Làm Sao Để Nhận Lời Rhema?

Bài này thuộc phần 3 của 3 trong loạt bài Lời Rhema

Chúa chúng ta luôn muốn bảy tỏ chính Ngài cho con dân Ngài; nhưng chúng ta thì luôn muốn làm theo ý riêng, sáng tác thêm đủ cách đủ kiểu như câu chuyện ngụ ngôn Trung Hoa “Họa xà thêm túc” (vẽ rắn thêm chân).

8 cách thông dụng, chúng ta suy gẫm sẽ nhận lãnh lời Rhema chính xác ngọt ngào.

LÀM SAO ĐỂ NHẬN RHEMA?

Những quan điểm thần học phi kinh thánh: Chúa không còn phán lời Rhema đã không còn đứng vững nữa. Nhưng quan điểm sai lầm khác lúc nào Chúa cũng phán lại còn nguy hiểm hơn, kết thúc chính họ thất vọng, mất uy tín vì những lời tuyên bố không ứng nghiệm.

Tuy nhiên làm thế nào để nhận lời Rhema không quá đơn giản như một số nhà thần học giàu cảm xúc, lắm tưởng tượng.

Có 5 nguyên tắc căn bản để nhận lời Rhema.

1. Phải có đức tin tin quyết

Thông thường chúng ta tìm kiếm Chúa lè phè, gặp chăng hay chớ; cầu nguyện tìm kiếm Chúa theo phong trào thậm chí động cơ tư dục, thủ lợi, kheo khoan khoác lác. Kinh thánh dạy chúng ta

“Các ngươi sẽ tìm Ta, và gặp được khi tìm Ta hết lòng” Giê-rê-mi 29:13

“Phước cho nhữ người đói khát sự công bình sẽ đượ no đủ” Mat 5:6

Phải đói khát, phải hết lòng đó là điều kiện tiên quyết. Phải đặt Chúa là số 1, là hàng đầu trong công việc hàng ngày, nói như sứ đồ Phao-Lô “ phải nhận biết (ưu tiên) Chúa Jesus là quý nhất trong cuộc đời, tìm kiếm Chúa là nhu cầu cấp bách nhất, là nhu yếu phẩm thiếu Ngài không thể sống được. Với thái độ đó Chúa đã đến rồi; Cha lúc nào cũng bên con, thương con hơn con thương Cha; nước mắt luôn chảy xuôi.

2. Phải có tâm linh nhu mì

Nghịch với nhu mì là tự mãn, kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo cản trở sự tương giao ngọt ngào với Chúa, mặc dù cầu nguyện nhiều, nhưng không đụng chạm Chúa.

Phải có tâm linh nhu mì, hạ mình trước Chúa và trước anh em, phục vụ anh em không điều kiện; coi trọng người khac hơn chính mình. Phải chối bỏ mình mới học được bài học này.

Càng thành công trong cuộc đời, người đời càng tôn trọng càng khó nhận lời Rhema. Gióp được Chúa khen là công bình, trong thế gian không ai như Gióp, nhưng Gióp chỉ yêu Chúa, kính trọng Chúa theo kiểu tôn giáo, theo quán tính thói quen; Kính trọng Chúa vì sợ Chúa phạt

Sau khi mất hết: vợ, con, tài sản; thậm chí cả thân thể bị ghẻ chốt hoành hành nhiều ngày tháng, lại bị các bạn hiền chí cốt ngày đêm lên án tội lỗi… Đau đớn, thất vọng, nói cang nói bậy. Gióp đã gặp Chúa : Sự công bình ông chỉ là áo nhớp, sự thờ lạy Đức Chúa Trời của xưa nay của ông chỉ là lố bịch, là khoe khoan kiêu ngạo; ông đã khám phá Chúa và thốt lên như em bé

“Xưa tôi chỉ nghe đồn về Chúa, nay tôi gặp Ngài. Tôi lấy làm gớm ghê con người tôi. Tôi ăn năn trong tro bụi” Gióp 42:56

Trường hợp Na-a-man cũng vậy, ông vốn là một tướng lãnh quyền uy xứ Syri đang cai trị nước y-sơ-ra-en phía bắc; nhưng ông bị một bịnh nan y Phung. Tuy quyền cao, giàu sang chức trọng, nhưng ông là người khiêm nhường, nghe một đầy tớ gái nô lệ người y-sơ-ra-en mách rằng: trong Y-sơ-ra-en có Đấng tiên tri Ê-ly-sê: người có thể chữa được bịnh phung cho ông. Ông không ngừng ngại mang theo nhiều ngọc ngà châu báu tìm cầu tiên tri Đức Chúa Trời

Trong tư duy của ông, ông nhờ Hoàng Đế Syri mang thư tay gởi vua y-sơ-ra-en, nhờ vua can thiệp. Ông được tiên tri đối xử theo nghi lễ ngoại giao như một đại sứ mẫu quốc.

Khi gặp tiên tri Ê-ly-sê ông hoàn toàn thất vọng; Ê-ly-sê đối xử ông như một người bị phông cùi, một tội nhân xấu xa cần được tha thứ và giải cứu.

Na-a-man không được, tiếp đón nồng hậu, không được  mời vào nhà; chỉ sai đầy tớ tiếp ngoài cổng bảo ông

“Hãy đi tắm mình 7 lần tại sông Giô-đanh, thịt ngươi ắt trở nên lành, và ngươi sẽ được sạch” II các vua 5:10

Một đại quan tổng binh của  một vương quốc thống trị cả lãnh thổ y-sơ-ra-en của tiên tri Ê-ly-sê. Na-a-man nổi giận bỏ về. Đầ tớ gái một lần nữa phân trần: Ông chủ tôi ơi, việc ông chủ tự ái đâu giải quyết được bịnh phung của ông, tốt nhất ông thử vâng lời tiên tri biết đâu chủ tôi được chữa lành; xin ông chủ thử một lần đi.

