Thỏa Hiệp Tôn Giáo

“Chẳng có ai được làm tôi hai chủ…Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma môn nữa (Ma thi ơ 6: 24, so sánh Các quan xét đoạn 17-18)

Những câu chuyện đáng lưu ý trong 2 đoạn nầy minh chứng một cách sống về những nguyên tắc được nêu trong câu gốc trên. Câu chuyện Mi ca và tình trạng hỗn độn trong sự phạm pháp nầy không những kết án gay gắt và ngu dại , cũng như tội lỗi của thời kỳ đen tối của các triều đại Các quan xét, mà nó còn có thể áp dụng để cảnh cáo nghiêm khắc cũng như để nói về một sự thật đáng kinh tởm về các thói xấu của xã hội  và tôn giáo trong thời đại chúng ta.

I/ BỨC TRANH THIẾU THÀNH THẬT:

Trước hết chúng ta thấy Mi ca , một thanh niên ở núi Ép-ra-im, ăn cắp của mẹ mình 1.100 miếng bạc, rồi đem giấu biệt trong một thời gian. Bị chưởi rủa thậm tệ, Mi ca không chịu nổi bèn nhận tội và trả hết số tiền.

Ở đây, chúng ta thấy một bức tranh chung cho mọi thời đại. Sự thiếu thành thật và sự gây nên tội lỗi trong vòng tròn gia đình, từ chỗ ăn cắp từng đồng bạc của mẹ trong nhà đưa đến một đời sống phạm pháp luật. Sự thành thật tuyệt đối trong từng chi tiết nhỏ nhất, là yếu tố cần thiết đối với tất cả các đặc tính tôn giáo.

Ngày hôm nay chúng ta thấy thiếu sự công chính , thành thật trong cơ chế xã hội và thiếu sự nhạy bén của lương tâm về thiện, ác. Có nhiều người cả nam lẫn nữ đều có thể nói lên những kinh nghiệm về tôn giáo rất xuất sắc và những sự phục vụ công cộng thật nổi bật, nhưng lại dường như không thể mạnh dạn nhìn nhận sự cần thiết của việc tuyệt đối thành thật trong vấn đề tiền bạc, nợ nần và các mối liên hệ giữa người với người.

II/ BỨC TRANH VỀ THAM VỌNG:

Tại đây chúng ta thấy có một tham vọng trong người mẹ của Mi ca, khi nàng khám phá số tiền lớn bị mất thì rất giận dữ, chưởi rủa thật lớn, thật lâu để cho mọi người biết rằng dường như đó là tất cả tài sản của mình. Điều nầy đã gây ấn tượng sâu xa trong Mi ca, đến nỗi chàng không thể chịu được mà phải đem số tiền ra yta3 lại; nhưng ngay giờ phút bà thấy lại số tiền, thì lập tức quên ngay tham vọng trước kia về việc dự tính dùng số tiền để buôn bán và cũng quên đi việc hình phạt đức con trai đã làm bà đau khổ trong thời gian qua. Bây giờ bà rôi vào một tham vọng khác hấp dẫn hơn, mấy ngày trước chưởi rủa, sỉ nhục Mi ca bao nhiêu, thì bây giờ lại không tiếc lời ca tụng, chúc phước cho chàng bấy nhiêu “ nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho con!”

Một tia sáng tôn giáo lóe vào đầu óc bà, tự nhiên bà nẩy ra tham vọng làm một người nhiệt tình tôn giáo. Đối với bà chắc không bao giờ bảo con mình ngồi xuống rồi giải thích cho nó nghe việc làm gian ác ấy và đưa nó đến sự ăn năn thật. Ngay giờ phút nầy, mọi sự suy nghĩ của bà đều hướng về số tiền được hoàn trả.

Có biết bao nhiêu bà mẹ giống như bà nầy, một sự thay đổi đột ngột từ giận dữ kinh khủng qua cưng chiều tột độ, mà cả hai thái cực đều có tính chất tội lỗi , độc ác như nhau.

III/ BỨC TRANH VỀ SỰ DÂNG HIẾN GIẢ DỐI:

Bà mẹ Mi ca nói tiếp: “ Tôi biệt riêng bạc nầy ra cho Đức Giê-hô-va, để làm cho con trai tôi một cái tượng chạm luôn với cái chân bằng gang”.

