tội nhân trước mắt của Đức Chúa Trời nên có gì đâu mà tôn vinh, thần tượng con người. Tuy nhiên, Chúa cũng rất yêu tội nhân, không muốn ai bị chết mất nên Hội thánh cũng phải yêu hết mọi người. Hơn 38 năm qua, các Hội thánh chân chính của Chúa không có mặt trong các cuộc Mít-ting, biểu tình là vậy.

Nhưng Ta bảo các con: hãy thương yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con để các con được trở nên con của Cha các con ở trên trời, vì Ngài khiến mặt trời mọc lên chiếu sáng kẻ gian ác lẫn người lương thiện, ban mưa cho người công chính lẫn người bất chính”.  Ma thi ơ 5: 44-45

3/ Hội thánh có tham gia chính trị không ?

Cá nhân trong Hội thánh, họ là một công dân được quyền tham gia các tổ chức chính trị họ muốn. Còn Hội thánh và các chức vụ như Sứ đồ, Mục sư thì phải nói không.

Có một nhà báo phỏng vấn Billy Graham – nhà truyền giáo Hoa kỳ nổi tiếng giữa thế kỷ 20 : Nếu ông ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ chắc sẽ thắng.

Ông trả lời: “ Sao ông hạ thấp chức vụ tôi. Tôi đang làm chức Tế lễ thánh – là Khâm sai của Đức Chúa Trời không lớn hơn Tổng thống Mỹ sao” !

Trước đây, do lòng tốt của nhà nước, muốn các tôn giáo lớn, phải có chức sắc đại diện vào quốc hội. Họ thuyết phục Mục sư CM&A ‘Khứu anh Tuấn’ ra tham gia tranh cử đại biểu quốc hội. Cuối cùng Chúa cũng cho rớt!

Một Mục sư Tổng quản nhiệm khác, học lực 12/12 lại liều mình ra tranh cử đại biểu quốc hội. Chúa đã cho rớt đài từ lần đầu hiệp thương cấp tổ dân phố; thật đáng tội nghiệp!

Một vết đen còn lại, đó là CM&A đã không theo gương cụ Hội trưởng Lê-văn-Thái từ chối thành lập Tin lành yêu nước, Tin lành cứu quốc của Chủ tích Hồ chí Minh. Các vị đã bắt Chúa mang hàm, đeo lon làm tuyên úy Tin Lành; lập Nha Tuyên úy Tin lành cho giống các tôn giáo ngoại khác. Phải trả giá quá đắt rồi!

4/ Chống lại nhà cầm quyền là chống lại Chúa
Sách Truyền đạo cũng đã xác tín “ Phải kính trọng vua”

Truyền đạo 8: 2-4 ( bản truyền thống hiệu đính)

“Ta khuyên phải tuân giữ lệnh vua truyền, vì Đức Chúa Trời có thề hứa với vua . Đừng vội rời khỏi vua, cũng đừng dự vào âm mưu chống lại vua, vì vua có toàn quyền mình muốn. Lời vua có thẩm quyền tuyệt đối, ai dám hỏi vua rằng: “ Bệ hạ làm gì vậy?”

Sứ đồ Phao lô cũng đã xác tín : Rô ma 13: 2

Cho nên ai chống đối nhà cầm  quyền  là chống lại mệnh lệnh  Đức Chúa Trời đã lập; và những người làm như vậy chuốc lấy sự phán xét cho mình”

Có người nói: Nếu nhà cầm quyền sai trật, độc tài, tham nhũng, thối nát; chúng ta cứ ngồi yên chờ thời ư ?!

Đức Chúa trời thiết lập họ; Ngài cũng có quyền truất phế họ. Việc đứng hay ngã, tồn tại và diệt vong như thế nào là trách nhiệm của Chúa. Chúng ta là Hội thánh chỉ lo thuộc linh, không đấu tranh với thịt và huyết;  con người với con người. Chúa không dùng Hội thánh để lật đổ đế quốc La mã hay chủ nghĩa Cộng sản ( khối va-sô-vi)

“Đức Chúa Jesus phán: Hãy theo Ta, để kẻ chết chôn kẻ chết của họ”. Mat 8: 22

      Ngày 27 tháng 12 năm 2013

Mục sư Nguyễn Duy Thắng

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.