Có phải tất từng chữ từng câu kinh thánh từ cựu ước đến Tân ước đều là lời của Đức Chúa Trời?

Đây là câu hỏi, nhiều cơ đốc nhân hiểu chưa chuẩn, hậu quả sự vâng phục lung tung, cái đáng vâng phục thì xem nhẹ, cái chỉ để tham khảo thì nỗ lực mà làm, hậu quả đức tin rối loạn.

Kinh thánh từ Cựu ước đến Tân ước là phương tiện ân điển giải bày chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời từ khi con người phạm tội.

Quan trọng nhất khi đọc kinh thánh để biết mình là ai? Chúa là Đấng nào? Ngài giúp gì cho tôi? Tôi tin Ngài để được gì? Lòng tôi được thay đổi như thế nào? Linh hồn tôi trong cõi đời đời ra sao? Đó là những câu hỏi cũng là những câu trả lời cho niềm tin trên Kinh thánh.

Cần hiểu Kinh thánh là chương trình cứu chuộc (không phải một câu – một sự kiện – một nhân vật) là trọng tâm, là lời Chúa.
Lý do hiểu sai, hiểu không chuẩn mới sản sinh ra dị giáo- loạn giáo rồi tà giáo!

Tôi cố gắng phân tích kỷ từng vấn đề, mong chúng ta vâng lời Chúa một cách nhẹ nhàng, không làm cơ đốc nhân đau khổ.

1- Trước hết kinh thánh là câu chuyện: câu chuyện lịch sử.

Sáng thế ký, Xuất Ê-díp-tô ký, Dân số ký, Giô-suê, Các quan xét… Là những câu chuyện được ký thuật lại bản chất con người và tình yêu Đức Chúa Trời.

Riêng Sáng Thế Ký ký thuật lại nguồn gốc vũ trụ, trái đất và con người cùng muôn vật…, tôi tin mọi người đều a-men cao điều này.

Vậy chúng ta vâng phục Chúa trong các sách này cái gì? Và vâng phục ra sao?

Trước hết tất cả các sách trên là những câu chuyện lịch sử (ghi lại những điều đã xảy ra một cách khách quan trung thực) giúp chúng ta thấy để rút kinh nghiệm, “lời Chúa bẻ trách, sửa phạt giúp cho người công bình lẫn gian ác soi mình”.

Không nên học kinh thánh như thần chú rồi công bố như thầy bùa thầy pháp diển lễ, đóng kịch… Nhiều người đã mê tín lời Chúa, vâng phục máy móc, kết thúc không thoả lòng/ thất vọng theo tà giáo.

Vậy chúng ta hiểu

– mọi lời Chúa do Thánh linh hà hơi

– Một chấm một nét không được thêm bớt.

– Ngài hà hơi không phải tất cả là lời Chúa.. Hà hơi câu chuyện; Ngài hà hơi cho Môi se viết sáng thế ký- ngài hà hơi cho Ma thi ơ viết sách Ma thi ơ. Hà hơi cũng đồng nghĩa nhớ lại, nhớ kỉ, nhớ chính xác. Ngay bốn tác giả viết về sự chết của Giu đa ích cá ri ốt cũng khác nhau…

– Tôi đã gặp một số anh em giải kinh thật khủng khiếp “ leo lên núi khác trèo lên núi khác nhau “ kinh thánh nói leo lên núi.. một chấm một nét không được thay đổi; ai thêm vào, bớt đi. Ai thêm, thêm tai vạ; ai bớt, bớt ân điển. Anh em không hiểu bản dịch và văn tự., hiểu cách này hầu hết sa bại, hay chỉ giữ niềm tin tôn giáo.

– Còn câu Khải Huyền 22:18 “ Ai thêm vào sách tiên tri này…” chỉ liên hệ sách Khải Huyền ( này) , không có giá trị sách khác

2- Theo tư tưởng của con người.

– Sách Truyền đạo và Châm ngôn. Sa-lô-môn khẳng định: “Châm ngôn của Sa-lô-môn con trai Đa-vít 1:1”

– “lời truyền đạo, con trai của Đa vít, vua tại Giê ru sa lem..người truyền đạo nói”

– Sách truyền đạo là sách Sa-lô-môn viết ra, sáng tác như một lời làm chứng cuộc đời của ông. Ông đã được thụ hưởng với tất cả những gì tốt nhất của con người: giàu nhất- quyền uy danh vọng nhất- khôn ngoan nhất- nhiều vợ nhất.

