Một trong những nan đề và cũng là nhu cầu cấp bách nhất của mỗi cơ-đốc-nhân và Hội Thánh Chúa là làm sao để nghe được tiếng phán của Chúa. Thông thường gọi là lời Rhema.
Vấn đề này cũng nãy sinh lắm quan điểm. Phe bảo thủ như CM&A thì cho rằng Chúa đã phán tất cả qua Kinh Thánh rồi; không còn lời Rhema nữa. Vô hình dung thờ Chúa như một ông thần Chết. Nếu vậy thì Kinh Thánh cũng chỉ là một bản luật pháp, giống như “tam quy – ngũ giới Phật Giáo” hay kinh Cô-răn Hồi giáo, đạo đức công dân của bộ Giáo dục. Kết thúc giống như dân Y-sơ-ra-en ở Đồng vắng chỉ ăn Ma-na, uống nước lạnh từ hòn đá; suốt ngày nghe Môi-se giảng luật pháp… chịu hết nổi:”Lằm bằm, oán trách, phản loạn…” Kết thúc phải bỏ thây trong đồng vắng. Ngoại trừ Giô-suê và Ca-lép được vào xứ Ca-na-an đượm sữa và mật đó là câu chuyện Cựu Ước, lời cảnh tỉnh cho niềm tin Cơ Đốc chúng ta.
Có thể nói làm sao để nghe tiếng Chúa là sự sống còn của mỗi Cơ Đốc nhân nói riêng và của tất cả các Hội Thánh Chúa nói chung. Hãy nghe lời tâm sự của tiến sỹ Mark Virkler trong chương trình Isom “Làm thế nào để nghe tiếng phán của Chúa – How to hear God’s voice”.
Dr Mark đã 10 năm hầu việc Chúa, vừa là giáo sư thần học, vừa là mục sư một Hội Thánh lớn, đầy ơn… nhưng ông đã thốt lên “ông chưa bao giờ nghe được tiếng Chúa” rồi ông phải mất nhiều thời gian đi tìm cho được câu trả lời “Chúa có còn phán lời Rhema nữa không”.
Nghe điều này giống như chuyện cười của danh hài Trấn Thành hay chuyện hàng ngày ở huyện, nhưng đó là sự thất đau lòng cho nền thần học được mệnh danh là chính thống.
Câu trả lời Dr Mark trở thành nhân vật nổi tiếng Chúa dùng để trình bày sứ điệp “Làm sao để nghe lời Chúa phán” vào Isom loạt bài How to hear God’s voice.
Tôi thì sau khi tin nhận Ngài, lời Rhema đã đến với tôi, giây phút đầu tiên tiếp nhận Ngài, rồi niềm tin tăng trưởng, lời Rhema tăng dần theo chuyển động dần đều, sống với đức tin bước đi theo Thánh linh. Chúa cho tôi theo Ngài, bước đi theo Thánh Linh quá nhẹ nhàng, như đứa con trai hoang đàng sau khi về nhà Cha, sống bên Cha, không phải suy nghĩ nhức đầu.
Sau 20 năm kinh nghiệm, tôi đã viết ra bài này. Đúng như Kinh Thánh đã nói: “Hãy trở nên như con trẻ sẽ thấy và vào Vương quốc Đức Chúa Trời.”
Sở dĩ chúng ta khó nghe tiếng Chúa vì chúng ta đã nhiễm virut thần học vô tín “Chúa không còn phán nữa” Mọi sự Chúa đã nói qua Kinh Thánh rồi… Từ đó in trí, cứ chăm chỉ học học, học thuộc lòng… như Hội Thánh Ga-la-ti mổ xẻ Kinh Thánh, chẻ Kinh Thánh ra làm tư, làm tám… Phao lô đã cảnh cáo.
Như thế, luật pháp là người hướng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, để bởi đức tin chúng ta được xưng công chính. Nhưng khi đức tin đến rồi, chúng ta không còn dưới quyền người hướng dẫn đó nữa. 26Vì bởi đức tin trong Đấng Christ Jêsus, tất cả anh em đều là con Đức Chúa Trời.Ga-la-ty 3:24-25
Về một phương diện, Kinh Thánh là phương tiện hay công cụ ân điển giúp chúng ta hiểu biết Chúa Jesus, gặp Chúa Jesus là Đấng sống, hằng sống.
Kinh Thánh như chiếc thuyền giúp ta qua sông, đến bờ rồi, thì đừng mang theo. Hãy để thuyền lại khi nào cần thì dùng.
Không có người cha nào không muốn con mình hiểu ra ý muốn của mình. Chúa đã bày tỏ Ngài cho nhân loại nói riêng và con cái Ngài bằng hai con cách phổ thông.
