HIỆP HỘI THÔNG CÔNG VIỆT NAM F1 & F2
Chương I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Nếu ai sống trong bối cảnh lịch sử Việt nam trong thập niên 90, chắc chắn không quên 4 biến cố trọng đại:
- Đông âu (1990) – Liên bang Sô viết ( 1991) sụp đổ
- Việt nam Trung cộng nối lại tình xưa hiệp ước Thành Đô
- Việt Nam – Hoa Kỳ bang giao 1995.
- Biến cố 1994 một nhóm Mục sư tư gia thành lập Hiệp hội thông công Tin lành Việt Nam (VEF).
Thập niên 90 Đảng Cộng sản Việt nam đứng trước một khúc đoạn lịnh sử như mành treo trước gió. Chủ nghĩa cộng sản đang đứng bên bờ vực thẳm.
Thập niên 90 lãnh đạo chính quyền cộng sản Việt nam, bắt đầu đổi mới tư duy, từ bỏ kinh tế chỉ huy; từng bước hội nhập kinh tế thị trường.
Thập niên 90 số Việt kiều hải ngoại đã lên số triệu, một thế lực đối trọng làm cho chế độ luôn bất an lo lắng.
Chính lý do đó, họ rất sợ các nhóm Tin lành tư gia; cứ nghĩ tất cả là diễn biến hòa bình; sau lưng là CIA đế quốc Mỹ.
Như tội tổ tông, Tin lành là của Mỹ. Họ đã làm đủ mọi cách để bảo vệ chế độ; phải gia tăng bắt bớ các nhóm tư gia mới hình thành. Chấp nhận “tái giá” với người chồng đã phụ nghĩa, bạc tình, độc ác Trung quốc : Hiệp ước Thành đô ra đời.
Riêng các nhóm Tin lành tư gia, có thể nói đây là phong trào ngũ tuần của thời đại, xuất phát từ Ca-na-da, Mỹ quốc đến Việt nam. Phong trào ngũ tuần như cơn siêu bão cuồng phong, quét sạch tư tưởng tín lý bảo thủ CM&A. Nhiều mục sư truyền đạo CM&A bị đuổi ra khỏi nhà thờ, số khác tự nguyện ra khỏi Ba-bi-lôn tôn giáo bảo thủ độc tôn, độc quyền.
Tin lành tư gia phát triển bùng nổ làm cho chế độc độc tài lung lay; lãnh đạo CM&A thì sốt rét. Cả hai đều sốt vó.
Không ai tin công việc Chúa làm : khoảng 1.500.000 người trở lại Phúc âm; đặc biệt các dân tộc Tây nguyên.
Đầu năm 90 Mỹ bỏ cấm vận; giữa năm 1995 nối lại bang giao. Các giáo sỹ muôn phương bắt đầu tìm thị trường tôn giáo mới nổi. đặc biệt Việt nam hấp dẫn như con gái tuổi tròn trăng.
Các nhóm, các hiệp hội phải ra đời là nhu cầu tất yếu của lịch sử cho mọi phía. Đúng như chiến lược ” Thần cậy cây đa; cây đa phải cậy thần” Hai bên cùng cùng có lơi, cùng tồn tại.
SỰ RA ĐỜI CỦA VEF
Với hoàn cảnh trên đe dưới búa, bị bắt bớ mọi hướng; các nhóm tư gia không có con đường nào khác muốn tồn tại phải hiệp một.
1. Nhu cầu đối phó với Công an
Trong hoàn cảnh Chính quyền Cộng sản thì sợ mất đảng; CM&A thì sợ mất giáo hội. Kẻ thù của kẻ thù trở thành bạn; hai đối trọng của phong trào tư gia cũng phải liên minh, liên kết đồng công bất đắc dĩ, gây khó dễ, bắt bớ, bỏ tù các nhóm tư gia không thương tiếc.
CM&A còn gọi tư gia là tà giáo; giống như Công giáo La mã gọi phe cải chánh là đạo rối.
Chính quyền gọi là Tin lành là đạo lạ, Tin lành tự phát; diễn tiến hòa bình… rất đau đầu vì không biết bắt đầu ở đâu !Tổ chức nào tự xướng….