– Cuối cuộc đời ông, tất cả những cái nhất đó trở thành sự đau đớn nhất.
– Đỉnh cao của tư tưởng, không còn tư duy, không còn tư duy sẽ trở nên khủng hoàn như người quá giỏi cờ tướng thì thấy chán. Đa lô môn trước và sau không ai hơn, ông thấy tâm hồn chựng lại.

– Quá nhiều tiền của cũng thấy chán tiền như ăn thức ăn quá ngon sẽ không còn thèm.

– Ngay với người đẹp, ông có 1000 hoa khôi hoa hậu, cuối cùng chỉ còn cô da đen Sa-lô-mít.

– Ông những gì quý nhất trần gian đều là hư không của hư không – sinh ra trần truồng trở về trần trụi- cát bụi về cát bụi….

– Dù là khôn ngoan nhất, ông cũng không hiểu hết quy luật vũ trụ- không hiểu hết ý định của Đức Chúa Trời… ông thất vọng và chỉ thốt lên “chỉ còn kính sợ Đức Chúa Trời là khôn ngoan nhất” càng tư duy bản chất con người chỉ đau đầu, tư duy quá sẽ tâm thần thôi. Cuối đời ông hình như bị tâm thần khi tất cả người đẹp ông từ bỏ ông.

– Còn sách Châm ngôn, ông sáng tác kinh nghiệm sống của ông theo thể thi ca , Việt Nam gọi: cách ngôn, phương ngôn, tục ngữ, thành ngữ hay ca giao. Ông cũng sưu tầm những câu châm ngôn hình thành trong xã hội Do Thái rồi hoàn thiện thành sách châm ngôn.

– Ngoài ra còn một số tác giả khác cũng viết nữa.

– Chúa cho phép (xức dầu) sách truyền đạo, châm ngôn và còn nhiều sách khác nữa thuộc Kinh Thánh; chúng ta tuỳ theo mức độ đức tin- văn hoá của mỗi vùng mỗi dân tộc, mỗi nước để ứng dụng. Không nên vâng phục máy móc (một chấm một nét không được thêm hay bỏ qua) ; không ít người đuối sức, không thể theo Chúa nổi (nỗ lực ăn chay nằm đất, hơn cả tu khổ hạnh, kết quả là thất bại thảm hại) không ích gì để chống lại lòng dục xác thịt cô lô se 2:23.

– Có người nói, đó là Cựu ước.. còn Tân ước tất cả đều là lời Chúa; phải vâng phục tuyệt đối.

– Chính đại sứ đồ Phao lô đã nói gì:

– “ về những kẻ đồng thân, tôi chẳng có lời Chúa truyền…. Tôi chỉ có lời khuyên

– “ nhưng theo ý tôi, nếu cứ ở vậy thì tốt hơn “ I co 7:25,40

– Qua những câu kinh thánh cả Tân lẫn cựu ước; chúng ta cần suy nghĩ gì?

– Nhiều nhà Thần học đã thay đổi tư duy kinh thánh

– 1- kinh thánh chứa đựng lời Đức Chúa Trời
– 2- những câu nào phán từ miệng Chúa, được in chữ màu
– 3- trọng tâm cựu ước 10 điều răn- Tân ước cvsd 15:20,29

– Còn những câu khác là lời khuyên trong tiến trình môn đồ hoá. Vâng phục nhiều thì Phước nhiều- vâng phục ít Phước ít. Như câu dâng hiến nhiều Phước nhiều, dâng ít Phước ít; không dâng mất Phước. Mọi sự do tấm lòng tự nguyện; không phải ép buộc như Hít le hay quá khích độc tài độc đoán giống luật Sa ra hồi giáo.

– Đạo Đức Chúa Trời là đạo Đức tin- khi được tái sinh, Chúa sẽ xức dầu thêm ơn để chúng ta vâng phục lời Chúa. Không phải đạo tu khổ hạnh

– “ Ta sẽ đặt Thần Ta trong lòng các ngươi, giúp các ngươi vâng theo mọi luật lệ ta và làm theo” Ê xê chiên 36:27

– Hiểu được điều này, chúng ta sẽ được giải cứu khỏi luật lệ tôn giáo ( vâng lời Chúa một cách ngọt ngào vui thỏa- yêu Chúa yêu người một cách tự nhiên, như tình yêu ban đầu)

Tóm lại:

Toàn bộ kinh Thánh được Chúa xức dầu. Chúng ta tin Chúa là tin Chương trình cứu chuộc trọn vẹn. Nhờ quyền năng Thánh linh để tin và sống; không vậy xác thịt để Thánh hoá xác thịt.

Xong 7h ngày 6/9/22
Mục sư: Nguyễn duy Thắng

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.