Công Tác Môn Đồ Hóa Của Sứ Đồ

Bài này thuộc phần 3 của 4 trong loạt bài Môn đồ hóa

2. Kiến tạo – rèn luyện: uốn nắn, cáo trách sửa trị, kỷ luật… (Decipline)

Môn đồ hóa đồng nghĩa với kỷ luật hóa. Kỷ luật mà không có uy quyền, không có biện pháp chế tài thì chỉ là trò hề mua vui, như khẩu hiệu phải tiến lên Cộng sản chủ nghĩa, hay muốn đánh giặc Ân Trung Quốc chỉ cần cậu bé Thánh Gióng xin con ngựa sắt bay lên trời.

Câu chuyện phạm tội nói dối với Thánh linh của Anania- Saphira, bị Phi-e-rơ quở chết tại chỗ, cũng như  hầu hết các thư tín đều đề cập các vấn đề sai trật của các Hội thánh địa phương. Các sứ đồ không những có uy quyền nói ra sự thật, mà còn có giải pháp sửa sai, đó là yếu tố quyết định của môn đồ hóa.

Chúa ban cho Môi-se, Giô-suê uy quyền để dẫn dân Do-Thái ra khỏi Ai cập, vào xứ Ca-na-an như thế nào; Chúa cũng ban uy quyền cho các môn đồ Ngài môn đồ hóa Hội thánh như thế và thậm chí còn lớn hơn.

Điểm lại từ sách Công vụ sứ đồ cho đến Khải huyền, hầu hết đều đề cập đến đời sống thuộc linh: chấn chỉnh để đời sống nên thánh

“Anh em phải nên thánh hàng ngày trong cách ăn nết ở”  I Phi-e-rơ 1:15

Phao-lô quở trách Hội thánh Cô-rinh-tô: bè đảng, chia rẽ 4 phe; con lấy vợ bé cha mình. Phao-lô cũng lên án Hội thánh Ga-la-ti ngu muội vì chối bỏ Đấng Christ theo tà giáo, ông không nhường một giây, hoặc quở  người Hê-bơ-rơ thay vì làm thầy từ lâu rồi,  cần phải hổ thẹn…..

Sứ đồ Giăng thì viết 7 bức thư cho 7 Hội thánh ở cõi Asia với những lời kết án nặng nề về tình trạng sa bại thuộc linh…

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRƯỞNG LÃO HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

Chúa dùng các sứ đồ, tiên tri hay giáo sư để mở mang Hội thánh ban đầu và kiện toàn những người Chúa chọn cho chức vụ đặc biệt tại Hội thánh địa phương như : trưởng lão, chấp sự. Rồi những người này phải môn đồ hóa Hội thánh mình như họ đã được học. Đây là sự phân công ,phân nhiệm hợp tình hợp lý, và rất hiệu quả! Tại sao?

Thứ nhất: chỉ có người địa phương mới hiểu rõ tính tình, cách ăn nết ở của từng người ,mới giúp đỡ họ thay đổi. Môn đồ hóa như công việc sản xuất thủ công mỹ nghệ, phải làm từng món đồ, phải trau chuốt từng món đồ; khác với công nghiệp hiện đại, sản xuất đại trà cùng chất lượng. Chúng ta có khuôn mẫu môn đồ hóa, nhưng sản phẩm không thể cùng một chất lượng. Đây là công tác một kèm một, dạy từng người, đáp ứng từng người.

Chúng ta đã thất bại vì không hiểu điều này, lại tưởng dạy một chuyên đề “ Môn đồ hóa” thật hay, thật đúng; nhờ những giáo sư nổi tiếng huấn luyện sẽ trở nên môn đồ. Bill Bright thất bại chương trình CCC, các chương trình khác cùng chung số phận.

Thứ hai: Đức Chúa Trời đã thiết lập Hội Thánh tại mỗi địa phương và đã ban cho Hội-thánh 2 uy quyền đặc biệt trói và mở để giúp đỡ các Thánh đồ trọn vẹn.

Hội thánh là cơ quan hành pháp; Chúa là lập pháp và tư pháp.

“Ta sẽ giao chìa khóa vương quốc bầu trời cho ngươi; hễ điều chi mà ngươi buộc dưới đất, thì Ta cũng sẽ buộc trên trời; và điều chi ngươi mở dưới đất, thì ta cũng sẽ mở trên trời ”  – Mat 16:19

“Kẻ nào mà các ngươi tha tội cho, thì tội sẽ được tha; còn kẻ nào các ngươi cầm tội lại, thì sẽ bị cầm cho kẻ đó” –  Giăng  20:22.

Ở Mat 16: 19, Chúa phán với Phi-e-rơ ở thể số ít cá nhân, nói về uy quyền chức vụ; còn Mat 18:18 và Giăng 20: 22 ở thể số nhiều nói về uy quyền Hội thánh  địa phương. Cả hai đều có thẩm quyền ngang nhau: trói – mở ; cầm tội và tha tội .

Câu chuyện A-na-nia và Sa-phi-ra phạm tội nói dối, sứ đồ Phi-e-rơ đã thực hiện uy quyền thuộc linh: cầu nguyện hai ông bà đã chết ngay.

