MỤC ĐÍCH TRƯỜNG CỬU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI- Phần II : Chương Trình Cứu Chuộc – Chương I : Thời kỳ ân điển hạn chế

PHẦN HAI:                                                       CHƯƠNG TRÌNH CỨU CHUỘC

                                                                                          TRONG  CHÚA  JÊ-SUS                                                                                                    

Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng toàn thiện, Ngài hoàn thiện chương trình cứu chuộc nhân loại từ trước buổi sáng thế và tể trị cả hoàn vũ cho đến cỏi đời đời. Ngài là Đấng toàn tri : biết trước mọi sự , chu toàn mọi sự mọi sự.

Trước khi tạo dựng Adam; tôi tin Chúa đã biết trước những gì sẽ xãy đến ; Ngài  dự bị chương trình giải cứu cho mọi tình huống. Ngài cũng đã dự phòng mọi kế hoạch tốt nhất cho ý định tốt lành đời đời của Ngài.

Chương trình Đức Chúa Trời không phải là biện pháp tình thế như nhiều nhà giải kinh lấy sự khôn ngoan để luận Đức Chúa Trời.

Kinh thánh chỉ ký thuật lại sự kiện xãy ra; kinh thánh không diễn tả hết được bổn thể Ngài – sự toàn tri Ngài và các lẽ mầu nhiệm siêu việt nữa. Hiểu được điều này, chúng ta mới thầu hiểu chương trình cứu chuộc xuyên suốt lịch sử nhân loại.

Xuyên suốt lịch sử loài  qua Kinh thánh, chúng ta khám phá chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời là một tiến trình tiệm tiến. Khởi sự từ khi Adam phạm tội (sáng thế ký đoạn 3:15) và sẽ kết thúc sau 1000 năm bình an, rồi tiến tới trời mới đất mới- Giê-ru-sa-lem mới.

Chúng ta đọc cựu ước thấy có rất nhiều chuyện , nhiều nhân vật hấp dẫn, bi hùng, ly kỳ như  chuyện phim trinh thám, như truyện Tàu nhiều tập.

Vâng, phải xem tập cuối mới thấy được sự khôn ngoan, toàn năng, nhân từ, công nghĩa thánh khiết của Ngài. Ngài vĩ đại trên cả vĩ đại của vũ trụ bao la.

Không nên lấy một sự kiện, một nhân vật, một sách, một giai đoạn, một quốc gia để luận về Ngài. Ngài là mọi sự trên mọi sự- phải vâng phục đường lối Ngài mà thôi

Ê-sai và Giê-rê-mi đã nói nhiều về sự toàn tri của Chúa.

 “… đường lối Ta không phải đường lối các ngươi… các tấng trời cao bao nhiêu thì đường lối Ta cũng cao hơn các ngươi bấy nhiêu” Ê sai 55: 8-9

Đức Chúa Trời không có ý niệm thời gian hay không gian. Mọi sự xảy ra trước mắt Chúa như tia chớp chóng qua. Sáu ngàn năm lịch sử nhân loại như ngày hôm qua vừa mới qua. Một ngày giống ngàn năm, ngàn năm giống một ngày.

Kinh thánh chia chương trình của Chúa hai thời kỳ :

Ân điển hạn chế và ân điển trọn vẹn.

 Chương I:       THỜI KỲ ÂN ĐIỂN HẠN CHẾ   ( THỜI CỰU ƯỚC 4000 NĂM )

1. Thời kỳ lời hứa : sáng 3:15 đến Nô-ê 1600 năm TC

2. Thời kỳ lương tâm : Nô-ê 400 năm TC

3. Thời kỳ Áp-ra-ham : Vương quốc Y-sơ-ra-en , từ năm 2000 TC

4. Thời kỳ Luật pháp 10 điều răn : Môi-se

5. Thời kỳ chinh phục Ca-na-an : Giô-suê

6. Thời kỳ sa-bại : các quan xét

7- Thời kỳ các vua  : 1300 năm  TC

8- Thời kỳ bị phu tù qua A-si-ri và Ba-by-lôn

9- Thời kỳ trùng tu

Sau khi Adam phạm tội, Đức Chúa Trời đã có chương trình cứu chuộc. Chương trình này biểu hiện xuyên suốt qua mọi thời đại.

Chúa Jesus là trung tâm của chuong trìn cứu chuộc, và Ngài cũng là trung tâm lịch sử nhân loại. Ngài là sợi chỉ điều xuyên suốt từ cựu ước đến hết tân ước, tận cõi vĩnh hằng.

Tại sao tôi  gọi thời kỳ cựu ước là thời kỳ ân điển hạn chế? Lý do thời cựu ước Ngài chỉ cứu giới hạn một số người, hay chỉ dành cho  dân tộc Y-sơ-ra-en.

Suốt lịch sử 4000 năm, Chúa Jesus mang hình bóng qua các nhân vật trong cựu ước.

Tôi tạm chia cựu ước làm 9 thời kỳ ; mỗi thời kỳ đại diện là một con người đặc trưng,  mục đích để dễ nhớ.

1/ Thời kỳ lời hứa:  từ Sáng 3:15 đến Nô-ê 1600 năm TC

Sau khi Adam phạm tội, chịu phán xét nghiêm minh; nhưng vì lòng xót thương của Đức Chúa Trời, Ngài có chương trình cứu chuộc cho Adam và loài người.

“  Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ,dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy,còn mầy sẽ cắn gót chân người” Sáng 3:15

Đây là lời hứa, lời hứa đầu tiên, cũng là giao ước đầu tiên và đời đời của Đức Chúa Trời cho loài người.

 “  21 Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng A-đam, và mặc lấy cho”  Sáng 3: 21

Da thú ở đây từ con Chiên, là hình bóng Chúa Jesus.” Chiên Ta đã bị giết từ buổi sáng thế”.

Ngài là Đấng toàn năng , biết trước ;  Đấng Di-rê dự bị đáp ứng mọi nhu cầu cho mọi người, cho mọi hoàn cảnh. Chúa biết trước Adam sẽ phạm tội, nhưng Ngài tôn trọng quyền tự do đã ban cho  con người.

Chúng ta suy gẫm về giòng dõi người Nữ ?

Trong kinh thánh chỉ nói giòng dõi người trưởng nam. Ở đây một trường hợp duy nhất, ngoại lệ  nói về giòng dõi người Nữ.

Ý nghĩa giòng dõi người nữ thật sự được sáng tỏ sau khi Chúa phục sinh,  Hội thánh Đức Chúa Trời khai sinh rồi mở rộng khắp thế gian; đông như sao trên trời như cát dưới biển.

Lời hứa này đã được ứng nghiệm; từ lời hứa cho đến khi Chúa Jesus giáng sinh gần 4000 năm.

Chúa Jesus giáng sinh vào lòng Mari bởi Đức Thánh Linh.  Dòng dõi của nàng chính là Chúa Jesus và các môn đồ Chúa Jesus (Hội thánh của Đức Chúa Trời). Một con người sinh ra không phải bởi loài người.

Đức Chúa Trời ( Chúa Jesus ) giáng thế làm con người để biến con người thành Đức Chúa Trời con (con Đức Chúa Trời- tiểu Thượng Đế), làm nên giòng dõi thánh, đồng kế tự Đấng Christ

17 Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài. » Ro 8 : 17

Tiên tri Ê-sai giải thích sự kiện này

3 Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì.

10 Đức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng » Ê-sai 3, 10 

Có thể khẳng định lịch sử nhân loại bắt đầu từ lời hứa của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời chỉ thực hiện công bình thôi, thì Adam đã cùng chung số phận phán xét như Lu-ci-pher; không còn gì để bàn thảo.