Thật là một sự lẫn lộn kỳ lạ giữa tôn giáo và sự thờ lạy hình tượng. Mẹ của Mi ca có đầy dẫy tư tưởng tôn giáo, nhưng không có điều nào tốt cả, vì nó đã trộn tôn giáo và tội lỗi lẫn vào nhau.

Nhu cầu của thế giới không phải là tôn giáo, tất cả mọi người đều có tôn giáo, một người nếu có ít Đức Chúa Trời bao nhiêu thì người ấy sẽ có nhiều tôn giáo bấy nhiêu. Người Phi châu có tôn giáo riêng, người trung hoa có tôn giáo riêng… Tất cả những người đó, họ thờ phượng khác xa với chúng ta. Vì trong sự thờ phượng của họ , họ cung kính , dâng hiến và hy sinh là nhiều gấp bội những gì chúng ta làm với Đấng Christ, nhưng tất cả những gì họ làm đều phục vụ cho tôn giáo của ma quỉ.

Như mẹ của Mi- ca, ở phía sau sự thờ phượng của các hình tượng đó cũng có vài ý tưởng mơ hồ về Đức Chúa Trời và họ sẽ nói với bạn rằng những ảnh và tượng đó chỉ là hình thức, các hòn đá để bạn bước lên nhờ d0o1 bạn có thể vươn lên gặp Đức Chúa Trời thật. Một người theo đạo Thiên Chúa giáo La mã, vừa tụng kinh lần tràng hạt, vừa ngước lên ảnh tượng các thánh trên bàn thờ và một tín hữu Phật giáo cầu vấn với Hiryana đều giống như cách chúng ta làm đối với Đức Chúa Trời. Đằng sau mọi hình thức tôn giáo đều có cùng một suy nghĩ về Đức Chúa Trời và lòng khao khát muốn gặp Ngài . Nhưng điều đó không làm cho lòng khao khát nầy tốt hơn.

Cũng vậy, trong mọi nghi thức tôn giáo của chúng ta, có thể chúng ta chú tâm rất nhiều đến việc xây cất Nhà Thờ, trang hoàng cho tòa giảng thật đẹp, làm sao cho được những máy móc thật đắt giá, để làm cho buổi lễ tăng thêm sự hoành tráng, giữ thật trọng thể các giờ hành lễ… nhưng tất cả những điều đó cũng chẳng là gì nếu không có tấm lòng chân thật ính thờ Đức Chúa Trời và đó là sự thờ hình tượng. Những con người có lòng thờ phượng chân thật sẽ nhận thấy rằng, trong những ngày cuối cùng nầy, Đức Chúa Trời chẳng nhậm các của lễ  có tính cách hình thức đó, tất cả những sự tiêu phí tiền bạc, thì giờ và sức lực cũng vô ích giống sự thờ lạy hình tượng của dân ngoại và những cuộc vui chơi chè chén trong sự thờ phượng Ba anh.

Nhưng hãy chú ý đến sự dâng hiến của bà mẹ Mi ca, bà đã phản bội chính mình  bằng một hành động không thành thật với điều mình đã hứa nguyện : “…tôi biệt tất cả số bạc nầy riêng ra cho Đức Giê-hô-va”. Nhưng khi bắt tay vào việc, bà bèn “ lấy 200 miếng bạc cho thợ đúc, làm một tượng chạm luôn với cái chân bằng gang để trong nhà Mi ca!” Số còn lại ( 900 miếng bạc) bà giữ lấy làm việc khác.  Bà là tổ mẫu của A na nia và Sa phi ra. Bà cũng không thành thật trong tôn giáo nhỏ bé mà bà đã sùng bái và thờ phượng.

Ta có thể thấy tinh thần như thế trong tinh thần yêu mến thế gian, và trong những người thờ ngẫu tượng. Người Trung hoa cũng cố gắng lường gạt thần của mình cách công khai, giống như một Cơ đốc nhân đặt đồng bạc xấu trong thùng tiền dâng. Phong tục của người Trung hoa là cúng cho ông bà của mình quần áo cũng như vật dụng trong nhà. Những đồ nầy được làm bằng giấy và được đốt đi để nó có thể tới tay người chết ở bên kia thế giới. Nhưng tôi chỉ thường thấy họ làm một nửa, một mặt ngoài của bộ đồ hoặc mặt tiền của cái nhà…. Người ta cho rằng thần thánh không chú ý đến những điều đó nên làm một nửa cũng được.

