Hội Thánh địa phương: Danh xưng, giới hạn và ích lợi

Bài này thuộc phần 7 của 19 trong loạt bài Hội thánh của Đức Chúa Trời

PHẦN B:  HI THÁNH ĐA PHƯƠNG

I/ DANH XƯNG CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

Trong tất cả các thư tín của Phao lô, của Giăng  luôn đề gởi  Hội-Thánh của Đức-Chúa-Trời tại Cô-rinh-tô, tại Rô-ma, tại Bẹt-găm, tại Phi-la-den-phi, hoặc tại nhà thánh đồ … Đứng sau chữ Hội-Thánh của Đức-Chúa-Trời là tên một địa phương; một gia đình ở địa phương nhỏ mình đang sinh sống.

Tên gọi HT địa phương =  HT ĐCT + tên ĐỊA PHƯƠNG

“Kính gởi Hội thánh Đức Chúa Trời tại Cô-rinh tô và những người đã được thánh hóa trong Đấng Christ Giê-xu…” I Cor 1: 2a

Chúa là Đấng đã khai sinh, Đấng làm chủ của Hội thánh nên tên gọi Hội thánh phải theo ý Ngài trong Kinh thánh. Chúng ta không thể thích đặt tên Hội thánh theo ý muốn của mình được.

Ngày nay, người ta lấy bụng mình đặt tên cho Hội thánh địa phương vô số tên khác nhau, “trăm hoa đua nở”! Đây là sự bất pháp trước mặt Đức Chúa Trời.

II/ GIỚI HẠN ĐỊA PHƯƠNG:

Giới hạn địa phương có thể là quận, phường, ấp, hải đảo, hầm mộ, … để dễ phân biệt, dễ giao lưu sinh hoạt…

Ông Nghê-Thác-Thanh, Lý-Thường-Thụ sai lầm đã đưa vấn đề Hội thánh địa phương thành một hiện tượng kinh khủng, một chân lý ghê hồn, vượt thẩm quyền Kinh-Thánh. Quan điểm Lý-Thường-Thụ : một thành phố chỉ được lấy tên một Hội Thánh, và chỉ có một hội đồng Mục sư quản trị. Không  cần biết thành phố lớn hay nhỏ, ông đã chết vì văn tự. Họ ra khỏi vương quốc Ba-by-lôn tôn giáo để lập vương quốc Ba-bên quá khích.

Họ lấy sự kiện Hội Thánh Cô-rinh-tô có sự tranh chấp bè đảng: ta thuộc A-bô-lô, ta thuộc Phao-Lô, ta thuộc Christ…Sứ đồ Phao-Lô bảo anh em phải thuộc “Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô”.

Sở dĩ Phao-Lô nói anh em thuộc thành Cô-rinh-tô, không phải Phao-Lô nói tại Thành phố Cô-rinh-tô chỉ được quyền có một Hội-Thánh, một sự quản trị, một hội đồng Mục sư. Ông  Lý-thường-Thụ đã sai lầm – sai lầm nghiêm trọng đã đưa lý thuyết một thành phố, một Hội thánh, một quản trị làm kim chỉ nam để bắt mọi thành phố như Thượng Hải, Lôn Đôn, New-york, Hồ Chi Minh cũng giống như thành nội Huế, thành phố cổ Hội An chỉ có một Hội thánh, một sự quản trị.

Ngay tại thành Cô-rinh-tô có thể có hàng chục, hàng trăm Hội thánh độc lập – quản trị độc lập. Kinh thánh không quy định chỉ có một Hội thánh tại thành Cô-rinh-tô – Chỉ có một sự quản trị tại thành Cô-rinh-tô. Sở dĩ Phao Lô nhấn mạnh anh em thuộc Cô-rinh-tô vì có sự chia rẽ 4 phe trong Hội-Thánh.

Sự hiệp nhất mà sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh là hiệp nhất trong Thánh linh, trong đường lối của Chúa. Không cần thiết phải hiệp nhất trong tổ chức, trong một địa phương rộng lớn, vì tổ chức chỉ là phương tiện. Sự hiệp nhất đúng nghĩa là hiệp một trong thân thể mầu nhiệm của Christ mà mỗi người, mỗi điểm nhóm, mỗi địa phương chỉ là những nhóm chi thể. Vì chỉ có một thân thể, một Chúa, một Thánh Linh…,  tất cả các Hội thánh địa phương trên toàn hành tinh cũng phải hiệp nhất trong thân thể Chúa.

III/ ÍCH LỢI CỦA HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG:

Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri, Ngài tể trị từ trước vô cùng cho đến tận chung. Ngài biết trước mọi sự, Ngài cho Hội Thánh Ngài một đường lối quản trị giới hạn trong từng địa phương thật nhiều ích lợi tuyệt vời.