Nếu không bởi lòng xót thương vô hạn của Chúa, Adam đã kết thúc sau khi ăn trái cấm. Bởi ân điển đó, mới có sự cứu chuộc, mới có chương trình cứu chuộc, mới còn bàn luận, suy gẫm… con người mới tồn tại, để  lịch sử nhân loại nối tiếp những câu chuyện tội lỗi và  đường lối cứu chuộc trong Chúa Jesus.

Sáng thế ký từ đoạn 1 cho đến đoạn 11 là một bức tranh đen tối. Tội lỗi  Adam và hậu tự trở nên cực ác vô phương cứu chữa. Đức Chúa Trời phải kết thúc bằng trận đại hồng thủy

Tất cả, tất cả là hậu quả sự bất tuân, bội nghịch; do tác dụng  của trái cây biết điều thiện điều ác.

Đến đoạn 12, là “ánh sáng cuối đường hầm”.

 2/ Thời đại lương tâm: Nô-ê

Từ thời  Adam cho đến hôm nay, thời gian chỉ vỏn vẹn khoảng 6.000 năm. Có thể nói, lịch sử loài người là diễn tiến chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời; lịch sử nhân loại đồng nghĩa với lịch sử của tội lỗi. Dân số loài người càng gia tăng thì tội lỗi gia thêm; tội lỗi càng gia thêm thì ân điển phải gia tăng.

Sáng thế ký đoạn 6 là bản cáo trạng của hậu quả trái cây biết điều thiện điều ác. Ngài phải thi hành án phạt “ hủy diệt loài người bằng nước”. Từ đoạn 7 đến đoạn 11 như “ánh sáng cuối đường hầm”. Kinh thánh cho chúng ta biết nguồn gốc ngôn ngữ với tháp Ba-ben

Đức Chúa Trời chỉ chọn lựa Nô-ê và gia đình . Nô-ê được ơn trước mặt Đức Chúa Trời; Nô-ê một người công chính, trọn vẹn.

Câu chuyện ông vâng phục Chúa đóng tàu trên núi 120 năm, giống câu chuyện huyền thoại Hy lạp.

Tại sao Đức Chúa Trời cứu Nô-ê và  sinh vật trong chiếc tàu ? Đây là khởi sự chương trình cứu chuộc; cũng là hình bóng phép  báp-tem bằng nước.

Phép báp tem này liên hệ đến lương tâm: cứu chuộc lương tâm. Trước đó lương tâm chỉ là màu đen, giờ Ngài chuyển thành màu xanh da trời. Khi Chúa Jesus đến, lương tâm sẽ chuyển thành màu trắng. Sứ đồ  Phi-e-rơ giải thích

20 tức là kẻ bội nghịch thuở trước, về thời kỳ Nô-ê, khi Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ đợi, chiếc tàu đóng nên, trong đó có ít người được cứu bởi nước,là chỉ có tám người. 21 Phép báp-têm bây giờ bèn là hình ảnh  của sựấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ”.  I Phi-e-rơ 3:20-21

Nô-ê và gia đình được cứu khỏi nạn hồng thủy. Ý nghĩa thuộc linh, Chúa cứu tâm linh (lương tâm thuộc tâm linh). Ngài phục sinh lại lương tâm, cứu lương tâm, để lương tâm  liên lạc lại với Thánh linh Chúa; biết kêu cầu Chúa , dâng sinh tế làm của lễ chuộc tội.

Từ đây Nô-ê và hậu tự  bắt đầu  dâng sinh tế làm của tế lễ và cầu khẩn danh Giê-hô-va.

Dĩ nhiên,  bản chất con người vẫn còn xấu xa, ô-uế, xác thịt.

Lương tâm được cứu, đồng nghĩa lương tâm cảm nhận được tội lỗi, biết xấu hổ khi phạm tội, hạn chế tội lỗi .

Ngài cũng ban cho loài người một hướng để giải quyết tội phạm : dâng sinh tế có huyết làm của lễ chuộc tội.

21 Đức Giê-hô-va hưởng lấy mùi thơm và nghĩ thầm rằng: Ta chẳng vì loài người mà rủa sả đất nữa, vì tâm tánh loài người vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ;Ta cũng sẽ chẳng hành các vật sống như Ta đã làm » Sáng 8 : 21.

 Ngài khôi phục lương tâm liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời”.Khôi phục lương tâmlà bước chuẩn bị cho các phương án cứu chuộc tiếp theo. 

Giao ước đầu tiên với loài người : Nô-ê

Sau cơn đại hồng thủy, Đức Chúa Trời nối tiếp chương trình cứu chuộc cho Nô-ê và nhân loại bằng những giao ước

a/ Sinh sản thêm nhiều và thống trị muôn vật

8 Đức Chúa Trời cũng phán cùng Nô-ê và các con trai người rằng: 9 Còn phần ta đây, ta lập giao ước cùng các ngươi, cùng dòng dõi các ngươi, 10 và cùng mọi vật sống ở với ngươi, nào loài chim,nào súc vật, nào loài thú ở trên đất, tức là các loài ở trong tàu ra, cho đến các loài vật ở trên đất. 11Vậy, ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa”  Sáng 9 : 8-11

   b/ Cái mống, dấu chỉ về sự giao ước nầy

12 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đây là dấu chỉ về sự giao ước mà ta lập cùng các ngươi, cùng hết thảy vật sống ở với các ngươi, trải qua các đời mãi mãi. 13 Ta đặt mống của ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của ta với đất.14 Phàm lúc nào ta góp các đám mây trên mặt đất và phàm mống mọc trên từng mây, 15 thì ta sẽ nhớ lại sự giao ước của ta đã lập cùng các ngươi, và cùng các loài xác thịt có sự sống, thì nước chẳng bao giờ lại trở nên lụt mà hủy diệt các loài xác thịt nữa. 16 Vậy, cái mống sẽ ở trên mây, ta nhìn xem nó đặng nhớ lại sự giao ước đời đời của Đức Chúa Trời cùng các loài xác thịt có sự sống ở trên đất. 17 Đức Chúa Trời lại phán cùng Nô-ê rằng: Đó là dấu chỉ sự giao ước mà ta đã lập giữa ta và các xác thịt ở trên mặt đất. . Sáng 9: 12-17

c/ Cho ăn thịt. cấm ăn huyết

3 Phàm vật chi hành động và có sự sống thì dùng làm đồ ăn cho các ngươi. Ta cho mọi vật đó như ta đã cho thứ cỏ xanh. 4Song các ngươi không nên ăn thịt còn hồn sống, nghĩa là có máuSáng 9: 3-4

Việc được ăn thịt và cấm ăn huyết là một giao ước, tồn tại cho đến ngày nay.

« 20 song khá viết thơ dặn họ kiêng giữ cho khỏi sự ô uế của thần tượng, sự tà dâm, sự ăn thịt thú vật chết ngột và huyết”.

Rất buồn một số hệ phái cho phép ăn huyết, thậm chí ăn cả tiết canh!

Thời đại nhân trị

Nô-ê đại biểu cho thời đại nhân trị; thời đại nhân trị đồng nghĩa với lương tâm trị.

Chúa ban uy quyền cho Nô-ê, người cha làm đầu để cai trị gia đình, quản trị xã hội và cả trái đất. Chế độ tộc trị (lãnh chúa) bắt đầu

Câu chuyện Ca-na-an bị rủa sả

Ngày đầu tiên khi đọc câu chuyện này, tôi không khỏi thắc mắc, tại sao Đức Chúa Trời đối xử bất công vậy?

Nô-ê bê bối, say sỉn, say đến nỗi trần truồng như một kẻ ô uế tội đồ,  tại sao Chúa lại bênh vực ông; Ngài bất công quá.

Cham – con trai Nô-ê – thấy cha say sỉn, lui âm thầm báo cho các anh em biết để giúp đỡ cha; cách đó cũng bình thường của người con.