Vì vậy, thật dễ dàng cho chúng ta xen bản ngã vào việc thờ phượng. Chúng ta phải thận trọng trung tín như điều Ohao lô nhắc nhở tín hữu Cô- rinh- tô: “…Vậy nên, anh em hãy cẩn thận về việc hành Đạo, cũng có một sự sẵn sàng muốn làm, mà cũng có sự thực hành Đạo vượt quá những gì chúng ta có”.

IV/ BỨC TRANH VỀ NGHI LỄ CHỦ NGHĨA:

Mi ca đã dựng nên một hình tượng, rồi tự thiết lập lễ nghi tôn giáo trong sự thờ phượng nầy. Nhà nầy trở nên một đền thờ thần. Có một cái Ê-phót và những Thê-ra-phim, và để làm cho trọn vẹn, Mi ca lập một con trai mình làm thầy tế lễ. Đó là tất cả những gì đòi hỏi của một tôn giáo do con người sáng lập.

Điểm cần nhấn mạnh ở chỗ nầy: tôn giáo của Mi ca hoàn toàn do sáng kiến của anh ta. Đây là nhược điểm chính yếu của tất cả các hình thức tôn giáo giả tạo, tất cả điều do con người sáng lập. Vấn đề không phải là ở việc thờ hình tượng có tính cách cao thượng hay có tính cách dâm đãng, nhưng là ở dục vọng của con người.

Dù là nền luân lý của Khổng Mạnh hay của triết lý Phật giáo hay là những giấc mơ và những lời giải đáp của Mô ha mét, hay phép chịu lễ trọng thể của chức vị Giáo hoàng, hay ngay cả những nghi thức linh đình của các nhà thờ Tin lành hiện đại….Tất cả chỉ nằm trong một ngàn lẻ một hình thức do con người tạo nên, mà họ gọi đó là sự thờ phượng!

Lỗi lầm quan trọng của từng cách thờ phượng :  một là nó đã xuất phát từ con người, nó lập nền tảng trên truyền thống hay sáng kiến của con người, chớ không phải do sự mặc khải hay lệnh truyền có thẩm quyền của Giê-hô-va Đức Chúa Trời.

Mạng lệnh của Đức Chúa Trời truyền cho Môi se là phải làm y như mẫu mực Ngài phán dạy, và lệnh truyền của Chúa Giê-xu cho các môn đồ Ngài cũng vang dội như thế: “ hãy dạy cho họ giữ những điều mà Ta đã truyền cho các ngươi “. Vì thế, ma quỉ đang tập trung mọi cố gắng để đem những sự thờ phượng có tính cách nghi lễ, những hệ thống dạy dỗ thần học thuần túy mà những điều đó ĐCT chẳng bao giờ phán truyền và bày tỏ cho Hội thánh Đấng Christ, với mục đích thay đổi sự dạy dỗ Thiên thượng của Hội thánh thành ra từng mảnh vụn, có tính cách máy móc của con người hầu nó có thể điều khiển được Hội thánh.

Thật đáng buồn! công việc tôn giáo của chúng ta ngày nay mang nhiều sắc thái của con người quá. Các cuộc phục hưng không có chiều sâu lại được xuất hiện do các tổ chức khéo léo và có tính cách máy móc giả tạo.

Chúng ta phải chịu đựng các buổi thờ phượng nặng nề, trong đó các diễn viên được huấn luyện ( ngụ ý những người ở trên bục giảng) là thuộc về thế gian, xác thịt và ma quỉ trong 6 ngày. Đến ngày Chúa nhật, họ vì trách nhiệm để ra vài giờ cho Chúa. Và phần lớn cái gọi là tôn giáo của chúng ta chẳng khác gì điều Phao lô mô tả :”dạy dỗ về những giáo lý cùng những lời truyền khẩu của loài người”“ các mạng lệnh ấy đều bị hư mất cùng với sự sử dụng nó vì đó là những giáo lý và truyền khẩu của con người”.

