Tin Lành và vấn đề hội nhập văn hóa dân tộc

Khái quát văn hóa

Một trong những kỳ diệu của Đức Chúa Trời trong việc sáng tạo vũ trụ và loài người đó là Ngài đã sáng tạo loài người giống như Ngài: một hữu thể tâm hồn gồm ba quan năng vi diệu: tâm trí, tình cảm và ý chí.

Ba quan năng này còn gọi là thân vị, ba quan năng có khả năng sáng tạo văn hóa, văn hóa sáng tạo ra tín ngưỡng, đạo đức, văn minh, khoa học, nghệ thuật, triết học, văn học, chính trị kinh tế, quân sự…

Văn hóa là thượng tầng kiến trúc, là tư tưởng, là vị chỉ huy cho đoàn thám hiểm hướng nhân loại hướng theo ý muốn đã lập trình. Tư tưởng phát sinh mọi hành động, mọi sự tốt lành cho thế giới hôm nay.

Đức Chúa Trời đã ban cho Adam sự khôn ngoan vô tiền khoán hậu. Adam có một trí nhớ vượt cả computer hiện đại: đặt tên cho muôn loài muôn vật, rồi quản trị muôn loài trên toàn trái đất. Mọi văn hóa, triết học, văn minh, khoa học, nghệ thuật, xã hội học và mọi sự bắt nguồn từ đây.

Nếu dân Do Thái với 2000 năm lưu đày khắp thế giới, phải nhờ Đấng Tạo Hóa vùa giúp mới trở về lập quốc 1948, thì dân tộc Lạc Việt, lập một kỳ tích mà chưa có một dân tộc nào trên thế giới làm được. Đó là giành lại độc lập sau 1000 năm nô lệ với mọi thủ đoạn độc ác gian manh của giặc Tàu, rồi 100 năm đô hộ giặc Tây, thêm 25 đấu tranh cho độc lập dân tộc.

Đó không phải là kết tinh của văn hóa Việt Nam, một ý chí quật cường yêu nước, yêu độc lập dân tộc, thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua phương Bắc, không chấp nhận làm nô lệ cho bất cứ thế lực nào sao?

Tất cả những thành công vô tiền khoáng hậu đó nếu không phải do văn hóa Việt Nam đã hình thành phát triển của tổ phụ dân Việt từ cội nguồn châu thổ sông Hồng, tiến về phương Nam xóa sổ Chiêm Thành, đuổi xua Chân Lạp, đẩy biên cương Nước Việt đến tận Mũi Cà Mau.

Văn hóa là cái gì không thấy bằng mắt, nhưng lại cụ thể bằng non sơn gấm vóc, bằng dải Trường Sơn hùng vĩ với biển Đông đẹp giàu, bằng con người máu đỏ da vàng có thể sờ nắm được.

Văn hóa như dòng nước hiền hòa mềm yếu, nhưng gặp cơn sóng thần phá vỡ cả đại dương. Văn hóa như ngọn đèn soi bước, như ngôi sao mai dẫn lối cho những con người tiến về phía trước, bay xa bay cao.

Thiếu cơm thiếu áo vẫn dễ chịu hơn thiếu văn hóa. Văn hóa không thể thiếu cho xã hội gọi là loài người.

Loài người sáng tạo văn hóa. Văn hóa tô son cho con người và trở về con người chân – thiện – mỹ.

I. Chính danh thuật ngữ đạo Tin Lành

Thuật ngữ đạo Tin Lành do ban dịch thuật Kinh Thánh bản đầu tiên bởi Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.

Tôi đã nghiên cứu kĩ: toàn bộ Kinh Thánh không có thuật ngữ “Đạo Tin Lành”.

Trong cả Cựu Ước, Tân ước có hai thuật ngữ Tin Lành.

Tin Lành thứ nhất “good news” trong Kinh Thánh chỉ dùng hai lần, mang ý nghĩa  tin vui, tin tức tốt lành “Này ta báo cho các ngươi một Tin Lành…” (Lu-ca 2:10)

Tin Lành thứ hai “Gospel”. Chữ Gospel gồm hai chữ:

  • God : Đức Chúa Trời
  • Spell : Lời ra từ miệng

Gospel: nghĩa Lời ra từ miệng Đức Chúa Trời.