Tại sao Nô-ê lại rủa sả Ca-na-an con trai Cham, không một chút xót thương, nhân từ. Ông quá tư dục, quá bất công ư ?

Sau này, Chúa cho tôi hiểu, đây là ý Chúa, là chương trình khôn ngoan, độc đáo, sâu nhiệm của Đức Chúa Trời.

Bản chất con người vốn gian ác, bội nghịch. Trái cây biết điều thiện ác, nó tiếp tục làm cho con người rối trí không phân định được đâu là thiện, đâu là ác theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Nó lý luận theo đúng sai, phải trái theo trái cây thiện ác; nhiều điều chống lại ý muốn Chúa.

Chúa dùng nghịch cảnh này, để nhấn mạnh uy quyền người cha đại biểu cho thời đại lương tâm : Vâng phục là chấp hành uy quyền, mệnh lịnh  vô điều kiện.

Nếu Nô-ê là người cha nhân từ, là tấm gương sáng thì đâu có chuyện gì để bàn. Phải vâng phục đấng bề trên vì cớ lương tâm ( Chúa đã khôi phục lương tâm)

Nô-ê đã rủa sả Ca-na-an để làm gương cho hậu tự

Nho giáo đã luật hóa điều này thành

“ Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung

           Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”

Vâng phục không có ý kiến đúng sai, phải trái.Trong tù, trong quân đội, trong sân cỏ; mọi người phải vâng phục vô điều kiện mệnh lệnh đấng chỉ huy. 

Câu chuyện đau lòng của hậu tự Nô-ê : tháp Ba-bên

Từ Adam đến đây gần 2000 năm, loài người đã sinh con đẻ cái rất nhiều. Con người thêm khôn ngoan, văn minh tiến bộ, biết lấy đất sét làm thành gạch thế cho đá, biết lấy sắt rèn lưỡi liềm.

Sự khôn ngoan tăng cấp số cộng, thì sự kiêu ngạo tăng cấp số nhân. Con người không cần Chúa nữa và công bố:

“ bàn tay ta làm nên tất cả, có khôn ngoan đất sét hóa thành tượng thần; phải thay trời làm mưa, ta làm thủy lợi cho trời biết tay; ta phải làm nữ Oa đội đá vá trời, cho Đức Chúa Trời biết ta là con người”.

Hiệp một, cố tình chọc giận Chúa, làm rạng danh loài người. Họ đã   phải lãnh hậu quả bị tan lạc khắp đất khi cố tình xây tháp Ba-bên tận trời để làm rạng danh.

3 Người nầy nói với người kia rằng:Hè! chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. — Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ. — 4 Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất”Sáng 11: 3-4

Một lần nữa Đức Chúa Trời phải thi hành án phạt.

8 Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất,và họ thôi công việc xây cất thành » Sáng 11: 8

Câu chuyện lịch sử 2000 năm tạm dừng ở đây. Hàng ngàn ngôn ngữ ra đời, hàng vạn chủng tộc bị phân chia. Loài người tản lạc khắp đất. Tội lỗi loài người rải đều từ hồn đến xác ; mỗi ngày mỗi gia thêm cho đến khi Chúa Jesus ra đời…

Ba dòng Sem, Cham, Gia-phết thông gia tạo thành nhân loại ngày nay.

Tóm lại :

Cuộc đời Nô-ê, Câu chuyện đóng tàu Nô-ê là một mắc xích trong chương trình cứu chuộc nhân loại. Chiếc tàu Nô-ê  còn nguyên vẹn, đúng kích thước như sáng thế ký đề cập. Chiếc tàu được khám phá vào thập niên 80 và hiện được UNESCO bảo vệ  trên núi Thổ Nhỉ Kỳ giáp biên với Nga.

Chương trình cứu chuộc loài người thật quá siêu việt. Sự công nghĩa, nhịn nhục yêu thương của Chúa cũng qúa sức suy tưởng loài người.

Đức Chúa Trời chọn lựa một người vừa ý Ngài; qua dòng Nô-ê sinh ra cho Ngài một Áp-ra-ham, rồi từ dòng dõi  Áp-ra-ham giáng sinh Chúa Jesus. Chúa Jesus là cuối cùng của ân điển.

3/ Thời kỳ Áp-ra-ham : vương quốc Y-sơ-ra-ên

Sáng thế ký từ đoạn 3 cho đến đoạn 6 bức tranh của mùa đông giá lạnh, đen tối. Đức Chúa Trời rất đau lòng, mệt mỏi, có lúc Ngài hối tiếc vì đã sinh ra loài người với bản chất xấu xa từ trong lòng mẹ.

Đến đoạn 7 -11 Đức Chúa Trời tìm được một con người “đàng hoàng nhất trong đám lộn xộn”, đó là Nô-ê

Đến đoạn 12, như ánh sáng cuối đường hầm; như con én báo hiệu mùa xuân. Đức Chúa Trời tìm được một con người Áp-ra-ham , con người của niềm tin vâng phục.

1 Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. 2 Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. 3 Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước »Sáng 12 : 1-3.

Không ai không thích được phước, phước ở đây lại từ miệng Đức Giê-hô-va. Bóng đêm của mùa đông giá buốc bất tận đã qua; kìa mùa xuân xanh tươi hy vọng đang đến cho Áp-ra-ham và toàn nhân loại.

Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã tìm được một người theo tấm lòng của Ngài. Áp-ra-ham sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có thuộc xứ Canh-đê. Ông cũng chỉ là một con người bình thường. Tổ phụ ông thờ tà thần

“Giô-suê nói cùng cả dân sự rằng:Giê-hô-va Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Tổ phụ các ngươi, là Tha-rê, cha của Áp-ra-ham, và Na-cô, thuở xưa ở phía bên sông, và hầu việc các thần khác”Giô-suê 24:2 

Áp-ra-ham được Chúa chọn, một con người bình thường trở nên phi thường chỉ bởi đức tin vâng phục.

Từ đoạn 12 cho đến hết sách Sáng thế ký, là những câu chuyện về Áp-ra-ham và hậu tự ông. Với 38 đoạn ký tự lại những câu chuyện của đức tin- đức tin trông cậy và đắc thắng.

Áp-ra-ham : là hình bóng Đức Chúa Trời ( sáng tạo vương quốc Y-sơ-ra-en)

Y-sác   : là hình bóng Jesus ( chịu chết, phục sinh )

Gia-cốp: là hình bóng Thánh linh ( nhịn nhục chịu khổ vì vương quốc)

Giô-sép : là hình bóng Em-ma-nu-en- Jesus phục sinh ( đem sự sống cho mọi người )

Tân ước thường nhắc lại “ Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham- Đức Chúa Trời của Y-sac- Đức Chúa Trời của Gia-cốp và Đức Chúa Trời của người sống”

Xuyên suốt cuộc đời Áp-ra-ham từ khi Chúa kêu gọi, tuổi ngoài thất thập. Cuộc đời ông là bản trường ca anh hùng với đủ mọi cung bậc. Đức Chúa Trời đã luyện ông như luyện bạc, thử như vàng.

Kết thúc ông trở nên nguồn phước cho toàn nhân loại. Đấng Cứu thế Jesus ra đời từ giòng dõi Áp-ra-ham.

Từ Áp-ra-ham cho đến khi Chúa Jesus ra đời là 2000 năm.

Riêng thời kỳ Áp-ra-ham cũng xảy ra những biến cố đặc biệt:

– Áp-ra-ham và vợ Sa-rai cùng người cháu là Lót, rời quê hương theo tiếng gọi Chúa.