Sau khi Mi ca thiết lập nghi lễ toàn bộ của sự thờ phượng, anh ta vẫn có cảm tưởng còn thiếu điều gì nữa. Anh muốn ĐCT công nhận giáo hội do con người lập ra của anh, để ban cho nó quyền năng và sự thánh khiết. Vì vậy, một ngày nọ tình cờ có một chàng thanh niên thuộc chi phái Lê vi ở thành Bết lê hem , xứ Giu đa đi ngang qua nhà Mi ca và ở lại với Mi ca mấy ngày. Mi ca nhận ra người nầy thuộc dòng dõi Thầy Tế lễ nên ông mời người nầy ở lại làm Thầy tế lễ và chịu trách nhiệm về đền thờ cũng như các cuộc tế lễ mà anh ta đã thiết lập ra. Mi ca trả cho gã trai trẻ nầy 10 miếng bạc mỗi năm, một bộ áo xống và những vật cần nuôi mình.

Người Lê vi nầy nhận lời và đương nhiên trở thành người giảng mướn của nhà thờ Mi ca. Bây giờ Mi ca yên nghỉ, anh ta thỏa lòng về những điều nầy, anh ta có được vừa đủ ĐCT ở trong cái nhà thờ do mình sáng lập và thấy mình được xưng công bình trong thể chế tôn giáo nầy. Vì thế, Mi ca đã xoa 2 bàn tay mình trong sự thỏa lòng tột độ: “ Bây giờ ta biết rằng Đức Giê-hô-va sẽ làm ơn cho ta , bời vì ta có người Lê vi nầy làm ThầyTế lễ”.

Vì vậy, Ngày nay có nhiều ông, nhiều bà tự sáng tạo ra những thứ  giáo phái khác nhau, rồi muốn được giáo hội công nhận . Họ mời vài người Lê vi thuộc dòng dõi các sứ đồ chính cống để phủ che bên ngoài. Thế là xong, mọi việc đều hợp lẽ và họ không cần biết ĐCT có công nhận hay không…Vì họ thấy việc Hội thánh chung công nhận bất cứ hình thức giáo lý hay sự trộn lẫn cái gọi là sự thờ phượng dễ dàng quá.

Cứ đưa một người có đầu óc phóng khoáng và có khả năng ăn nói lưu loát, hấp dẫn quần chúng vào cộng đồng tín hữu như là một vị giáo sư lỗi lạc, rồi để người nầy dùng những bài giảng và sách vỡ để tạo lòng tín nhiệm của hội chúng, rồi sau đó, để người nầy xuất  bản một số sách vở có thể làm cho một người thích hiệp nhất các giáo phái, hay một người Giu đa, hay một người ưa thích việc thần bí , hay ngay cả một Cơ đốc nhân chấp nhận được. Nếu người ấy có tài viết văn khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ, sắc bén trong ý tưởng thì đương nhiên người ấy được cả mọi người chấp nhận, như là những người tiêu biểu của những Hội thánh bảo thủ nhất: Scotland và England sẽ được công nhận như là một người Lê vi chính cống.

Hãy đưa một người có tư tưởng thần học Tân phái, có tham vọng tự do và thích phóng khoáng, hãy để người nầy tự do cắt xén Kinh thánh, lược bỏ tất cả những chỗ trong Kinh thánh có tính siêu nhiên, và cắt bỏ hẳn 5 sách đầu  của Kinh thánh cũng như sách Ê-sai và Đa ni ên, nhưng người đó lại được chiếm địa vị cao nhất trong những trường thần học, được công nhận như là một trong những diễn giả thượng thặng của các kỳ hội đồng và cứ tiếp tục giữ mãi các chỗ tôn trọng ấy.

Hãy để nơi thánh và đền thờ của Đức Chúa Trời trở thành nơi tiêu khiển tôn giáo và trình bày các chương trình, các tiết mục không kém gì  các sân khấu, hằng tuần hãy đưa vào các tiết mục khiêu vũ đồng thời với các buổi nhóm cầu nguyện và rồi tất cả những điều nầy đều được hợp thức hóa. Dĩ nhiên, những thành viên trong những nhà thờ như thế và cả những người có trách nhiệm hòa đồng tôn giáo đã xoa tay hãnh diện mà nói giống như Mi ca rằng: “ mọi sự đều tốt đẹp vì chúng ta là người Lê vi, làm Thầy tế lễ”.

