Bàn về Nhân quyền – pháp quyền – chính quyền – dân quyền

I. Quyền là gì?

Quyền (right): là đặc ân Đức Chúa Trời ban cho loài người từ khi sáng tạo vũ trụ và trái đất, bao gồm cai trị và quản trị muôn loài muôn vật.

Quyền này trải qua lịch sử nhân loại đến giữa thế kỷ 19 năm 1948, Liên hiệp quốc mới ra một bản tuyên ngôn, xác định quyền con người tiếng Hán gọi là “Nhân quyền – human rights.”

Sở dĩ đến năm 1948 bản tuyên ngôn ngôn quốc tế về nhân quyền ra đời, vì trước đó thế giới chưa có sự hiệp nhất cao, chưa có một tổ chức đủ uy tín tầm cỡ và quyền năng như Liên hiệp quốc.

Có sự trùng hợp năm 1948, Kax max cũng ra bản “tuyên ngôn Đảng Cộng sản.”

Trước đệ nhị thế chiến, mỗi nước hiểu nhân quyền một cách khác nhau, thậm chí tôn trọng nhân quyền lại vi phạm nhân quyền. Nhân quyền của người này lại vi phạm nhân quyền của người khác; đem sự hỗn loạn cho xã hội và các dân tộc, đỉnh cao là đệ nhị thế chiến do Đức quốc xã – với Ý và Nhật liên minh thành phe trục.

II. Thần quyền

Nguyên thủy chữ thần gồm bộ thần bên trái chỉ về Đức Chúa Trời là chân Thần. Sau này chữ thần bao hàm các thần kể cả tà thần. Chữ thần và linh cùng một nghĩa (điệp ý).

Bản dịch Kinh Thánh Trung Quốc đều thống nhất dịch là Thần; tiếng Anh thống nhất dịch Spirit.
Thánh linh: Holy Spirit.
Tà linh: evil spirit.

Bản dịch Việt Nam thì tự do thoải mái: khi thì linh, khi thì thần, thỉnh thoảng thần trí.

Vậy thần quyền là gì?

Thần quyền là đặc quyền chỉ có Đức Chúa Trời ban cho mà người Tin Lành gọi là ân điển (ban cho không điều kiện).

Kinh Thánh từ Cựu Ước đến Tân Ước khẳng định “mọi quyền trên trái đất đều do Đức Chúa Trời ban cho” (Rô-ma 13:2). Nhân quyền là tổng bao hàm các quyền trong xã hội và cả các quyền trong vũ trụ. Nhân quyền được ban cho từ Adam (Sáng thế ký 2:28). Sau khi Adam phạm tội, nhân quyền bị hạn chế nhưng căn bản không thay đổi: các quyền tự do căn bản – tự do định cư, tự do tín ngưỡng, tự do luyến ái, tự do ngôn luận, tự do lập hội…”

Đức Chúa Trời đã ban cho con người nhiều đặc quyền như vậy, nhưng loài người không phải lúc nào cũng vâng phục, tôn trọng các quyền của nhau, từ đó sinh ra đủ thứ nan đề, loạn lạc, chiến tranh, đau khổ, sống để làm khổ nhau…

Tóm lại, nhân quyền là đặc quyền của Đức Chúa Trời ban cho loài người để đồng trị với Ngài.

Đây là một sự đột phá lớn giúp cải thiện canh tân nhanh gọn nhẹ và hiệu quả. Tôi tin chắc sẽ tốt đẹp, thế giới nên nể phục. Nếu có thể, chính quyền nên mở hội nghị thảo luận về vấn đề này.

So với 40 năm trước, nhà nước đã có nhiều tiến bộ, đã cải thiện nhiều tự do (nhưng xét về nhân quyền vẫn còn nhiều việc phải bàn).

Bàn vấn đề viện chính pháp

Cơ quan lập pháp viện chính pháp

Đã là con người thì có khả năng phạm tội, đều có khả năng vi phạm luật pháp. Tối cao pháp viện hay các viện luật pháp cao nhất của một quốc gia cũng chỉ là con người, đều có thể theo ý riêng, độc tài độc đoán.

Cho nên, các quốc gia dân chủ tiên tiến phải cần đến các tổ chức khác, các công quyền khác để kiểm soát giám sát, để xã hội hoàn thiện hơn. Về vấn đề này, không nước nào hoàn thiện thể chế bằng Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.

Tối cao pháp viện là những chuyên gia hàng đầu, đạo đức hàng đầu trong ngành tư pháp, được tổng thống hay quốc hội bổ nhiệm, có trách nhiệm giám sát các đạo luật của quốc hội và cơ quan hành pháp, xem có viện chính pháp không, có vi phạm luật pháp không… Chặt chẽ như vậy, đôi lúc vẫn thiếu sót như thường. Sau một thời gian lại phải tu chính hiến pháp…

Cơ quan hành pháp vi hiến

Cơ quan hành pháp là chính phủ, là chính quyền các cấp thi hành mọi luật mọi lệ. Cơ quan hành pháp lại thường vi phạm luật hơn ai hết. Có quyền nảy sinh tham là nguồn gốc vi phạm nhân quyền, pháp quyền để tham quyền, tham nhũng… Chính điều đó, phải cần nhiều cơ quan, nhiều công cụ khác mạnh hơn, uy quyền hơn để khống chế lạm quyền, vi phạm quyền, nói như luật “phải nhốt cơ quan quyền lực vào luật pháp” để bảo vệ luật pháp đem lại công bằng cho con người.

Làm sao biết vi hiến?

Làm sao để biết vi hiến – vi phạm luật pháp – vi phạm nhân quyền không hề đơn giản. Tối cao Pháp viện.

Các quyền xã hội dân sự: Luật sư – báo chí – xã hội dân sự, cần đa nguyên đa dạng tham gia.

Nước Mỹ, Châu Âu là biểu tượng cho nhân quyền và tự do dân chủ. Vâng, hoàn toàn đúng; tuy nhiên, có những vấn đề chính họ phạm nhân quyền trầm trọng: “phá thai và đạo luật phá thai” phạm tội giết người (giết trẻ em, vi phạm luật bảo vệ bà mẹ trẻ em), nạn phân biệt chủng tộc…

Chính các vi phạm này, xã hội loài người muốn ổn định phát triển thì phải cần các quyền khác: công pháp quốc tế, pháp quyền, chính quyền cùng các quyền khác.

Nhân quyền của mình, quyền lợi của mình đôi khi vi phạm quyền lợi người khác, của tổ chức khác…

Chính điều đó, phải cần các luật khác để giám sát, thanh tra, kỷ luật, điều phối hài hòa lợi ích nhân quyền – pháp quyền.

a- Công pháp quốc tế: Tổng quát Bộ luật quy định các quyền: giới hạn Hải phận, địa phận, không phận. Ví dụ: luật UNCLOS 1982 phân định giới hạn bờ biển 120 dặm cách đất liền của một quốc gia và nhiều đạo luật khác nữa.

b- Pháp quyền: Pháp quyền bao gồm hiến pháp và luật pháp của một dân tộc hay quốc gia. Trong hiến pháp của mỗi nước, hầu hết đều ghi “tôn trọng mọi quyền con người” trong Điều 5 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.