Vậy Gospel phải dịch “Phúc Âm”.

Chữ Phúc: Phước, gồm bốn bộ: bộ thần, bộ nhất, bộ khẩu, bộ điền.  Bộ thần chỉ về “ Đức Chúa Trời” đứng trước cũng có nghĩa Đấng ban phước. Ngài mới có thẩm quyền ban phước.

Tư tưởng Phúc Âm của Đức Chúa Trời mang ý nghĩa mọi phước hạnh ra từ miệng Đức Chúa Trời.

Bản Kinh Thánh Công giáo đã dịch Gospel là Phúc Âm.

Không biết vô tình hay hữu ý bản dịch đầu tiên hai chữ “Gospel và The word of God” được dịch là đạo Tin Lành.

Chính lý do này mà giáo hội Tin Lành Việt Nam, tiền thân của Hội truyền giáo Phúc Âm liên hiệp (CMA) tự cho mình là Đạo Tin Lành, Tin Lành chánh giáo, còn các hệ phái khác là Tin Lành khác, là tà giáo…

Các hệ phái cũng muốn thêm chữ Tin Lành vào hệ phái mình cho nó thuộc linh “ Tin Lành ngũ tuần – Tin Lành trưởng lão…”

Các hệ phái cũng muốn thêm chữ Tin Lành vào hệ phái mình cho nó thuộc linh: Tin Lành Ngũ Tuần, Tin Lành Trưởng Lão…

Bởi cớ đó chuyên đề “Đạo Tin Lành và vấn đề hội nhập văn hóa Việt Nam sau 1975”, đạo Tin Lành ở đây được hiểu: các hệ phái Cơ Đốc và tín lý của Cơ Đốc giáo (Phúc Âm của Đức Chúa Trời).

II. Văn Hóa và văn hóa dân tộc

 

Tự nghĩa văn hóa

 

  • Văn: vẻ đẹp, sự sang trọng, nét quý tộc, nét tươi trẻ…
  • Hóa: sự biến đổi, biến hóa, đổi mới.
  • Văn hóa: sự thay đổi, sự đổi mới mỗi ngày hoàn thiện hơn. Văn hóa là nét đặc trưng của con người trong xã hội loài người.

Đối lập với văn hóa là hủ hóa. Tôi không thích dùng văn hóa tiêu cực, văn hóa hủ bại, văn hóa nô dịch… Đã gọi là văn hóa nguyên nghĩa thì phải tốt, phải thiện mỹ, bao hàm cả tinh thần lẫn vật chất. Chỉ có con người mới có văn hóa. Con người sáng tạo ra văn hóa, văn hóa tô đẹp cho con người, cho xã hội và cho cả trái đất.

Có thể khái niệm văn hóa là tổng bao hàm tư duy con người, bao hàm tinh thần và cả vật chất.

Mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, mỗi địa phương, mỗi nước, mỗi vùng… có những nét văn hóa đặc thù riêng biệt. Nhờ những nét dị biệt đó mà xã hội loài người tồn tại và phát triển như rừng hương với muôn ngàn kỳ hoa dị thảo, ngàn hương thơm ngát vang lừng…

Có hàng trăm hàng ngàn định nghĩa văn hóa khác nhau… Có những cái đặc thù, cũng có cái phổ quát.

 

Văn Hóa dân tộc

 

Nét đặc trưng, nét độc đáo, nét đặc thù của một dân tộc để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Nước Việt Nam chúng ta có một nền văn hóa lâu dài, bền vững, độc đáo hấp dẫn siêu Việt. Chúng ta thường gọi 4000 năm văn hiến. Sự hình thành và phát triển văn hóa Việt Nam nói riêng và dân tộc tính nói chung là một bản vừa anh hùng ca, vừa bi hùng ca.

 

Tầm quan trọng của văn hóa

 

Sức mạnh của văn hóa thay đổi thế hệ, định hướng tương lai “Tiến bộ hay sa bại”. Văn hóa Việt Nam đã hình thành con người Việt Nam, các dân tộc khác không có được. Nét siêu việt đó còn gọi “dân tộc tính”.

Martin Luther chỉ một câu Kinh Thánh “Người công bình xưng nghĩa bởi đức tin – sống bởi đức tin” (Rô-ma 1:17).