– Bị đói kém, hai lần phải nói dối , suýt mất vợ

– Biến cố đau lòng : Lót chia rẽ ông

– Khải tượng hậu tự ông phải làm nô lệ cho Ai-cập 400 năm

– Vợ chồng ông nổ lực xác thịt cho ra đời Ích-ma-en: sự sai lầm cay đắng

– Y-sác ra đời : niềm vui khôn xiết

Từ Y-sác sinh Ê-sau và Gia-cốp. Gia-cốp sinh được 12 con trai là 12 chi phái tạo thành vương quốc Y-sơ-ra-en.

Câu chuyện cảm động nhất là cuộc đời Giô-sép là hình bóng Jesus- Em-ma-nu-en, Đức Chúa Trời ở giữa loài người, trong loài người, giải cứu  giòng tộc Áp-ra-ham, diệu kỳ hơn cả câu chuyện phim hành động. Chúa còn  thay đổi cả Đế quốc Pha-ra-ôn Ai-cập. Pha-ra-ôn phải kinh khủng và ngợi khen Giê-hô-va toàn năng.

Tóm lại, đúng như khải tượng Chúa đã truyền cho Áp-ra-ham

12 Vả, khi mặt trời vừa lặn, thì Áp-ram ngủ mê; nầy một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình người. 13 Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Phải biết rằng, dòng dõi ngươi sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp bốn trăm năm

 Sáng 15: 12-13.

Tại sao Chúa lại cho hậu tự ông xuống Ai-cập làm nô-lệ cho dân tộc không chịu cắt bì?  Đức Chúa Trời kỳ quá! Câu chuyện Adam đối diện với trái cấm lặp lại chăng? Ngài bày trò chơi chăng? Tâm trí chúng ta đủ mọi sự suy tư vớ vẩn.

Hiểu được điều này, chúng ta đã có được một chân bước vào vương quốc.

Bốn mươi năm trong đồng vắng, những cảnh lằm bằm oán trách, phản loạn, lập đảng trở về Ai-cập; là câu trả lời đầy thuyết phục tại sao Chúa cho dân Ngài, vốn cứng đầu cứng cổ phải được rèn luyện hơn 400 năm nô lệ.

Chúng ta biết Áp-ra-ham sinh ra từ đâu ? Quê hương ông đã làm gì cho Đức Chúa Trời?  Giô-suê đoạn 24:2

2 Giô-suê nói cùng cả dân sự rằng:Giê-hô-va Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Tổ phụ các ngươi, là Tha-rê, cha của Áp-ra-ham, và Na-cô, thuở xưa ở phía bên sông, và hầu việc các thần khác” Giô-suê 24:2

Cuộc đời của Áp-ra-ham và hậu tự ông là những câu chuyện trinh thám hấp dẫn, ly kỳ.  Đức Chúa Trời có đường lối cứu chuộc xuyên suốt: “môn đồ hóa”.

Chúa phải thay đổi tư duy Áp-ra-ham và biến đổi cuộc đời ông và hậu tự, xứng đáng là Cha thuộc linh của mọi dân tộc.

Muồn thay đổi phải dùng nghịch cảnh éo le : Y-sơ-ra-en phải làm nô lệ 400 năm cho dân ngoại Pha-ra-ôn. Phải thử thách tôi luyện như lửa luyện bạc vàng. Hầu hết con cái Chúa vấp phạm điều này.

Trong 400 năm nô-lệ cho Ai-cập. Chúa đã làm 10 phép lạ hành hạ Pha-ra-ôn – dân Ai-cập,  như chưa từng làm cho loài người.

Chúa binh vực, chúc phước dân Ngài; sau đó  Chúa bù lại của cải nhiều bội phần hơn. Họ ra khỏi Ai-cập trong vinh quang và giàu có.

  4/ Thời kỳ luật pháp Môi se :  Xuất Ai cập

Thời đại lương tâm của Nô-ê chỉ giới hạn cho gia đình hay từng bộ tộc. Uy quyền của lương tâm thuộc về cha mẹ ( tứ thân phụ mẫu) hay gia trưởng- tộc trưởng.

Lương tâm loài người không đủ sức để biền biệt được các loại tội phạm đang tăng dần hàng  ngày. Lương tâm không đủ sức răn đe, hạn chế tội lỗi.

Tội lỗi con người mỗi ngày thêm nhiều, thêm tinh vi.” Lương tâm không bằng lương tháng; lương tháng gia thêm lương lẹo!”. Lương tâm phải nhường chỗ cho luật pháp.

Đến thời điểm Đức Chúa Trời ban cho loài người một bản luật pháp để quy định từng loại tội phạm và có biện pháp chế tài.

Luật pháp bổ túc cho lương tâm tốt hơn.

Đức Chúa Trời ban 10 điều răn và các luật lệ khác trong 2 sách Lê-vi và Phục truyền luật lệ ký.

* Môi-se và hành trình ra khỏi Ai-cập. 

Sự ra đời của Môi-se là sự hiện diện của một vĩ nhân, của một con người mang hình ảnh của Đức Chúa Trời chí cao-vĩ đại.

Cuộc đời Môi-se là bản bi hùng ca hòa lẫn anh hùng ca. Ông không chỉ cứu dân tộc Do-thái ra khỏi nhà nô lệ Ai-cập; mà Môi-se còn để lại một công trình khoa học vĩ đại, bí ẩn là công trình “kim tự tháp”

Môi-se là trước giả 5 sách ngũ kinh : Sáng thế ký, Xuất Ê-díp-tô, Lê-vi ký, Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký.

Ngay tự nghĩa Môi-se (ra khỏi nước: out of water), nói lên ý nghĩa thuộc linh : Môi-se được cứu ra khỏi nước, giống như Nô-ê.

Phép báp-tem bằng nước của Nô-ê và Môi-se là chương trình cứu chuộc xuyên suốt của Đức Chúa Trời; cho đến khi Giăng Báp-tít làm Báp-tem bằng nước cho Chúa Jesus và cho dân Y-sơ-ra-en trong đồng vắng.

Cuộc đời Môi-se từ lúc hoài thai cho đến khi ra đời đều nằm trong tay Đức Giê-hô-va. Ông được cứu sống, vào làm con nuôi của gái công chúa Pha-ra-ôn. Môi-se con người thật quá diệu kỳ!

Công Chúa Pha-ra-ôn vớt ông từ đám lao sậy, nhận cậu bé làm con nuôi, và đặt tên Môi-se.

Một phép lạ khác, chính mẹ ruột của Môi-se được công chúa bảo đem đứa bé về nuôi, khi khôn lớn sẽ dẫn vào cung cho công chúa.

Môi-se được hưởng một nền giáo dục theo tiêu chuẩn hoàng gia.

40 năm ở cung vua, Pha-ra-ôn chuẩn bị Môi-se kế thừa ngôi vương Pha-ra-ôn – đế quốc Ai- cập đương thời.

Môi-se thông minh vốn sẵn từ trời , văn võ song toàn, chính trị gia thiên tài xuất chúng “ thông thiên đạt địa”. Môi-se được hưởng những gì tốt nhất của thế gian.

Lớn lên Môi-se đối diện sự thật quá đau lòng : dân tộc ông đang làm nô lệ cho Ai-cập…. Môi-se thay đổi tư duy 180 độ: chỉ muốn giải cứu dân tộc Do-thái ra khỏi nhà nô lệ Ai-cập mà thôi.