V/ BỨC TRANH VỀ KẾT THÚC ĐÁNG BUỒN CỦA VIỆC THỎA HIỆP TÔN GIÁO:

Màn cuối cùng của câu chuyện Mi ca thật khôi hài và bi thảm. Một nhóm kẻ cướp thuộc chi phái Đan đi khắp xứ đặng tìm một nơi lập nghiệp. Họ vào nhà Mi ca, gặp Thầy Tế lễ của người để xin ý kiến và mong nhận được một lời khuyên tốt lành. Họ tiến bước và tìm được một vùng đất tốt đẹp. Lập tức, họ trở về nhà và tổ chức một lực lượng hùng hậu. Những người nầy cũng theo bước chân của những người đi do thám xứ.

Thứ nhất, họ vào nhà Mi ca, rồi sau đó bắt cóc Thầy Tế lễ cùng cướp các  tượng thần của Mi ca. Lúc Mi ca chạy theo sau đòi lại thì đám người đó lạnh lùng bảo Mi ca hãy về đi. Nếu cứ lải nhải đòi lại thì mạng sống của người sẽ bị đe dọa.

Kế đó, chúng ta thấy họ tiến đến vùng đất mà các kẻ do thám xứ đã tìm thấy, họ dùng gươm giết hết dân chúng không chút xót thương và chiếm lấy đất đai, tài sản. Đến phiên họ, họ cũng lại thiết lập sự sự thờ lạy hình tượng. Và trong những năm về sau, việc nầy đã ảnh hưởng đến đời sống tôn giáo của xứ sở . Vì vậy, chúng ta hãy xem tội lỗi và kết quả của sự dại dột Mi ca. Trước hết, bản thân Mi ca bị mất mát lớn, tất cả hy vọng và kế hoạch của người đã ta thành mây khói, ngay cả tôn giáo mình tạo nên cũng bị mất.

Thứ hai, một xã hội đang sống bình yêu cũng bị mất mạng sống, mất hết tài sản và cuối cùng ảnh hưởng thờ lạy hình tượng cứ kéo dài trong nhiều thế kỷ của lịch sử dân Y sơ ra ên.

Đây là những hậu qủa của việc thỏa hiệp tôn giáo và tội lỗi Mi ca trong mọi thời đại. Trước hết, nó đem lại sự đau đớn, bất mãn và tuyệt vọng cho người thiết lập sự thờ phượng theo ý riêng, và rồi ngày đến, chắc chắn ma quỉ sẽ đánh cắp tôn giáo vô giá trị ấy , rồi để cho người theo nó thêm khốn khổ, chẳng còn gì  ngoài trừ bất mãn và chưởi thầm.

Thứ ba, mê tín luôn luôn dẫn đến sự tàn bạo và hung ác. Tôn giáo giả, tạo thành con người đàn áp và hủy diệt công lý, lẽ phải và sự tự do của con người. Hai ảnh hưởng tàn ác và phá hủy nhất của thời Trung cổ và lịch sử hiện đại là Hồi giáo và La mã giáo, cả hai đều có hình thức của tôn giáo giả . Lịch sử và nguyên tắc tôn giáo đều rập theo khuôn của tôn giáo hỗn hợp Mi ca. Những người đầu tiên đi chinh phục nước Mỹ, đã nhân danh Đức Chúa Trời để chiếm đoạt đất đai và những tên địa dư mà họ đã đặt đã nói lên ước vọng đó. Những hậu quả của việc lai giống với người bản xứ và sự thoái hóa vẫn còn ngự trị trên vùng đất đó, ngày nay chứng tỏ sự bạo tàn, hung dữ và độc ác của họ.

Thứ tư, mầm của mọi tôn giáo giả sẽ trở thành nguyên tắc phá hỏng , đồi bại của lịch sử tương lai của một dân tộc. Mi ca không những thành công trong sự làm đổ vỡ đức tin trong gia đình mình, nhưng còn đặt nền móng cho sự gian ác kéo dài đến cuối lịch sử của dân Y sơ ra ên và đã tiêu hủy toàn bộ đất nước và đưa đến sự lưu đày của dòng giống, cũng như đem lại sự sầu não,phạm tội suốt 60 thế hệ .