Câu này đã đánh hạ Giáo hoàng và chủ nghĩa Giáo hoàng đã thống trị Cơ Đốc giáo và cả thế giới gần 1000 năm.

Triết gia Descartes với hai câu nói “Tôi tư duy là tôi hiện hữu” (Je pense donc je suis – I think that I am) như là cánh tay nối dài cho Hồng Y Martin Luther phá tan tư tưởng Giáo hoàng vô ngộ, tạo tiền đề cho dân chủ, nhân quyền, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, triết học, văn học chắp cánh bay cao bay xa.

Tư tưởng Martin và Descartes đã sinh cách mạng dân chủ đầu tiên của Pháp 1789, phong trào dân chủ hóa Châu  Âu (Tam quyền phân lập). Tuyên ngôn đảng Cộng sản Các Mác 1848 đến 1917 Lê-nin ra đời cuối cùng toàn cầu hóa đến hôm nay.

Còn mục sư Martin Luther King ước mong nước Mỹ không còn phân biệt chủng tộc; Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần đã đánh thắng giặc Nguyên. Trần Hưng Đạo “Hịch sỹ tướng Quân”. Nguyễn Du Truyện Kiều đã tô điểm cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Hào hùng nhưng yêu thương nhu mì nhân nghĩa. Nghèo khổ đắng cay nhưng vui mừng lạc quan, yêu đời, yêu nước với 54 dân tộc , đa tín ngưỡng đa văn hóa, nhưng vẫn sống chung hòa bình và còn rất rất nhiều câu nói bất hủ và con người vĩ đại đã đi vào lịch sử.

Ngược lại, không thiếu những sự sai lầm của con người, sự thiếu hiểu biết của các vua chúa nhà Nguyễn do ảnh hưởng tam giáo đồng nguyên bế môn tỏa cảng. Vua Tự Đức đã chối bỏ văn minh khoa học, không nghe lời tường trình của Nguyễn Tường Tộ. Để bảo vệ tín ngưỡng văn hóa tín ngưỡng truyền thống, Tự Đức đã ra chiếu chỉ giết hơn 10.000 người công giáo…

Đồng thời với nhà Nguyễn Phúc Ánh, chủ trương bế môn tỏa cảng: Nho giáo , Việt nam là số một, Minh Trị Thiên Hoàng Nhật Bản mở rộng tư duy, khôn ngoan tiếp nhận văn hóa phương Tây, tiếp thu văn minh, khoa học kỹ thuật, vui mừng hội nhập xây dựng một nước mặt trời mọc giàu sang oai hùng thịnh vượng đứng ngôi vị thứ ba thế giới.

III. Chân lý Phúc Âm và văn hóa Phúc Âm

Phúc Âm chia làm hai nhóm: chân lý và văn hóa.

 

Nhóm chân lý

 

Chân lý theo ngữ nghĩa học.

Chân: không bao giờ thay đổi, không hư tàn.

Lý: trật tự vững bền.

Ví dụ: định lý, nguyên lý.

Chân lý là sự việc không thay đổi thời gian, không gian; chân lý tự nó tồn tại.

Duy Chúa Jesus khẳng định “Ta là chân lý” (Giăng 14:6).

Toàn bộ Kinh Thánh mới là chân lý. Chúa là chân lý tuyệt đối. Mọi chân lý khác mang tính tương đối. Ví dụ: 10 điều răn Cựu Ước – Tân ước duy nhất đúng, chúng ta chỉ phải vâng phục.

Chân lý tương đối: Nó chỉ đúng theo một thời gian hay không gian nhất định. Ví dụ: chân lý khoa học, hay chân lý Kinh Thánh Cựu Ước có một số điều răn không thích hợp Tân ước.

Chân lý tự nó đứng, tự nó tồn tại. Chân lý không thể hội nhập. Nếu hội nhập chân lý thì không còn là chân lý nữa.

 

Nhóm văn hóa

 

Văn hóa gồm phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực, ăn mặc, lễ lạc; văn hóa giao tế, giao thông; cưới gả; tín ngưỡng dân gian…

Cơ Đốc giáo đã hội nhập hay hòa nhập với văn hóa Việt Nam một cách tự nhiên kinh thánh đã dạy: “Trở nên mọi cách cho mọi người” (I Cô-rinh-tô 9:22).