* Hai lần giải cứu thất bại

11 Vả, đương lúc đó, Môi-se đã lớn khôn rồi, ra đi đến cùng anh em mình, xem thấy công việc nhọc nhằn của họ; cũng thấy một người Ê-díp-tô đánh một người Hê-bơ-rơ trong vòng anh em mình, 12 ngó quanh quất chẳng thấy ai, bèn giết người Ê-díp-tô đem vùi trong cát.  13 Qua ngày sau, Môi-se đi ra nữa,thấy hai người Hê-bơ-rơ đánh lộn, bèn nói cùng người có lỗi rằng: Sao ngươi đánh người đồng loại mình? 14 Nhưng người đó đáp rằng: Ai đặt ngươi làm vua, làm quan án cho chúng ta? Có phải muốn giết ta như đã giết người Ê-díp-tô kia chăng? Môi-se sợ, nói rằng: Chắc thật,việc nầy phải lậu rồi. 15 Pha-ra-ôn hay việc đó, thì tìm giết Môi-se; nhưng người trốn đi khỏi mặt Pha-ra-ôn, dừng chân tại xứ Ma-đi-an, và ngồi gần bên một cái giếng”

 Xuất 2: 11-15

Môi-se yêu nước, Môi-se nỗ lực muốn dùng khôn ngoan riêng, sức mạnh riêng, công bình riêng để giải cứu dân tộc ông ra khỏi nô lệ Ai cập.

Chúa cho ông bài học: không có khả năng tự cứu. Chúa phải  cứu ông thoát chết khỏi tay Pha-ra-ôn.

Chúa đưa ông vào đồng vắng, chịu làm kiếp ở rể 40 năm với người vợ ngoại đạo “ chằng ăn trăn quấn”, phải kết hôn bất đắc dĩ với con gái thầy tế lễ ngoại đạo Giê-trô.

40 năm chăn chiên, chăn vợ; 40 năm sống chui nhủi của kiếp ở rể, trốn lệnh truy nả của Pha-ra-ôn.

Có lẽ không còn ngôn từ nào diễn tả hết được nỗi đau đớn tột cùng của một nhân tài- một chí sĩ yêu nước thương nòi. Cuộc đời Môi-se tưởng như sống mòn với bầy chiên trong đồng hoang, nắng cháy.

Tháng qua tháng, năm lại qua năm; mỗi ngày như mọi ngày, bạn hữu là người vợ “nắng không ưa, mưa không chịu; trời hơi dịu dịu lại nỗi chứng nhức đầu”. Niềm vui là bầy chiên; quê hương là gai gốc- thạch thảo cùng nắng cháy của sa mạc khô cằn.

Những kỷ niệm tiệc tùng xa hoa cung đình hoàng gia Pha-ra-ôn; những hình ảnh anh em nô-lệ, giờ cũng mòn mõi trôi theo tháng năm, cuốn theo chiều gió.

 * Bụi gai cháy

Ở sa-mạc gai là điều thường gặp hằng ngày của Môi-se. Cây cháy, rừng cháy, bụi gai cháy là việc thường ngày của sa-mạc.

Một ngày đẹp trời, Môi-se tình cờ thấy bụi gai cháy, cháy mãi không tàn tại núi Hô-rếp.

Môi-se tò mò tẻ bước qua xem chơi. Thiên sứ của Đức Chúa Trời hiện đến, tình cờ từ trong bụi gai, lời Chúa phán cùng ông:

6 Rồi Ngài lại nói: Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Môi-se liền che mặt, vì sợ nhìn đến Đức Chúa Trời.

7 Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Ê-díp-tô, và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, ta biết được nỗi đau đớn của nó. 8 Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người” Xuất 3: 6-8

Môi-se không tin đây là sự thật, tưởng là giấc mơ. Môi-se gợi nhớ Pha-ra-ôn truy nả ông. Pha-ra-ôn là đế quốc binh hùng, tướng mạnh. Nỗi sợ hãi ngập tràn lòng ông.

Môi-se lý luận với Ngài, cố nén lòng, không còn giám nghĩ đến chuyện dòng tộc, quê hương , không còn thơ mộng là chùm khế ngọt, hay lũy tre làng gì hết. Môi-se chỉ biết, sống  chăn chiên cùng  hai quý tử với một người vợ đau hơn sự chết.

Môi-se rất sợ lời kêu gọi- sợ khải tượng…

11 Môi-se bèn thưa rằng: Tôi là ai, dám đi đến Pha-ra-ôn, đặng dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô?“ Xuất 3: 11

Đức Chúa Trời động viên an ủi và ban cho ông cây gậy quyền năng và cả người anh ruột A-rôn,  theo làm phát ngôn viên cho ông.

15 Đức Chúa Trời lại phán cùng Môi-se rằng: Ngươi sẽ nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy đó là danh đời đời của ta,ấy sẽ là kỷ niệm của ta trải qua các đời” Xuất 3: 15.

Giao ước năm xưa của tổ phụ Áp-ra-ham- Y-sác – Gia-cốp gợi lại, đến gần với Môi-se.

40 năm đồng vắng, thân- hồn- linh ông bây giờ được báp-tem bằng lửa trong bụi gai cháy. Môi-se đang được đổi mới, bắt đầu cuộc hành trình mới. Môi-se trở thành đại lãnh tụ có một không hai của tuyển dân Đức Chúa Trời. 

 * Đức Chúa Trời làm phép lạ cho Môi-se xem

40 năm trong đồng vắng, Môi-se đã biết mình là ai? Không còn nhiệt tình, hung hăng quá độ như ngày nào; không còn thấy chuyện bất bình, ra tay hào hiệp. Môi-se hôm nay rất dè giữ của con người thuộc linh.

1 Môi-se thưa rằng: Nhưng dân đó sẽ chẳng tin và chẳng vâng lời tôi, vì sẽ nói rằng: Đức Giê-hô-va chẳng có hiện ra cùng ngươi đâu. 2 Đức Giê-hô-va phán rằng: Trong tay ngươi cầm vật chi? Thưa rằng: Một cây gậy. 3 Phán rằng: Hãy ném xuống đất đi.Người bèn ném xuống đất, gậy hóa ra một con rắn; Môi-se chạy trốn nó. 4 Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Hãy giơ tay ngươi ra nắm đuôi nó. Người giơ tay ra nắm, thì nó hoàn lại cây gậy trong tay”Xuất 4: 1-4

Với cây gậy thần trong tay, Môi-se mới tin tưởng Đức Chúa Trời quyền năng tuyệt đối. Ngài thành tín  giao ước với tổ phụ ông

5 Đức Giê-hô-va phán rằng: Ấy để cho chúng nó tin rằng Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp, đã hiện ra cùng ngươi”  Xuất 4: 5 

* Chúa dạy Môi-se 

Đức Chúa Trời biết Môi-se cũng chỉ là con người, con người với tất cả những yếu đuối, hữu hạn thiếu tự tin… Chúa nhắc nhở ông lần cuối, “ông là ai”! Vâng, Ông cũng chỉ là tội nhân !.

6 Đức Giê-hô-va lại phán rằng: Hãy đặt tay ngươi vào lòng. Người liền đặt vào, rồi lấy ra. Nầy, tay người nổi phung trắng như tuyết. 7 Đoạn,Ngài phán rằng: Hãy đặt tay ngươi vào lòng lại; người bèn đặt vào, rồi lấy ra.Kìa, tay trở lại như thịt mình”.

Xuất 4: 6-7

  Đức Chúa Trời đồng công với ông suốt chặng đường trở về Ai-cập. Môi-se vâng phục Ngài từng công việc.