Na-a-man thấy người đầy tớ gái nói chí lý; ông theo lời khuyên đầy tớ gái: làm theo lời tiên tri: chấp nhận xuống sông Giô-đanh dơ bẩn hơn sông các dòng sông Đa mách 7 lần. Ông đã được chữa lành.

Gióp và Na-a-man là bài học cho các lãnh đạo hội thánh tại Viêt-nam. Chúng ta tưởng có đức tin liều mình vì Chúa, siêng năng hầu việc Ngài, kiêng ăn cầu nguyện nhiều, học kinh thánh nhiều, bằng cấp thần học đạt chuẫn ưu là dễ dang nghe được lời Rhema, là môn đồ Chúa.

Ngược lại hoàn toàn, hiểu  biết nhiều, tài năng vượt trội; kiêu ngạo gia thêm. Kiêu ngạo gia tăng Đức Chúa trời quay lưng, chống lại. Chúng ta trở lại bài học của thầy tế lễ Hê-ly “ lời Logos thì đầy dẫy, nhưng lời Rhema lấy làm hiếm hoi, sự năng thấy cũng biến mất; còn lại nghi thức tông giáo “ mỗi ngày như mọi ngày chán quá rồi thôi” chỉ có bản ngã lên ngôi.

3. Phải học kinh thánh cho chính mình

Chúng ta có nhiều động cơ học kinh thánh: học để mong làm thầy là nghề câu cơm; học để lấy cái bằng thần học khoác lác với đời ngẫn đầu lên như “xuân tóc đỏ”, học để làm thầy dạy luật…. Nói chung học cho người khác. Chính tư tưởng này, động cơ này là hố ngăn cách với Thánh Linh Ngài, vì Ngài chống lại kẻ kiêu ngạo

Phương pháp giải kinh càng tuyệt hão, tiếng Hy-lạp, tiếng anh càng xuất sắc, lời Rhema lại càng hạn chế vì con người muốn dùng không ngoan, phương pháp loài người thay  Thánh Linh.

Chúng ta phải đọc kinh thánh như bầy tôi trước đức vua: phải kỉnh kiềng run sợ, xem kinh thánh dạy mình điều gì? Mình đã vâng phục bao nhiêu ? hơn là nghiên cứu để thỏa mản tri thức, thỏa mản sự tò mò khoa học hay lịch sử. Khiêm nhu như vậy, chắc chắn Chúa đẹp lòng, lời Rhema sẽ đến kịp thời

4. Phải kiêng ăn – cầu nguyện bền đỗ

“ Đương khi các môn đồ thờ phượng Chúa và kiêng ăn, thì Đức Thánh Linh phán rằng: Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sao-lơ cho công tác Ta đã gọi họ” Cv 13:2

5. Phải vượt qua thử thách

Nếu 4 điều kiện trên là ắt có thì thử thách là đủ để ý muốn Ngài đến nhẹ nhàn trên đời sống tin kính của một cơ-đốc-nhân bình thường.

Tổ phụ chúng ta: Apraham, Gia-cốp, Sô-xép, Môi-se… trước khi Chúa đại dụng, nhận khải tượng đều phải trải qua thời kỳ thử luyện như vàng phải thử lữa.

Chúng ta ai cũng muốn thăng tiến thiên chức thuộc linh, nhưng không ai muốn chịu thử luyện, chịu hy sinh mất mát, nhất là bảo vệ cái tôi đến cùng. Thử thách cũng là điều ngăn trở lớn để nhận khải tượng, không có khải tượng thì không thể đẹp lòng Chúa được.

Xem cuộc đời phấn đấu của Nick Cuicic, không tay không chân nhưng không mất niềm tin, trông cậy Chúa, và Chúa đã trã lời: Nick thỏa lòng thành đạt sáng danh Chúa, Sa-tan cũng phải khâm phục, tiếp đón quá sức tưởng tượng.

TRẮC NGHIỆM RHEMA

Những lời Rhema nói về quá khứ đem lại sự khích lệ, an ủi và được kiểm chúng ngay. Nhưng Rhema nói về tương lai được ví như lời tiên tri; phải được kiểm chứng, chớ vội tin, cùng đừng nóng lòng phủ nhận

Một lời Rhema đến từ Chúa mang lại sự khích lệ, an ủi kẻ ngã lòng, ngược lại một lời tiên tri do cảm xúc, tự dấy lên sẽ mang lại sự bại hoại,xấu hỗ cho chính mình và đánh đổ đức tin người khác. Hãy cận thận công bố Rhema

Lòng mong ước, đức tin trông cậy không phải là lời Rhema; lời kinh thánh cũng chưa phải là lời Rhema.

Học tập Ghi-đê-ôn đã cẩn thận khi ông nhận lời Chúa

Nếu sương đọng trên lốt chiên, còn đất lại khô ráo, thì tôi sẽ nhận biết Chúa dùng tay tôi để giải cứu Y-sơ-ra-en y như Chúa đã hứa vậy”Các quan-xét 6:15

Ông đã xin Chúa 2 lần mới công bố và vâng phục Chúa.

TỔNG KẾT:

Chúng ta đang thờ phượng một Đức Chúa Trời hằng sống. Không nghe được lời hằng sống là đời sống đức tin không bình thường. Cầu xin Chúa giúp chúng ta nhận được nhận được lời ngọt ngào để những ngày còn lại trên đất, chúng ta sống vui mừng, bình an yêu thương hiệp một đón chờ Chúa tái lâm một ngày không xa

Bình tân ngày 1 tháng 6 năm 2013

Mục sư : NGUYỄN DUY THẮNG

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.