Các nhóm tư gia, buộc phải ngồi lại với nhau để tồn tại.
Một tài liệu vô danh “Nếu một mai” (nếu một mai bị công an bắt, phải nói gì ? ) ra đời. Hầu hết các nhóm tư gia phải hứng chịu bắt bớ giam cầm, tù đày.
Hơn nữa, một chỗ dựa rất yên tâm cho các nhóm tư gia: Các hội nhân quyền, các đại gia tôn giáo Mỹ quốc; các thế lực tài chánh của bộ ngoại giao Hoa Kỳ giúp cho các nước đáng quan tâm CPC; họ là hậu thuẫn cho các đại lãnh tụ tư gia mới lên ngôi.
Trong số đó, một giáo sỹ ngũ tuần Pháp là ông Cosna, một vị tiền khu vú nuôi cho VEF chào đời.
Cột mốc lịch sử
Nhu cầu thông công cầu nguyện, tương thân tương trợ rất lớn cho giai đoạn lịch sử nhiều biến động của các nhóm tư gia.
Hai đại gia Liên hữu cơ đốc của Mục sư Đinh thiên Tứ, và Liên hiệp phúc âm truyền giáo của Mục sư Trần Mai thì đã có chỗ đứng vững chắc – hùng cứ một phuong. Các nhóm còn lại cũng phải tìm chỗ đứng cho bằng anh bằng chị.
Năm 1994, nhóm bảy người gồm: Lâm Hữu Đức, Hồ Tấn Khoa, Nguyễn Viết Tuấn Anh, Dương Quang Vinh, Võ Văn Lạc, Trần Đình Ái, Hoàn Kim Thịnh con cụ Thanh; họp nhau lại thành nhóm “Hiệp hội thông công Tin lành“.
Mục đích và tiêu chí ban đầu đơn sơ :
- Hiệp một đối phó với nhà cầm quyền và giáo quyền CM&A
- Hiệp một theo nhu cầu của các hội đoàn nước ngoài để nhận viện trợ tài chánh và giáo dục.
- Cầu nguyện, an ủi thông công tương thân tương ái.
Chủ tịch lâm thời mục sư Lâm Hữu Đức. Sau này Mục sư Lạc bị áp lực, xin rút lui.
Năm 1995, một nhóm khác gồm 11 người, đứng đầu là Bùi Thanh Sê, Nguyễn Ngọc Hiền, Nguyễn Hồng Quang…
Một buổi cầu nguyện tại Q2 nhà ông Nguyễn Hồng Quang. Mục sư Lâm hữu Đức giảng và nghe nhóm 11 người mới thành lập. Ông Đức đề nghị giải tán cả hai, rồi hiệp lại thành một cho thêm uy lực. Bầu lại ban điều hành mới, mọi người Amen cao.
Từ đây thống nhất lấy tên “Hiệp hội thông công tin lành Việt nam” VEF. Mục sư Lâm Hữu Đức vẫn đắc cử chủ tịch.
Sau ngày thành lập, nhiều đoàn , nhiều hội rót tài chánh thoải mái cho các đại lãnh tụ VEF.
Hội họp, nhóm họp nhà hàng khách sạn từ Sài-gòn, Đà lạt, Vũng tàu, Nha trang là điểm đến hấp dẫn các nhóm còn lại. Số lượng người và nhóm độc lập xin gia nhập như xin vào Liên hiệp quốc.
Nội quy, hiến chương điều lệ cũng rất chảnh :
Phải được thành viên chính thức giới thiệu, phải là tổng quản nhiệm với 500 tín đồ trở lên
Phải trên 50% hội viên chấp nhận mới được gia nhập.
Thời điểm này , các nhóm tư gia bị theo dõi bắt bớ dữ tợn; lại nghèo đói bịnh tật…. giờ được bảo trợ bởi các đại gia hào hiệp Phương tây, Mỹ quốc thì còn gì mà suy nghĩ.
Số lượng tham gia lên đến mấy chục; khiến cho Nhà cầm quyền vốn đã nhức đầu, giờ phải sốt rét.