  • Lễ phục: các mục sư đầu tiên vẫn mặc áo dài khăn đóng, sau này veston.
  • Các lễ truyền thống: tết cổ truyền dân tộc, tết trung thu, lễ đám cưới hỏi, lễ tang chế.
  • Lễ Noel: hầu hết nhân dân tham dự.

IV. Tín ngưỡng tôn giáo – văn hóa Việt Nam

Tôi xin giới hạn văn hóa tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam. Đây là mấu chốt thông thường của sự xung đột, chiến tranh tàn khốc giữa văn hóa Tin Lành và các tín ngưỡng khác, phong tục khác. Việt Nam có 4 tín ngưỡng, tôn giáo chính:

  • Phật Giáo: từ bi, diệt dục, tham sân si; vô ngã vô thường, lục hòa, tứ diệu đế, bát chánh đạo…
  • Nho giáo: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; nhân ái ái nhân; trung thứ; nhất tự vi sư, bán tự vi sư…
  • Lão giáo: vô vi, đừng can thiệp chuyện người khác…
  • Đạo thờ ông bà: ảnh hưởng Nho giáo, hiếu kính cha mẹ, thờ thổ thần đất đai…

Nhìn chung và cốt lõi bốn tín ngưỡng này cũng có những điểm tương đồng với Phúc Âm. Chỉ có hai điều tương khắc.

Một là thờ phượng và biểu hiện thờ phượng. Cơ Đốc giáo chỉ thờ một Đức Chúa Trời ba ngôi.

Hai là Cơ Đốc nhân không lập đảng tham gia chính trị, không biểu tình hoan hô đã đảo, chỉ làm bổn phận công dân, tham gia chính trị bầu cử theo hiến định, hay góp ý với chính quyền theo pháp định.

Chúa dạy: “Yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện những người bắt bớ; ai vả má phải đưa má trái; vâng phục nhà cầm quyền”…

Kẻ thù Cơ Đốc nhân không phải con người, không phải chế độ, mà là “thế gian- ma quỷ – xác thịt”.

Đây là điểm son của cả chân lý lẫn văn hóa Phúc Âm, có thể hội nhập, hội nhập sâu rộng hài hòa bất cứ các nền văn hóa nào trên toàn thế giới.

Hơn 2000 năm qua, hàng triệu triệu Cơ Đốc nhân đã vui lòng tuận đạo bởi những xung đột tín ngưỡng văn hóa, tuận đạo không thù hận, không trả thù nhưng cuối cùng chân lý Phúc Âm vẫn toàn thắng.

Indonesia, Malaysia, với Hồi giáo là quốc giáo đã cấm đoán bắt bớ Hội Thánh dữ tợn, nhưng ngày nay 30% dân số Indonesia đã báp-tem theo Chúa.

Cho nên, sự thờ phượng Đức Chúa Trời đối nghịch với mọi tín ngưỡng tôn giáo khác. Mọi sự đối nghịch bắt nguồn từ đây. Không thể dung hòa hay hội nhập điều này.

Tóm lại:  

Cho dù trăm bề khó khăn, mọi xung độ tứ phía, Phúc Âm con người yêu Chúa vẫn đủ nhịn nhục yêu thương tha thứ để hội nhập và hội nhập sâu rộng với bất cứ nền văn hóa nào trên thế giới.

Hơn 2000 từ khi Chúa Jesus giáng thế và Hội Thánh đầu tiên thành lập, văn hóa yêu thương Cơ Đốc giáo đã vào lòng con người mọi dân tộc khắp năm châu bốn bể.

Những điểm tương đồng

Tất cả những triết lý, những giới răn ở trên đều bàn bạc trong Kinh Thánh. Hay nói cách khác Lời Chúa trong toàn bộ Kinh Thánh đều nằm trong điều răn, giới luật của Chúa trong Kinh Thánh.

Tôi nghĩ đây là sự mặc khải của Chúa khi Ngài ban 10 điều răn cho dân Do Thái cũng ban cho loài người. Ví dụ, trong điều răn “Chớ tham lam của người” (Xuất Hành 20:17) thì Công pháp quốc tế: phân định hải phận, không phận, địa phận… không được xâm phạm phần của người khác.