Sứ đồ Phao-lô đã sử dụng uy quyền qua các thư tín: ông quở trách : Hội thánh Cô-rinh tô xác thịt – kẻ phạm tội tà dâm với vợ lẻ của cha mình thì cần phải phó cho quỷ sa-tan ; Hội thánh Ga la ti ngu muội v.v…

“Hỡi người Ga-la-ti ngu muội kia, ai bùa ếm anh em là người mà trước mắt đã được rõ bày ra Đức Chúa Giê-su đã bị đóng đinh trên thập tự giá”  Galati 3:1.

“Hãy coi chừng loài chó; hãy coi chừng kẻ làm công gian ác; hãy coi chừng phép cắt bì giả”  Philíp 3:2.

Sứ đồ Giăng thì quở trách, lên án rất nặng nề các Hội thánh: Ê-phê-sô, Bẹt-găm, Thi-a-ti-rơ, Sạt-đe, Lao-đi-xê. Nếu Hội thánh không còn  uy quyền thuộc linh thì nên xét lại đường lối mình, để ma quỷ không xúc phạm, bôi bác Hội thánh nữa. Hội thánh không phải là  hội từ thiện, hay câu lạc bộ yêu thương, hay tôn giáo giống mọi tôn giáo ngoài đời.

Uy quyền Hội thánh và  những người lãnh đạo Hội thánh có vai trò rất lớn trong việc dự phần vào Vương quốc và công tác môn đồ hóa. Vì môn đồ hóa là một trận chiến thuộc linh.

Thứ ba: Hội thánh là phát ngôn viên của Đức Chúa Trời – bày tỏ ý chỉ của Ngài .

“ Ấy vậy, hiện nay sự khôn ngoan mọi đường của Đức Chúa Trời cậy Hội-Thánh mà bày tỏ ra cho những kẻ làm đầu và những kẻ cầm quyền trong các nơi trên trời” – Ê-phê sô 3:10

Kinh Thánh dễ thì rất dễ, nhưng nói khó thì cũng rất khó. Có thể nói hơn 3/4 lời Chúa đề cập những vấn đề thuộc đạo đức, luân thường đạo lý cuộc sống. 10 điều răn từ người không biết chữ, người bán khai cũng có thể hiểu và sống tốt.

Tuy nhiên Kinh thánh cũng có nhiều vấn đề khó hiểu, nhiều lẽ mầu nhiệm chỉ có những người được xức dầu đặc biệt mới hiểu được. Điều này Chúa dùng những giáo sư nghiên cứu giúp chúng ta – đừng quá lo lắng cượng giải nhức đầu, thêm đau bao tử.

“… Ở trong có mất khúc khó hiểu, mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa, cũng như giải sai các phần Kinh thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình” – IIPhi-e-rơ 4:16

Toàn bộ Kinh thánh như một kho thuốc chữa bá bịnh cho muôn dân bá tánh. Cũng có những bịnh thông thường, thuốc thông thường ai cũng quen sử dụng; cũng có những bịnh mãn tính, bịnh lạ chỉ có bác sỹ mới chẩn trị được. Những bịnh đặc biệt phải có bác sĩ đặc trị. Cũng như tội lỗi mầu nhiệm, phải cần bác sĩ thuộc linh đặc biệt tư vấn mới giải cứu.

Kinh nghiệm ứng dụng lời Chúa trong cuộc sống có những trường hợp phải cần đến những môn đồ kinh nghiệm mới giải quyết được. Ví dụ khi một anh em phạm tội chúng ta phải cầu nguyện xem khi nào phải dung chịu mọi sự, nín chịu… khi nào phải nói lẽ chân thật, lúc nào quở trách tỏ tường.. thoáng nghe thì đơn giản, nhưng ứng dụng trong cuộc sống không dễ dàng chút nào hết. Nhiều người ứng dụng không mang lại sự gây dựng mà tác dụng ngược thành gây sự, gây mê, gây vấp phạm; mặc dù động cơ yêu thương.

 “Chúng tôi quyết truyền đạt điều này, không nhờ những ngôn từ học hỏi được nơi sự khôn ngoan của loài người, nhưng nhờ sự chỉ dạy của Thánh Linh, dùng lời lẽ thuộc linh giải bày chân lý thuộc linh. Người không có Thánh Linh không nhận được những điều từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời… Người thuộc Linh (Spiritual man) thì xử đoán mọi sự, và chính mình không bị xử đoán” ICo 2;13-15

TỔNG KẾT

Điểm qua các sách từ Công vụ sứ đồ cho đến Khải huyền, chúng ta thấy Chúa đã cho các môn đồ Chúa một đường lối môn đồ hóa nhất quán và hiệu quả: gồm hai bước  tín đồ hóa và môn đồ hóa.

Tín đồ hóa: ăn năn, từ bỏ tội ,chịu báp-tem một lần đủ cả.

Môn đồ hóa: dạy mọi điều Kinh thánh đòi hỏi, học suốt đời.

Muốn đạt điều này chỉ có Chúa thêm sức thông qua các môn đồ đi trước, trong Hội thánh địa phương thật. Các lý thuyết phi những điều này chỉ là mộng mơ ảo tưởng như câu chuyện thánh Gióng thành Phù đổng thiên vương với con ngựa sắt phi nước đại lên trời.

“Có một con đường dường như chính đáng cho loài người, nhưng cuối cùng thành ra nẽo sự chết” – Châm ngôn 16: 25

Chúa đã tiên tri:

“Nếu sự sáng trong các ngươi chỉ  là sự tối, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao” – Mat 6: 23b

Đọc tiếp: Các nền thần học ngày nay.

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.