Còn CM&A mục sư, truyền đạo, tin đồ lần lượt “buồn ơi chào nhé! ” ra đi , ra khỏi babilon quá chán.
Hai nhóm đại gia Đinh thiên Tứ, Trần Mai cũng phải dè chừng mất chiên, mất nhân sự. Hai đại gia tư gia cũng mất ăn mất ngủ, buộc phải thủ thế : Cấm nhân sự tham gia giao lưu với nhóm khác (họ theo gương tổ phụ CM&A )
2. Nhu cầu giáo dục
Sốlượngngười tin Chúa lên hàng triệu, nhu cầu giáo dục trở nên cấp bách. Hầu hết các lãnh tự tư gia đều xuất thân từ CM&A. Số mục sư, truyền đạo được đào tạo từ Thần học viện Nha trang rất sơ sài, chủ yếu Phúc âm truyền giáo, và một số giáo điều giáo lý giáo khác để hành đạo- giữ lễ cho tổ chức tôn giáo.
Còn các lẽ thật khác như môn đồ hóa- Hội thánh- Vương quốc thì “ Kính nhi viễn chi”, kính trọng nhưng hãy dang xa ” chớ ăn , chớ nếm,chớ rờ. Coi chừng ta giáo- tin lành khác
Số người trở lại tin, hay được Chúa kêu gọi vào chức vụ giống như nông dân chân đất “ áo vải cờ đào” .
Các lãnh tự hầu hết văn hóa chưa qua Trung học phổ thông; tín lý thì mới xong Phúc âm yếu chỉ ( giáo lý báp-tem của CM&A)
Những người ra khỏi CM&A hầu hết đều được ơn tiếng mới; đức tin năng động, nóng cháy bùng nổ; lại được giáo lý ngũ tuần thêm thuốc nổ TNT công bố đức tin toàn thắng, giống như Tố Hữu gặp được chủ nghĩa Mác-Lênin
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chiếu qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hoa và rộn tiếng chim”
Hàng ngày đi bộ , xe đạp , ăn khoai mì, bo bo; bữa đói bữa no, kiêng ăn cầu nguyện thâu đêm đẹp làm sao ! Tù đày bắt bớ khủng bố là việc hàng ngày ở huyện, riết thành niềm vui.
Xin lỗi quý vị, mãi tới hôm nay tôi mới có dip đọc bài này. Tuy rằng quá trễ , mất thời gian tính , mất tính thời sự nữa . Nhưng tôi cũng xin góp một ý kiến nhỏ nhoi .
Về nội dung tường thuật diển tiến từ F1 F2 cùng với những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện , đúng trăm phần trăm hay không toi cũng không dám có ý kiến chi hết . Chỉ lời lẽ và cách hành văn của Mục sư tác giả bài viết khiến tôi viết lên vài dòng nầy .
Mục sư tác giã bài viết với “VĂN PHONG” cố ý hay vô tình tôi không biết , nhưng rõ ràng gây cho người đọc CÃM GIÁC hay ẤN TƯỢNG tác giả đang tường thuật một cuộc chiến của những nhóm giang hồ tranh chấp lãnh địa , lôi kéo từng phe nhóm về phe mình ; mượn tay nhân vật nầy nhân vật nọ đi đêm đi ngày với Chính quyền tranh thủ sự ủng hộ v..v…
Thật tình tôi không tìm thấy THÁI ĐỘ NGHIÊM CHỈNH của tác giả khi viết bài này . Đáng lẽ ra chúng ta phãi có những bài tường thuật hay ho mang tính thuyết phục cho người đọc và nhất là cho các Ban nghành trong chính quyền có những thẩm quyền đối với các vấn đề hoạt động Tôn giáo .
Một Tín đồ Lão thành Sg
xin lỗi chính quyền họ biết rõ nội tình hơn chúng ta.. chúng ta đừng lấy vải thưa che mắt thánh.. thật tế đén hôm nay kinh khủng hơn đieuù tôi viết nhiều lần.. Tôi không thêm bớt.. phải nói lẽ chân thật. xin lỗi hôm nay tôi mới đọc comment… tôi cũng nản lắm không muốn quan tâm nữa