V. Làm thế nào để xây dựng một nền văn hóa Cơ Đốc trên tinh thần văn hóa Việt Nam

Theo thiển ý của tôi, muốn dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh, không và không thể thiếu đường lối hội nhập văn hóa Cơ Đốc giáo.

Chân lý Phúc Âm và văn hóa Tin Lành đã hòa quyện khắp thế giới, đã ảnh hưởng rất tốt cho mọi dân tộc. Hội nhập để văn minh hay đóng cửa để lạc hậu?

Một trong những thuận lợi của đạo Cơ Đốc tuy chiếm tỷ lệ không nhiều, nhưng ảnh hưởng rất lớn và tiềm năng vượt trội đó là: tinh thần dân chủ, nhân quyền, nhân ái hầu hết xuất phát từ Cơ Đốc nhân.

Các tổ chức nhân quyền, các khối NGO ra từ Cơ Đốc nhân. Sáng lập viên hội, chủ tịch Chữ thập đỏ cũng là Cơ Đốc nhân. Hơn ½ các tổ chức từ thiện, thiện nguyện tài chánh cho toàn thế giới cũng đều từ con cái Chúa.

Tôi tin không ai, không tổ chức nào, văn hóa nào không Ok với những nét ưu việt văn hóa Cơ Đốc – con người Cơ Đốc.

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thế kỷ hội nhập văn hóa toàn cầu, WTO, thế giới phẳng, công nghệ 4.0…

Trên tinh thần hội nhập với tiềm năng hiện hữu, ban Tôn Giáo Chính Phủ tham mưu cho chính phủ phải tận dụng mọi cơ hội, rộng mở chính sách để đất nước ta hội nhập với các tổ chức Cơ Đốc giáo, các Hội Thánh, các tổ chức phi chính phủ cùng mọi tiềm năng tài chánh của họ. Tôi tin họ sẽ chung tay góp phần cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng.

Phước cho nước nào có Chúa Jesus làm chủ. Dân da trắng Châu Âu, Mỹ quốc, Hàn Quốc là biểu thị minh chứng. Phải Kính sợ Chúa là khởi đầu sự khôn ngoan, văn minh, giàu có, ổn định, nhân ái.

Đây là vấn đề lớn mang tầm vĩ mô, vấn đề rất quan trọng của chính sách hội nhập văn hóa thế giới.

Hội nhập như thế nào để văn hóa Cơ Đốc giáo giao thoa bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và thăng hoa. Người Trung Hoa có câu “vô tri bất mộ”. Thành ngữ Việt Nam “tư tưởng không thông đeo bình tông không nổi”.

Tóm lại:

Cơ Đốc giáo – mọi Cơ Đốc nhân phải phát huy những điểm tương đồng với các tín ngưỡng tôn giáo khác.

  • “Phải trở nên mọi cách cho mọi người” (ICô-rinh-tô 9:22).
  • Phải thể hiện mình là ánh sáng của thế gian, là muối của đất là niềm tin và hy vọng của mọi người.
  • Phải làm gương trong nếp sống Cơ Đốc: yêu đồng loại, yêu nước, vâng phục nhà cầm quyền.
  • Phải tham gia sâu rộng công tác từ thiện, giúp đỡ người nghèo neo đơn.

Bốn phạm trù này, Phúc Âm văn hóa Cơ Đốc sẽ hội nhập với văn hóa dân tộc một cách tự nhiên hiệu quả, tránh tối đa xung đột các tín ngưỡng tôn giáo bạn.

Không quá khích xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo khác. Không nên đập phá bàn thờ tín ngưỡng khác một cách lộ liểu quá khích. Chúng ta có quyền tín ngưỡng không thờ lạy hình tượng, nhưng phải khôn ngoan, khéo léo để khỏi tự ái xúc phạm niềm tin của họ. Hãy học cách truyền giáo ở các nước Hồi giáo.

Phương diện nhà nước

Trước hết chính phủ cần thông hiểu Cơ Đốc giáo và tín lý Cơ Đốc, xóa bỏ Đạo Tin Lành là Đạo Mỹ, của Mỹ. Phải xem Đạo Tin Lành là một phần của văn hóa dân tộc. Tin Lành có từ thời Chúa Jesus, không phải Tin Lành của Mỹ.