 8 Lại phán: Nếu khi nào dân đó chẳng tin ngươi và chẳng vâng theo tiếng của dấu thứ nhứt, thì sẽ tin theo tiếng của dấu thứ nhì. 9 Vả lại, nếu dân chẳng tin cả hai dấu nầy, và không vâng theo lời ngươi, thì hãy lấy nước dưới sông mà làm tràn ngập trên mặt đất; nước mà ngươi đã lấy dưới sông lên đó, sẽ thành máu trên mặt đất vậy”.Xuất 4

 * Đức Chúa Trời cho A-rôn phụ tá

10 Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Ôi! lạy Chúa, từ hôm qua, hôm kia, hay là từ lúc Chúa phán dạy kẻ tôi tớ Chúa, tôi vẫn chẳng phải một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng.11 Đức Giê-hô-va bèn phán rằng: Ai tạo miệng loài người ra? hay là ai đã làm câm, làm điếc, làm sáng, làm mờ? Có phải ta là Đức Giê-hô-va chăng? 12 Vậy bây giờ, hãy đi; ta sẽ ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những lời phải nói. 13 Môi-se thưa rằng: Ôi! lạy Chúa, Chúa muốn sai ai đi, thì sai. 14 Đức Giê-hô-va bèn nổi giận cùng Môi-se mà phán rằng: Có phải A-rôn, người Lê-vi, là anh ngươi chăng? Ta biết người đó có tài nói giỏi, và kìa, người đương đi đến đón ngươi kia; khi thấy ngươi, chắc sẽ vui mừng trong lòng. 15 Vậy ngươi hãy nói cùng người, và sắp để những lời trong miệng người. Khi hai ngươi nói, ta sẽ ở cùng miệng ngươi và miệng anh ngươi, dạy các ngươi những điều gì phải làm. 16 Ấy là người đó sẽ nói cùng dân sự thế cho ngươi, dùng làm miệng ngươi, còn ngươi sẽ dường như Đức Chúa Trời cho người vậy. 17 Ngươi hãy cầm lấy gậy nầy nơi tay, để dùng làm các dấu lạ” Xuất 4 : 10-17

Quaxuất đoạn 4 chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã dự bị một con người, một đường lối giải cứu dân Ngài quá chu đáo, thật hoàn hảo.

Mẫu đối thoại giữa Môi-se với Đức Chúa Trời thật thú vị làm sao! Dân chủ làm sao! Môi-se đã lột xác hoàn toàn- Môi-se xứng là đại lãnh tụ thuộc linh, đủ sức gánh vác, chịu đựng một dân cứng đầu cứng cổ 40 năm trong đồng vắng.

Hành trình giải cứu dân Do-thái trải qua những biến cố quan trọng:

–  Giải quyết bà vợ ngang tàn bướng bỉnh.

Môi-se dẫn vợ và hai con trai về Ai-cập diện kiến  Pha-ra-ôn. Trên đường Chúa hiện ra với Môi-se trong cơn giận dữ , Ngài muốn cất mạng sống ông, tại ông không làm phép cắt bì cho hai cậu con trai

24 Vả, đương khi đi đường, Đức Giê-hô-va hiện ra trước mặt Môi-se nơi nhà quán, và kiếm thế giết người đi ». Xuất 4 : 24.

Chúng ta thông cảm cho Môi-se chịu cảnh ở rể 40 năm với nhà vợ Giê-trô. Chúng ta hình dung Môi-se phải chịu đựng cảnh trốn lệnh truy nả; lại phải ở rể, với biết bao áp lực. Đặc biệt “hung thê” Sê-phô-ra.

Đại mạng linh cắt bì cho con trai lúc lên 8 tuổi cũng bị nàng Sê-phô-ra không cho phép.

Chúa phải dùng áp lực đòi giết Môi-se ; Sê-phô-ra – “hung thê” của ông- phải bất đắc dĩ vâng phục Chúa : tự tay bà lấy dao cắt bì cho 2 cậu quý tử, trong giận dữ đau đớn.

25 Sê-phô-ra lấy con dao bằng đá, cắt dương bì của con mình, và quăng dưới chân Môi-se, mà nói rằng: Thật, chàng là huyết lang cho tôi! 26 Đức Giê-hô-va tha chồng; nàng bèn nói rằng: Huyết lang! là vì cớ phép cắt bì”Xuất 4: 25

Chúa đã xóa sổ Sê-phô-ra khỏi gia đình Môi-se; còn 2 quý tử cũng không được quyền nối ngôi Môi-se. Có lẽ do sự kiện này.

* 10 tai vạ cho Ai-cập

Môi-se vâng mạng lịnh Đức Chúa Trời, ông cùng anh là A-rôn với cây gậy thần trong tay, trở lại cung điện Pha-ra-ôn 40 năm trước.

Chúa dùng Môi-se làm 10 tai vạ cho Pha-ra-ôn Ai-cập; mỗi tai vạ đều có ý nghĩa thuộc linh.

Chúng ta biết Pha-ra-ôn thờ đa thần giáo. Pha-ra-ôn cũng được xem là một vị thần. Mọi thần dân Ai-cậpphải thờ lạy Pha-ra-ôn.

10 tai vạ tương ứng với 10 vị thần đặc trưng của Ai-cập bị Chúa sỉ nhục. “ gậy ông đập lưng ông”.

Giê-hô-va Đức Chúa Trời của dân nô lệ Do-Thái là chủ tể vũ trụ, lớn hơn các thần Pha-ra-ôn.

Chúa báo trước Môi-se, Chúa khiến Pha-ra-ôn cứng lòng; cứng lòng để danh Chúa tỏa sáng cho toàn thể thần dân Ai-cập nhớ đời: “Giê-hô-va là Chúa của cả vũ trụ, Chúa của cả Pha-ra-ôn”.

Tai vạ cuối cùng : con đầu lòng, súc vật đầu lòng phải chết.

Hoàng tử Pha-ra-ôn chết bất đắc kỳ tử; cả hoàng triều Pha-ra-ôn rối loạn. Pha-ra-ôn phải thúc giục nô-lệ Do-Thái ra đi cấp tốc.

Thần dân Pha-ra-ôn phải trả lại vàng, bạc, trâu bò, dê cừu… công giá nô lệ mấy trăm năm khổ sai.

Tuyển dân Đức Chúa Trời ra đi trong vinh quang giàu có.

 *  Vượt biển đỏ

Đúng như các tiên tri Chúa đã tiên báo – khuyến cáo :

Ý tưởng Ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối của Ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu , thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu” Ê-sai 55: 8-9

Tại sao Chúa không cho đi con đường mòn mà tổ phụ Áp-ra-ham – Gia-cốp đã nhiều lần xuống Ai-cập tị nạn đói… mà lại đi con đường biển đỏ, con đường lắm thử thách nguy nan- phi khoa học.

Con đường biển đỏ là hình bóng con đường thập tự- con đường hẹp. Đối diện là biển đỏ; sau lưng là đạo quân Pha-ra-ôn binh hùng tướng mạnh; hai bên là sườn núi đá cao sừng sững.

Chúa muốn luyện con dân Ngài không có con đường tự cứu, trốn chạy, theo ý riêng. Chỉ có một con đường, một lối thoát duy nhất là   tin vào quyền năng Chúa là Đức Chúa Trời – Đấng đã làm 10 phép lạ tại Ai-cập.

Ngài làm sẽ làm những việc ngoài sức tưởng tượng của con người; giúp dân Ngài kinh nghiệm và có đức tin đúng nghĩa.

Câu chuyện vượt biển đỏ hấp dẫn hơn cả huyền thoại 1001 đêm. Thật vậy, Chúa đã công phu dựng cuốn phim Xuất Ai-cập hấp dẫn, ngẹt thở- mầu nhiệm hơn cả phim trinh thám.

Chúa tiếp tục làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng. Giống chiến thuật “điệu hổ ly sơn”, dụ Pha-ra-ôn đem cả đạo binh mạnh nhất, rượt đuổi giao chiến cùng Đức Giê-hô-va.

Sau sự kiện Chúa làm phép lạ đưa dân Ngài qua đồng vắng, còn Pha-ra-ôn và đạo binh lấp trong biển đỏ. Chúa cho bài học thử thách đầu tiên trong đồng vắng : nước đắng trở thành nước ngọt.

