Bài Giảng Mẫu: Phân Tích Một Ẩn Dụ

BÀI GIẢNG MẪU

 PHÂN TÍCH MỘT ẨN DỤ 

Phân tích ẩn dụ “TIỆC CƯỚI CHIÊN CON”

Ma-thi-ơ 22:1-14

Ẩn dụ thường là dùng một câu chuyện này để ám chỉ hay nói về một vấn đề khác. Trong văn chương gọi là tu từ học ẩn dụ. Ẩn dụ rất thâm thúy, sâu nhiệm, hơi khó hiểu; phải suy tư nghiền ngẫm mới khám phá được những sự dạy dỗ thâm sâu.

Chúa Jesus thường dùng ẩn dụ để dạy dỗ môn đồ Ngài; phần lớn nằm trong sách Ma-thi-ơ, chủ đề thường tiên tri về vương quốc Đức Chúa Trời;  cảnh tỉnh tình trạng thuộc  Hội thánh hay tiên báo thế giới tương lai.

Khi phân tích một ẩn dụ, chúng ta nên theo trình tự:

  • Thứ nhất: giải thích nghĩa đen, nghĩa chính xác; nắm cho được trọng tâm, chủ đề.
  • Thứ hai:  liên hệ nghĩa bóng, nghĩa thuộc linh.
  • Thứ  ba: Ứng dụng tiên tri và thuộc linh cụ thể.

Trong sự ứng dụng thuộc linh rất dễ cượng giải theo tư dục mình. Giải thích ẩn dụ phải xuyên suốt chương trình cứu chuộc từ Cựu Ứớc đến Tân Ước, phải xem thượng hạ văn; bối cảnh câu chuyện. Đừng đoạn chương thủ nghĩa

Ví dụ: Men luôn ám chỉ về điều xấu, điều cấm từ cựu ước. Men tác dụng với bất cứ gì cũng làm thay đổi bản chất ban đầu của vật tác dụng. Không thể ứng dụng “men” là Chúa; thế gian là “bột”.  Rồi nhờ men  Jesus làm dậy đống bột thế gian gọi là  phục hưng Hội thánh. Hay “cây cải thành cây cổ thụ” , vì phi khoa học, không đúng với sự sáng tạo của Chúa : cây nào ra giống đó.

I/ NHẬP ĐỀ: Tóm lược cốt truyện rồi giới thiệu chủ đề

Trước khi Chúa về trời, Ngài đã dùng ẩn dụ tiệc cưới để khích lệ và thức tỉnh tuyển dân Y-sơ-ra en, dừng lại âm mưu giết Ngài để phải lãnh hậu quả không lường được.

Dân Y-sơ-ra-en bất chấp lời cảnh cáo, kết thúc không tin Ngài là Đấng Mê-si và đã giết Ngài; hậu quả phải tiếp tục làm phu tù cho đến ngày nay.

Câu chuyện tiệc cưới cho con trai Hoàng tử vua, là hình bóng của tiệc cưới Chiên con cho Hội thánh tại không trung. Vua là Đức Chúa Trời – con trai là Hoàng tử Jesus – cô dâu là Hội thánh.

Người mặc áo lễ là môn đồ từ người ngoại đắc thắng được dự tiệc cưới Chiên con –  kẻ không có áo lễ phải quăng vào nơi nghiến răng khóc lóc.

Chúng ta thử phân tích nội dung cốt truyện, rút bài cho chính mình.

II/ THÂN BÀI:

1. Tiệc cưới: Tình yêu ân điển đầy trọn.

Chúa Jesus đã sinh ra trong dân Ngài, đúng như giao ước đời đời với Ap-ra-ham, Y-sác- Gia-cốp.

Bàn tiệc với những thực đơn ngon lành sang trọng được chuẩn bị kỷ lưỡng. Ngài quá yêu dân Ngài, lại quá lịch sự; cho người đi mời năn nỉ, mời gọi con dân Ngài hãy mau mau vào dự tiệc vui mừng.

Nhưng dân Y-sơ-ra-ên không thèm đếm xỉa lời mời gọi, cứ đi theo đường mình; lại còn mắng chửi, sỉ nhục và giết các đầy tớ vua.

2. Hậu quả: Thành bị đốt- người phải chết

Đức Chúa Trời đã nổi cơn thạnh nộ, không cho dự tiệc nữa. Ngài ra lịnh đốt thành, diệt sạch bọn nghịch tử phản loạn vô đạo

“ .. Sai quân lính diệt những kẻ giết và đốt thành họ” (Câu 7)

Chúa Jesus đã biết trước thầy tế lễ, bọn Pha-ri-si đã có âm mưu giết Ngài. Đây là cơ hội Ngài dùng ẩn dụ tiệc cưới này để cảnh tỉnh họ: hãy dừng âm mưu ngu dại, hãy trở lại theo gương tổ phụ để nhận lòng thương xót của tình yêu đời đời, mà Đức Chúa Trời đã lập với tổ phụ họ.

Tư dục, lòng tham lam danh lợi quyền đã che khuất ân điển dành cho họ. Họ đã đóng đinh Chúa Jesu trên cây thập tự sau đó không lâu.

