I. Phục hưng là gì?
Theo ngữ nghĩa:
- Phục: trở lại, quay lại
- Hưng: giàu có, sung mãn, dư dật, sống lại.
Phục hưng là trở lại nguyên thủy, làm sống lại, làm mới lại theo sự giàu có dư dật của Chúa ban tặng cho con người từ khởi thủy.
Phục hưng hay đầy dẫy Thánh linh, báp-tem Thánh Linh, xức dầu bề trong (pleero) cùng một nghĩa.
Có thể hiểu phục hưng theo 5 cách :
“Ngài dựng nên loài người giống như Ngài” – Sáng 1: 28
“Ta đến để cho chiên sự sống và sự sống sung mãn” – Giăng 10: 10b
“Hãy trở nên tron vẹn như Cha các người là trọn ven” – Mat 5: 48
“Nguyện tâm linh tâm hồn- thân thể vẹn toàn” – ITes 5:23
“Sự nhân đức thêm sự tri thức…” – I Phi e rơ 1:5
Năm câu kinh thành này gói trọn ý nghĩa phục hưng và làm sao để phục hưng; như Mari cầu nguyện:
Tâm linh tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời, là cứu Chúa tôi.
Tâm hồn tôi luôn ngợi khen Chúa, yêu mến Chúa, được bình an.
Môi miệng tôi ca ngợi Chúa, nhảy múa chúc tụng danh Ngài.
Lu ca 1: 46-47
Phục hưng đúng nghĩa là làm sao cho mỗi ngày phải thay đổi con người bề trong để trở nên giống Chúa nhiều hơn: Tấm lòng bằng đá được biến đổi dần thành tấm lòng bằng thịt. (Ê-xê chiên 36: 37)
Tại sao phải trở lại? Bởi vì chúng ta đã sai trật, đã xa cách đường lối Chúa, thậm chí đã bội nghịch với Chúa.
II. Mùa gặt là gì?
Mùa gặt là truyền giáo đem được nhiều người trở lại với Chúa
Mùa gặt là kết quả của phục hưng. Phục hưng sẽ tạo mùa gặt; mùa gặt không tạo ra phục hưng. Mùa gặt chú trọng số lượng, phục hưng chú trọng chất lượng. Chúng ta rất dễ ngộ nhận mùa gặt là phục hưng. Phục hưng là khởi đầu, mùa gặt là tiếp nối hoàn thiện.
“Mùa gặt thì lại trúng, con gặt thì thiếu” – Mat 9: 37
Bài giảng Phi-e-rơ hơn 3000 người tin Chúa, chịu báp-tem; đó là kết quả của các môn đồ 3 năm theo Chúa, Chúa môn đồ hóa họ.
Các cơn phục hưng “lửa rơm” như: chiến dịch Truyền giáo của Bonky, Mike Evan đem hàng triệu người quy đạo; hay Hoàng đế Constantin quốc hữu hóa đạo Chúa ; các phong trào và kết quả truyền giáo của ngũ tuần đã bị mai một, chạy theo phong trào, chạy theo thành tích, vận động tài chánh; không có đường lối phục hưng (môn đồ hóa) giống Công vụ sứ đồ; hậu quả đã thấy rõ: “Địa ngục gấp đôi- số phận người theo xấu hơn ban đầu; bỏ thì thương, vương thì nặng…”
Chúng ta cũng có thể gọi phục hưng số lượng là mùa gặt; phục hưng chất lượng là thay đổi tấm lòng. Khi tấm lòng thay đổi thì tự nhiên sinh lắm trái, kể cả trái truyền giáo (hạt sinh 30-60-100).
Nếu phục hưng số lượng mà không quan tâm chất lượng, sẽ có phản ứng ngược lại; tấm lòng thêm chai đá, kết thúc bội đạo.
Những lời gởi gắm các môn đồ trước khi về trời, Chúa Jeusu phán:
“Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy,ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế » Mat 28 :19-20.
- Truyền giáo phúc âm, ai tin làm báp-tem: phục hưng số lượng.
- Dạy họ mọi điều: môn đồ hóa, phục hưng tấm lòng, phục hưng chất lượng.
Đường lối Chúa quân bình; còn chúng ta hễ thích gì thì thổi phồng, hô hào; như bánh nướng chưa quay; bên thì cháy khét, bên thì sống nhăn, không sử dụng được cả hai.
Phục hưng số lượng, phải đồng hành với phục hưng chất lượng; đó là đường lối xuyên suốt từ khởi thủy cho đến tận chung của Đức Chúa Trời.
Hi cho hỏi Mục Sư
Bonky mà mục sư nói ở trên là ai vậy?
Phục hưng là thế, còn phấn hưng là gì vậy thầy?