25 Môi-se kêu van Đức Giê-hô-va; Ngài bèn chỉ cho người một cây gỗ, người lấy liệng xuống nước, nước bèn hóa ra ngọtXuất 15: 25

Chúa thiết lập giao ước đầu tiên cho dân Y-sơ-ra-ên:

 * Giao ước chữa bịnh

26 Ngài phán rằng: Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi” Xuất 15: 26

Trong mọi giao ước đều có chữ “nếu”.Nếu” là mệnh đề điều kiện; chúng ta dễ bỏ qua vế thứ nhất mà chỉ cần học vế thứ hai:

ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi”

Khi bị sửa phạt chúng ta dễ trách Chúa không giữ lời.

Chúa hứa không giáng các bịnh (10 tai vạ ở Ê-díp-tô) chứ không phải không còn bịnh tật khác.

Nếu chúng ta sống ngay lành trung tín, giữ các điều răn Chúa; bịnh tật hạn chế rất nhiều. Nếu có chỉ là sự thử thách , cuối cùng Chúa chữa khỏi.

  * Bài học đức tin lớn nhất đầu tiên cho Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên

Nếu chúng ta ở trong bối cảnh này sẽ thông cảm cho Môi-se và cả dân Do-thái. Đối diện là biển đỏ ( khúc biển sâu nhất của biển đỏ, sâu 4000 m ). Hai bên là vách núi đá sừng sững; sau lưng là đạo binh hùng mạnh của Pha-ra-ôn. Chúa đưa họ vào thế không tự cứu được.

Họ đối diện với thực tế, 10 tai vạ năm xưa ở Ai-cập, giờ đã tan biến nhanh, mọi sự trả lại cho Pha-ra-ôn; giờ chỉ còn lại sự sợ hãi, lằm bằm oán trách, nhớ dưa hành củ kiệu Ai-cập đầy ắp trong lòng…

Bọn dân tạp lợi dụng cơ hội này,  kiện cáo, lằm bằm , lập đảng chống lại Môi-se; lên án vu khống ông đi lộn đường.

Vì con đường dễ đi, gần nhất, con đường mòn tổ phụ họ đã đến Ai-cập tại sao Môi-se không đi? , lại đi theo đường đồng vắng – con đường chết chóc phi lý này?..

Mọi biện giáo của họ  đều có tình, có lý, đều khoa học… Môi-se chỉ còn một con đường duy nhất : im lặng xin Chúa làm phép lạ để dân sự hiểu được Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng- Đấng chỉ dẫn ông đi đúng đường.

Bởi đức tin của lãnh tụ Môi-se, Chúa làm phép lạ mà chưa từng xảy ra cho loài người : rẽ biển đỏ cho dân Ngài qua.

Sau đó Ngài cũng mở đường, dụ  cho đạo binh Ai-cập rượt đuổi.

Dân Ngài vừa rời biển đỏ lên đồng vắng ; Hồng hải trở thành “tử hải” cho Pha-ra-ôn. Ngài liền cho biển đỏ lấp nước lại. Đạo binh Pha-ra-ôn chịu “báp-tem bằng nước “: Phải chịu chết- chôn- đồng sống lại nơi âm phủ!

Còn dân Ngài thì đồng chết tội lỗi, đồng chôn tội phạm bằng đức tin. Toàn thể dân Y-sơ-ra-ên được phục sinh vinh quang vào đống vắng, để tiến vào Ca-na-an xứ đượm sữa và mật.

Tất cả đều mang ý nghĩa thuộc linh. Chúng ta cũng phải chịu báp-tem bằng nước : phải chết-chôn con người cũ mình; để con người mới mang hình ảnh Chúa sống lại mỗi ngày giống Chúa nhiều hơn.

Sự kiện rẽ biển đỏ, là điều khoa học không thể hiểu , không thể tin và không thể bắt chước được. Chúng ta lấy đức tin, Ngài là Đấng toàn năng, Ngài làm được mọi sự.

(Tân phái xem đây là chuyện thần thoại!)

* 40 năm trong đồng vắng ( Dân số ký)

Đến đây, chúng ta mới hiểu tại sao Chúa cho dân Ngài phải làm phu tù 400 năm cho dân ngoại. Riêng  Môi-se phải học 40 năm trong cung điện Pha-ra-ôn, 40 năm ở rể, chăn chiên cho ông già vợ Giê-trô, chịu đựng bà vợ nắng mưa bất thường. Bản chất Adam là thế thôi: phải lòi ra và phải chết.

Dân số ký là tập hồi ký, ghi chú đầy đủ những câu chuyện buồn của tuyển dân Do- thái : lằm bằm, phản loạn, hung dữ, vô tín, yêu mến thế gian…..Đồng vắng là nghĩa trang buồn lớn nhất của nhân loại.

Dân số ký cũng ghi lại con người Môi-se đại diện cho Đức Chúa Trời: nhu mì, nhẫn nhục, yêu thương, công nghĩa. Ngài phải chịu đựng dân Ngài bằng tình yêu A-ga-pê.

Hai hình ảnh đối lập, như hai bức tranh tương phản

*  Đức Chúa Trời nhân từ – con người gian ngoa, phản loạn

Đức Chúa Trời đã biết trước, Ngài đã thiết lập chương trình đối phó với bản chất con người.

17 Vả, khi Pha-ra-ôn tha dân Y-sơ-ra-ên đi, Đức Chúa Trời không dẫn dân ấy đi theo đường về xứ Phi-li-tin,là đường gần hơn hết, vì Ngài nói rằng: E khi dân thấy trận mạc, dời lòng trở về xứ Ê-díp-tô chăng. 18 Cho nên Đức Chúa Trời dẫn chúng đi vòng theo đường trong đồng vắng”

Xuất 13: 17

* Ý nghĩa thuộc linh của 40 năm đồng vắng

Khi đọc Xuất Ai-cập và Dân số ký; không ai không có tâm trạng bực mình, đau lòng vì dân Y-sơ-ra-ên. Rất rất nhiều câu hỏi tại sao? tại sao…. ?

Chúa đã làm phép lạ như vậy mà dân Ngài cứ mỗi lần đụng chuyện thì điệp khúc oán trách lằm bằm lại đến?

Họ biết Chúa ghét nhất là lằm bằm; Chúa đã diệt hàng vạn người mỗi lần trong đồng vắng. Nhưng họ cũng không sợ, không chừa…

Kết thúc, bài học đau thương là dân Y-sơ-ra-ên phải chết trong đồng vắng; còn Môi-se cũng không vâng lời trọn vẹn. Ông cũng phải đồng công với tuyển dân cứng đầu cứng cổ; phải nhường lại cho đầy tớ ông là Giô-suê kế thừa đưa thế hệ thứ hai tiến vào Ca-na-an.

Bài học thuộc linh ở đây thật tuyệt vời. Không ai có đủ khả năng, có đủ đức tin để tiến vào Ca-na-an. Chỉ có Giô-suê là hình bóng Jesus và Ca-lép là hình bóng Thánh linh qua được Ca-na-an và dẫn dân sự đánh chiếm xứ của lời hứa.

Chúa Jesus đã nói “ Ngoài Ta ra các ngươi chẳng làm chi được”

Phao-lô “ Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức”

Môi-se thất bại, luật pháp (văn tự chết) thất bại. 40 năm xác thịt lộ nguyên hình, xác thịt chẳng ích chi! Luật pháp chỉ để kết án cho bản chất con người là xác thịt.

Luật pháp chỉ định tội; còn ân điển Jesus mới giải cứu

24 Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. 25 Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa”

 Ga-la-ti 3: 24.

 “7 vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được”

 Rô-ma 7: 7.

Nô-ê là đại biểu thời đại lương tâm; còn Môi-se đại biểu thời đại luật pháp, không chỉ luật pháp cho dân Do- thái mà còn cho nhân loại.

*  Luật pháp được ban hành  (Lê-vi-ký – Phục truyền)

Môi-se viết ngũ kinh, trong đó sách Lê-vi ký và Phục truyền là bộ luật đầy trọn mà Môi-se đã viết ra để minh định thế nào là tội ?  Cái giá phải trả của mỗi tội là gì? Và cách giải quyết tội như thế nào?