Năm 70 sau khi Chúa Jessu về trời. Đức Chúa Trời đã cho đế quốc La-mã sang đốt thành Giê-ru-sa-lem và diệt bọn đóng đinh Chúa; dân Y-sơ-ra-en đồng phạm lại lên đường tản lạc khắp năm Châu, tiếp tục kiếp phu tù cho dân ngoại cho đến năm 1947 mới được lập quốc.

3. Dân Ngoại được cứu

Cựu ước, ân điển cứu rỗi chỉ dành riêng cho dân Do-thái

“ Thuở trước, anh em là ngoại quyền công dân Y-sơ-ra-ên, không có Đức Chúa Trời” (Ê phê sô 2: 12)

Chương trình cứu chuộc nhân loại theo trình tự : từ dân Do-thái rồi đến người phương đông sang châu Âu, tỏa khắp thế gian.

Dân Y-sơ-ra-en từ chối ân điển ưu tiên; Chúa chuyển sang ân huệ đó cho người ngoại

“ Vậy, các ngươi hãy đi khắp ngã tư, hễ gặp người nào, thì mời cả đến dự tiệc” (Câu 9)

Đến ngã tư, gặp bất cứ ai đều mời. Truyền đạo khắp muôn dân, gặp thời hay không gặp thời; ai tin thì báp-ten cho họ và dạy họ những điều mình đã học.

Ứng dụng

Đến ngày lễ ngũ tuần, những lời tiên tri này đã ứng nghiệm. Phúc âm đã đến từ Giê-ru-sa-lem ( Do thái), dân ngoại cũng tin và chịu báp-tem hơn 3000 người trong một ngày.

Ngày nay, chúng ta là môn đồ Ngài cứ tiếp tục giảng phúc âm cho toàn thế giới; sống đợi chờ ngày Chúa tái lâm trên không trung. Bất cứ ai tin được tái sinh, đều được dự tiệc cưới chiên con.

4. Được cứu dường như qua lửa

Được gọi làm môn đồ, và được trở nên môn đồ là vấn đề khác nhau. Được kêu gọi vào tiệc cưới và được tham dự tiệc cưới là chuyện khác.

Câu chuyện ở đây, minh họa thật sinh động rõ ràng

“Vua vào xem khách dự tiệc, chợt thấy một người không mặc áo lễ” (Câu 11)

Áo lễ ở đây là tiêu chuẩn  để dự tiệc. Áo lễ chính là hình bóng môn đồ hóa (tâm hồn được biến đổi, thánh hóa theo hình ảnh Ngài).

Áo lễ ở đây khác áo lễ được xưng nghĩa bởi đức tin. Áo lễ đây là nghĩa hạnh của thánh đồ mà khải huyền đã nhắc nhở. (Khải 19:8)

Ngài phán: “Hỡi  bạn, sao ngươi vào đây mà không mặc áo lễ? Người đó làm thinh” (câu 12) . Người đó biết ý chỉ của Đức Chúa Trời, nhưng họ cố tình không đáp ứng, không vâng phục; họ tiếp nối con đường dân Y-sơ-ra-en chối Ngài, từ chối con đường thập tự, con đường hẹp. Họ thích thế gian, thỏa hiệp với thế gian, không quan tâm áo lễ phẩm hạnh thánh đồ (thánh hóa)

Hậu quả họ cũng phải nhận lãnh điều mình gieo như dân Do-thái.

“Hãy trói chân nó lại, và quăng ra ngoài nơi tối tăm, là nơi có khóc lóc nghiến răng” (Câu 13)

Không có điều gì Chúa làm mà Ngài  không báo trước.

“Nhiều người được gọi  mà ít người được chọn”. Thật vậy, nhiều người được cứu nhưng ít người được đắc thắng, được dự tiệc cưới  Chiên con.

Những gì chúng ta làm cho Chúa hôm nay, sẽ còn và còn mãi trong cõi đời đời.

Người bị trói xứng đáng vào nơi nghiến răng khóc lóc vì biết nhưng không làm.

III/ KẾT LUẬN:

Đây là ẩn dụ rất sâu nhiệm. Chính Chúa Jesus cảnh cáo các môn đồ Ngài và tuyển dân Ngài. Đây cũng là thông điệp cho Hội thánh Ngài.

Dân Do-thái đã thất bại. Lịch sử Hội thánh trải qua 20 thế kỷ; chỉ 300 năm đầu Hội thánh Chúa trung thành với đường lối Ngài, môn đồ hóa được 1/2 dân số đế quốc La-mã.

Hơn 17 thế kỷ còn lại, lịch sử lặp lại. Hội thánh Ngài lại thích đi con đường tư dục, con đường rộng dễ đi, con đường thỏa hiệp thế gian. Hậu quả đã nhãn tiền và  ngày gặp Chúa tại không trung phải đối diện sự phán xét công bình nghiêm minh của Ngài

Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người  nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt”( II Cor 5: 10)

 

Ngày 17 tháng 5 năm 2014

 

 

Mục sư Nguyễn duy thắng

 

 

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.