Trước năm 1975, Tin Lành chỉ một hệ phái CMA và khoảng 100.000 tín hữu.  Sau năm 1975 Tin Lành thêm trên 50 hệ phái và khoảng 1.500.000 môn đồ. Đây cũng là điểm son hội nhập.

Các nghị quyết, các văn bản nhà nước đã thừa nhận các giá trị của Hội Thánh Cơ Đốc: dân chủ, văn minh, nhân ái, đạo đức lành mạnh vượt trội, xem Cơ Đốc giáo và Cơ Đốc nhân là chân lý tốt, là công dân văn hóa đáng tin cậy.

Theo thiển ý của tôi đề nghị:

  1. Phải có chính sách khích lệ tôn trọng, đầu tư để mọi giá trị Phúc Âm được tự do rao truyền.
  2. Phải cho mở các trung tâm giáo dục, thần học, truyền giáo… các kênh truyền hình truyền thanh được tự do phổ biến sâu rộng Phúc Âm.
  3. Tạo điều kiện để các trung tâm từ thiện, các bệnh viện từ tâm, các cô nhi viện, các trung tâm cai nghiện phát huy cao nhất.

Riêng ba lãnh vực này nhà nước thu đước cả 10 tỷ USD.

Tổng Kết:

Hội nhập văn hóa là xu thế thời đại không thể đảo ngược. Hội nhập văn hóa mang lại cho mọi mọi quốc gia dân tộc nguồn lợi vô hạn từ tinh thần đến thịnh vượng.

Đất nước chúng ta đang ở thời kỳ rất thuận lợi để hội nhập văn hóa Cơ Đốc, xã hội văn minh.

Cơ Đốc giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới, cả Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt đương kim tổng thống Hoa Kỳ DONALD TRUMP đồng công Tin Lành.

2/3 tổng sản lượng toàn cầu do Cơ Đốc  nhân nắm.

2/3 bác học và chuyên gia khoa học là Cơ Đốc nhân.

2/3 các tổ chức phi chính phủ NGO xuất phát từ Cơ Đốc giáo.

Tấm lòng, niềm tin con cái Chúa tràn đầy yêu thương để chia sẻ, chữa lành đau thương mất mát của nhân dân Việt Nam sau chiến tranh để lại: chất độc da cam, nghèo khổ, biến đổi khí hậu…

Hơn 50 hệ phái và 1.500.000 tín đồ.

Câu hỏi cho chính phủ, cho Cơ  Đốc giáo, toàn thể các tôn giáo khác cùng nhân dân cả nước phải hội nhập như thế nào để có lợi nhất để hội nhập và phát triển, bảo tồn được văn hóa dân tộc.

Chúng ta phải khôn ngoan “thâu hóa nhưng sáng tạo” thành một nền văn hóa văn minh hiện đại mang hình ảnh Việt Nam 4000 năm văn hiến.

 

Hồ Chí Minh 14/07/2018

Mục sư Nguyễn Duy Thắng

Biên tập viên

Trang mạng Cơ Đốc không phân biệt hệ phái cùng nhau nhìn lại thực trạng thuộc linh “ xem mình sa sút từ đâu” mạnh dạn, can đảm nhìn sự thật để “ Làm lại từ đầu”, lấy lại niềm tin, nhận lại sức sống mới.

One thought to “Tin Lành và vấn đề hội nhập văn hóa dân tộc”

  1. tôi có đọc bài này, rất tiếc cho tác giả đã lẫn lộn như con tôm, không hiểu biết thế nào là ” tiền thân”
    trong đoạn văn của tác giả đã nói con đẻ ra mẹ! you said: ” giáo hội Tin Lành Việt Nam, tiền thân của Hội truyền giáo Phúc Âm liên hiệp (CMA) tự cho mình là Đạo Tin Lành, Tin Lành chánh giáo, còn các hệ phái khác là Tin Lành khác, là tà giáo… ”
    Tôi đồng ý với tác giả nhận xét sự cực đoan bảo thủ của HTTLVN khi tự xem mình là tin lành chánh giáo còn hội khác đều là tà ..

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.