Vì thế, khi chúng ta làm ô uế lẽ sống chân lý và sự sống Thiên thượng , thì chúng ta đã đầu độc cho toàn bộ thế hệ mai sau. Khi chúng ta trồng cỏ lùng vào ruộng lúa mì, thì chúng ta đã để lại phía sau những hạt giống gai góc và tật lê dành cho sự hủy diệt đời đời.

Nhiều người cho rằng việc lý giải Kinh thánh cao một chút, hay thêm các trò chơi hình thức tôn giáo vào các lễ nghi, chắc không có tội. Thế nhưng, họ không biết rằng mình đang chôn vùi đức tin của hậu tự họ, đang nhen nhúm ngọn lửa đốt nhà để rồi nó đốt cháy cả căn nhà cũng như bàn thờ của họ mà chính họ đang làm tiên phong cho một chế độc độc tài . tàn bạo, vô luân, phạm đủ mọi tội cực kỳ gian ác mà nó sẽ dẫn đến sự xuất hiện của Anti Christ và sự tiêu diệt của cả trái đất.

(rích trong sách “ BỬU THẠCH TRONG CÁC QUAN XÉT”, chương 9 . Tác giả : A.B. SIMPSON )

NỖI LÒNG NGƯỜI ĐỒNG CẢM

Nói đến cụ AB.SIMPSON người Tin Lành Việt nam không ai không dành cho ông lòng yêu thương, sự kính trọng. Cụ đã mang lại ánh sáng phúc âm cho dân tộc Việt nam và cũng đã khai sinh Hội Thánh tin lành Việt nam.

Tôi cũng chỉ là học trò nhỏ của cụ. Những văn phẩm của cụ giúp đỡ tôi hiểu về phúc âm cứu rỗi, về Chúa tái lâm rất sâu sắc. Đặc biệt nhất là “ Bửu thạch trong các quan xét”, Có thể nói là một trong những sách gối đầu giường của mỗi Cơ-đốc nhân .

Cụ A.B.Simpson đã có cái nhìn rất sâu sắc về tình trạng thuộc linh sa bại- sa bại báo động đỏ của Cơ-đốc giáo đương thời của cụ. Cụ đã viết bửu thạch các quan xét như hồi chuông báo động, như lời cảnh cáo răn đe với lời lẽ như bản cáo trạng, như sấm truyền cho giới lãnh đạo Cơ đốc đương thời cũng như hậu tự chúng ta ngày nay.

Cụ đã nỗ lực truyền giáo, giáo dục và ước mong môn đồ cụ tốt hơn những gì Mica, mẹ Mica đã làm.

Nếu cụ sống lại ngày nay để nhìn xem hậu tự của cụ: C&MA Ca-na-đa, Hoa-kỳ, Trung Hoa và đặc biệt Hội Thánh Tin lành Việt nam ,cụ không thể tưởng tượng được : coi chừng tệ hơn cả Mica, kinh hoàng hơn cả mẹ Mica hay anh chàng Lê-vi lêu têu

Biết đúng đã là khó, còn sống đúng thì thật quá  khó”. Tổng thống Hoa-Kỳ Kennedy nói” Lịch sử dạy cho ta nhiều bài học quý giá, nhưng chúng ta chẳng học được gì từ lịch sử”. Vâng đó mới thực sự con người, chúng ta còn phải tiếp tục bàn , bàn cho đến Chúa tái lâm.

Vâng tôi tin Chúa chỉ dùng cụ A.B.Simpson tới mức đó, cũng như Môi-se đến được bên này sông Giô-đanh. Điều đáng nói là cụ không đào tạo được những  Giô-suê, Ca-lép tiếp bước đường lối cụ, họ không  đưa được Hội thánh Chúa đến định cư xứ Ca-na-an giàu có sung mãn,  thuộc linh như đại mạng lịnh của Chúa:

“Môn đồ hóa muôn dân”

Cầu xin Chúa Thánh Linh ban thêm ơn, thêm khôn ngoan giúp chúng ta hiểu trọn vẹn đường lối môn đồ hóa, đừng theo đường lối Mica, Ba-la-am

Ngày 4 tháng 8 năm 2013

Mục sư Nguyễn Duy Thắng

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.