- Kinh Thánh là quyển sách được viết bằng ngôn ngữ của từng quốc gia để giải bày cho họ biết: Ngài là ai ? Tiếng Hy-lạp gọi kinh thánh là lời Logos
- Ngoài ra Ngài còn bày tỏ chính Ngài bằng một ngôn ngữ mầu nhiệm khác đó là lời Rhema: lời Rhema là lời phán trực tiếp ý muốn Ngài cho con Ngài để không bị lầm, ngộ nhận lời Logos
Con cái thật của Ngài phải nghe được tiếng Ngài đó là điều quan trọng nhất của niềm tin Cơ Đốc, Chúa Jesus khẳng định:
“Chiên ta nghe tiếng Ta, Ta quen nó, nó quen ta”Gi 10:14b.
Nói rằng mình là chiên của Chúa mà không nghe được tiếng Chúa là điều không bình thường, xem lại niềm tin mình đang đặt ở đâu!
Đức Chúa Trời từ sáng thế cho đến hôm nay, Ngài luôn ở bên con người, trong con người, giải bày ý chỉ Ngài cho dân Ngài; nhưng dân Ngài không muốn nghe, thích độc lập, thích tự do, muốn làm theo ý mình lấy làm phải; đó là lý do khiến lời Rhema lấy làm hiếm hiếm hoi và sự năng thấy chẳng xảy ra trong thời đại thầy tế lễ Hê-ly, mặc dù hàng ngày của lễ chiều, của lễ mai vẫn dâng cho Ngài.
Hội thánh Chúa ngày nay cũng vậy, kinh thánh vẩn học mỗi ngày, thần học viện cứ nối tiếp sản sinh hết lớp này đến lớp khác. Nhưng ý chỉ của Chúa, lời Rhema hằng sống của Đức Chúa Trời như xa lạ, đúng như lời tiên tri Phao-lô đã cảnh báo
“Học hoài mà không thông hiểu lẽ thật” ITi 3:7
Từ cựu ước đến nay, Chúa luôn chờ sẳng để đáp ứng mọi nhu cầu con cái Ngài như người Cha túc trực bên con
“Hãy kêu cầu Ta,Ta sẽ trả lời cho, Ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc mà ngươi chưa từng biết”Giê 33:3
Chúa Jesus đã thúc dục môn đồ Ngài hãy cầu xin
“Đến bây giờ, chưa từng nhơn danh Ta mà cầu xin chi hết. Hãy cầu xin đi, các ngươi sẽ nhận được, hầu cho sự vui mừng được trọn vẹn ” – Gi 16:24
Đau buồn ngày nay, nhiều lãnh tụ Cơ Đốc, nhiều giáo phái Cơ Đốc phủ nhận lời Rhema, chỉ tin lời Logos. Họ chú tâm và sáng tác thêm những giáo nghi, giáo lễ, thờ phượng một Đức Chúa Trời: câm-điếc như một tôn giáo ngoại lai khác.
Chúng ta phải phân biệt rạch ròi Kinh thánh và lời Rhema
Tiếng Hy-lạp kinh thánh: logos. Logos là lời Rhema đã biến thành văn tự được dùng trong thể quá khứ.
Còn Rhema: lời Ngài phán trực tiếp luôn ở thì hiện tài hay hiện tại tiếp diễn.
“Đức tin đến bởi sự người ta nghe khi lời (Rhema) của Đấng Christ được rao giảng” (By hearing, hearing by the Word of God)
Logos cần cho sự sống hàng ngày, đức tin hàng ngày. “Người công bình sống bởi đức tin” là tin vào lời Kinh Thánh (logos). Chúa không nói người công bình sống bởi lời Rhema hàng ngày. Hay:
“Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hãy cẩn thận làm theo” Giô-suê 1:8;
Chúa không nói lời Rhema phải luôn ở trong miệng ngươi, phải nghe luôn luôn.
Nhiều anh em ngũ tuần ngộ nhận và đã trở thành thần cảm giả mạo, sống ảo tưởng lơ lững như người cỏi trên, môi miệng luc nào cũng Thánh Linh phán; tối ngủ nằm mơ, nằm mộng đều cho rằng đó là Thánh Linh phán. Lời Rhema là lời Thánh Linh để bổ túc cho lời Logos khi lời logos không giải bày rõ ý muốn Chúa; hay Chúa muốn khích lệ, an ủi giải cứu một vấn đề quan trọng cấp bách. Ví dụ trường hợp các môn đồ Chúa bị bách hại, bối rối, sợ hãi khi Chúa bị đóng đinh
“… Bình an cho các ngươi! Khi Ngài phán điều đó rồi thì hà hơi trên môn đồ: hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh” Giăng 22;21-22
Người Pha-ri-si giỏi Logos nhưng không hiểu ý muốn Đức Chúa Trời và đã đóng đinh Chúa jesus. Satan cũng lấy kinh thánh đối địch Chúa.
Cho nên lời Rhema là lời đặc biệt trong hoàn cánh đặc biệt; còn lời logos là lời sống hằng ngày, suy gẫm làm theo. Lời Logos và Rhema không thể thiếu như 2 cánh của con chim. Quá chú trọng Logos thì thành khô cứng; quá thiên về Rhema sẽ trở thành thần cảm giả mạo, ảo tưởng như người cõi trên.
Xem tiếp: Làm thế nào để nhận lời Rhema?
Ms: Nguyễn Duy Thắng