Ích lợi của các Hội thánh  địa phương  là để thể hiện tính dân chủ, dễ gây dựng thân thể Chúa, dễ môn đồ hóa, dễ quản trị,…

Dân chủ là bổn thể của Đức Chúa Trời, là động lực của mọi sự phát triển; dân chủ cũng là thuốc đặc trị cho bịnh ung thư di căn độc tài.

Mỗi địa phương độc lập, mỗi điểm nhóm độc lập quản trị là đường lối gây dựng Hội Thánh tuyệt vời trên cả tuyệt vời. Mỗi địa phương sẽ phát huy được tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong tình yêu thương. Mỗi Hội Thánh địa phương như người con được cha mẹ cho ra riêng khi có vợ, có con, có nghề nghiệp ổn định. Tinh thần bao cấp giết chết tính tự lập; cha mẹ quá giỏi, quá lo lắng cho con cái, muốn làm ô dù suốt đời cho con cái đó là thảm họa khiến con cái chỉ làm cây leo, cây chùm gởi, làm nô lệ, ranh ma trong nghệ thuật ăn mày, ăn xin.

Hội Thánh đầu tiên, các địa phương đều độc lập quản trị. Các sứ đồ cũng không được độc quyền cai trị họ. Đây là cách để các sứ đồ tự rèn luyện tư cách, phẩm hạnh thuộc linh. Các môn đồ đi đến địa phương khác không có thẻ bài uy quyền hành chánh của tổ chức bầu ra. Sứ đồ Phao-lô đầy ơn, nhưng ông bị Hội thánh Cô-rinh-tô phê bình chỉ trích nặng nề; bị các hội Thánh cõi Asia từ chối cũng phải chịu. Chúa cho phép – Phao-lô thỏa lòng.

“  Khi ta binh vực mình lần thứ nhất, chẳng có ai giúp đỡ; hết thảy đã lìa bỏ ta. Nguyện xin những điều đó đừng đổ  tội về họ”

II Tim 4:16

Ở Mỹ và Châu Âu, hầu hết các nhà thờ đều độc lập quản trị, không lệ thuộc vào cơ chế “xin, cho”; không có các ông Tổng quản hay Chủ tịch làm thay.

Ở Việt Nam thân yêu chúng ta, nói ra thì buồn, không nói thì quặn đau. Hầu hết các hệ phái đều mang tinh thần Ni-cô-la độc tài độc đoán; một chút phong kiến, một chút dân chủ tự do vô chính phủ, một chút Ba-la-am, một chút khoa học quản trị, một chút độc tài làm cho Hội thánh như một bản tình ca tân cổ giao duyên loạn xạ – không lộn xộn mới là chuyện lạ!

Trong Kinh thánh chỉ có con đường  –  không chỉ tốt nhất, mà là duy nhất – để các Hội Thánh Chúa tại Việt nam phải trở về nguồn: mỗi Hội thánh địa phương phải độc lập, tự chủ tài chánh, tự tìm kiếm Chúa,  “ bền lòng giữ lời dạy các sứ đồ” (Kinh thánh).Xin đừng nô lệ bất cứ ai, bất cứ các mẫu hội nào! Cũng đừng bắt người khác nô lệ mình. Các sứ đồ, các môn đồ phải tôn trọng các mục sư chăn bầy địa phương. Xin giúp đỡ trong tinh thần dự phần đồng công; đừng biến Hội thánh Chúa thành tổng công ty hay xí nghiệp; đừng đem “đô-la hóa” thống trị nhau nữa.

Mục sư Nguyễn Duy Thắng

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

One thought to “Hội Thánh địa phương: Danh xưng, giới hạn và ích lợi”

  1. Mục sư nói rõ phạm vi của Hội Thánh nên đặt tên theo địa phương như thế nào.
    Ví dụ ở Đà Nẵng có 5 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và Huyện Hòa Vang. Vậy nếu đúng theo Kinh Thánh thì nên gộp lại các Hội Thánh đặt tên như thế nào cho đúng.
    Hiện tại các tên gọi của các Hội Thánh tại đây cũng mang tên địa phương như: HT An Hải, HT An Trung, HT Hải Châu, HT Hòa Mỹ, HT Hòa Khánh, HT Tân An,…, thiết nghĩ, có cần thiết phải đặt lại để gây ra xáo trộn không?
    Mục sư đưa ra vấn đề mà không đưa ra hướng giải quyết thấu đáo, triệt để vấn đề, thì con cái Chúa thêm hoang mang, không có đường hướng để đi theo sự dạy dỗ đúng với Kinh Thánh.
    Ước mong, từng phần bài đọc sẽ viết cách thấu đáo, triệt để, không viết nữa vời sẽ tạo ra sự phân vân trong lòng con cái Chúa cách không cần thiết.
    Cảm ơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.