“ Mắt đền mắt, răng đền răng”

10 điều răn là nền tảng cho tất cả các bộ luật của tất cả mọi dân tộc; sau này công pháp quốc tế cũng xuất phát từ đây.

 *  Sự kiện bò vàng: Chúa thay đổi chương trình

Ý định đời đời của Chúa là thông qua một người Áp-ra-ham, một nước Y-sơ-ra-ên như một bàn đạp để cứu rỗi toàn nhân loại.

Chúa muốn dân Do-thái đều là thầy tế lễ thượng phẩm

5 Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. 6 Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ (kingdom of priests) , cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Y-sơ-ra-ên”Xuất 19: 5-6

Sự kiện dân Do Thái thờ bò con vàng, Chúa đã thay đổi chương trình này. Chúa đoán phạt dân Do thái, xóa chức vụ tế lễ thượng phẩm phổ thông cho hết thảy dân Do-thái;  Ngài chỉ để lại dòng A-rôn làm thầy tế lễ thượng phẩm, còn chi phái Lê-vi làm phụ tá cho A-rôn .

25 Vả, Môi-se thấy dân sự buông lung, vì A-rôn để họ buông lung, đến đỗi bị sỉ nhục trong vòng các thù nghịch, 26 thì người đứng nơi cửa trại quân mà nói rằng: Ai thuộc về Đức Giê-hô-va, hãy đến cùng ta đây! Hết thảy người Lê-vi đều nhóm lại gần bên người. 27 Người truyền cho họ rằng: Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên,có phán như vầy: Mỗi người trong các ngươi hãy đeo gươm bên mình, đi qua đi lại trong trại quân, từ cửa nầy đến cửa kia, và mỗi người hãy giết anh em, bạn hữu,và kẻ lân cận mình. 28 Dân Lê-vi bèn làm y như lời Môi-se; trong ngày đó có chừng ba ngàn người bị chết. 29 Vả, Môi-se đã truyền rằng: Ngày nay mỗi người trong vòng các ngươi hãy dâng tay mình cho Đức Giê-hô-va, chẳng sá chi đến con trai hay là anh em mình, hầu cho các ngươi được ơn phước vậy » Xuất 32 : 25-29

Qua câu chuyện  bò con vàng, bởi cớ tội lỗi con người, Đức Chúa Trời đã thay đổi chương trình . Điều này khác với thuyết tiền định : Mọi sự đã an bài. Ý định đời đời (chiến lược) không thay đổi ; nhưng cách vận dụng (chiến thuật) thay đổi.

* Tiên tri Ba-la-am tham tiền

Câu chuyện tiên tri Ba-la-am yếu đuối tham tiền trong đồng vắng, là một trong những bài học đã được Tân ước  nhắc lại

“Chúng nó đã bỏ đường thẳng mà đi con đường sai lạc theo đường của Ba-la-am, con trai Bô-sô; là kẻ tham tiền công của tội ác; nhưng người bị trách về sự phạm tội của mình, bởi có một con vật câm nói tie6`1ng người ta mà ngăn cấm sự điên cuồng của người tiên tri đó” II Phi-e-rơ 2: 15-16

*  Chim cút

Câu chuyện tham ăn, tục uống của dân Y-sơ-ra-en lằm bằm, kiện cáo Môi-se xin thịt ăn. Chúa cho chim cút ăn trọn một tháng.

Chúng ta thử làm một phép toán để thấy sự toàn năng của Đức Chúa Trời.  Số dân khoảng 3 triệu người; mỗi người 0,5 kg thịt mỗi ngày.

3.000.000 người x 0.5 kg x 30 ngày = 45.000.000 Kg= 45.000 tấn thịt

Câu chuyện chim cút quả là câu chuyện, hơn cả chuyện  huyền thoại. Số lượng chim cút ngoài sức tưởng tượng chúng ta; duy chỉ có Chúa toàn năng mới làm được!

Tại sao Chúa làm phép lạ, Chúa ban cho rồi Chúa thạnh nộ? Ngài đã diệt hơn 20.000 ngàn người.

Chúa cho để dạy dỗ; khác với Chúa cho trong phước hạnh. Ngày nay rất nhiều Cơ-đốc-nhân lặp lại điều này. Yêu lỡ người ngoại, rồi cầu xin, kết hôn . Sống với nhau thời gian phải ly dị. Họ vấp phạm Chúa,  trách Chúa.

*  A-rôn, Mi-ri-am, Đảng Cô-rê phản loạn.

Không có nỗi đau nào lớn hơn cho Chúa và Môi-se là sự phản loạn của A-rôn – Mi-ri-am- Cô-rê  và 250 quan tướng của Môi-se

A-rôn : Anh ruột, tiên tri phát ngôn viên cho Môi-se

Mi-ri-am : tiên tri, chị ruột của Môi-se

Cô-rê : Anh em chú bác  của Môi-se

Tất cả đều ganh tị với chức vụ Môi-se. Muồn bằng Môi-se; kiếm cớ cãi lộn Môi-se

1 Mi-ri-am và A-rôn nói hành Môi-se về việc người nữ Ê-thi-ô-bi mà người đã lấy; vì người có lấy một người nữ Ê-thi-ô-bi làm vợ. 2 Hai người nói rằng: Đức Giê-hô-va há chỉ dùng một mình Môi-se mà phán sao? Ngài há không dùng chúng ta mà phán nữa sao? Đức Giê-hô-va nghe điều đó »  Dân 12 : 1-2

« 3 mà rằng: Thôi đủ rồi! vì cả hội chúng đều là thánh, và Đức Giê-hô-va ngự ở trong; vậy sao các ngươi tự cao trên hội chúng của Đức Giê-hô-va? Dân 16 : 3

Đây là  những bài học cho Môi-se thực tập chức vụ lãnh đạo và chăn bầy : phải nhịn nhục đến điều, khiêm nhường hết mức.. Còn người đồng công và  dân sự phải trả giá về lòng vô tín ; bản chất phản loạn chống lại Chúa, tôi tớ Chúa

Mi-ri-am phải bị phung 1 tuần lễ

Cô-rê và 250 quan tướng bị đất há mồm chôn sống.

Sau sự kiện này, Chúa phải làm phép lạ đặc biệt cho A-rôn để xác minh chức vụ thánh của A-rôn : Gậy A-rôn nở hoa

Tổng kết:

Dân Y-sơ-ra-ên đủ đức tin ra khỏi Ai-cập; nhưng không đủ đức tin để vào Ca-na-an. Thế hệ ban đầu phải chết thảm thương trong  đồng vắng.

Môi-se, con người khiêm nhu nhất hành tin, đầy ơn hơn hết loài người; nhưng tiêu chuẩn đó cũng chưa đủ để dẫn dân sự vào xứ Ca-na-an. Ông bất tuân mạng lịnh Chúa : Chúa bảo ông phán để nước chảy ra; ông lại dùng gậy đập hai lần

Cả Môi-se lẫn thế hệ ban đầu phải chết trong đồng vắng.

 Ứng dụng cho chúng ta ngày nay:  chúng ta đã tin, chịu báp-tem trong danh Jesus. Chúng ta được cứu khỏi thế gian; nhưng chúng ta cũng không đủ đức tin, không đủ trả giá để trở nên môn đồ ( vào Ca-na-an thuộc linh). Chúng ta cũng phải chết trong thế gian với các ham mê nó.

Dĩ nhiên được cứu dường như qua lửa; khi gặp Chúa tại không trung, phải vào nơi nghiến răng khóc lóc.

 

Xem tiếp thời kỳ Giô-suê – Các quan xét – các vua – phu tù

 

 

 

Mục sư Nguyễn Duy Thắng

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.