Phần mục lục của loạt bài Hội Thánh của Đức Chúa Trời.
Series: Hội thánh của Đức Chúa Trời
Thông thường chúng ta hiểu Hội thánh là tòa lâu đài lộng lẫy hoành tráng, tọa lạc nơi sang trọng trang nghiêm với đủ màu sắc lung linh huyền ảo.
Người lãnh đạo Hội thánh cũng uy nghi với áo đen, áo đỏ, áo vàng hay bộ đồ veston sang trọng trong dáng đi chậm rãi bệ vệ của một nhà tu khác đời thường.
Hội thánh phải có tổ chức chặt chẽ, khoa học, với đủ ban bệ oai phong ra phết , với những lễ nghi linh thiêng huyền ảo.
Hai chữ Hội thánh tuyệt vời làm sao! Vinh hiển làm sao! Hội của những người thánh. Có hội nào trong trần gian tốt hơn Hội thánh của Chúa? Có hội nào mà từ hạ lưu đến thượng đẳng ngồi chung nhau, bình đẳng yêu thương nhau như ruột thịt; mặc dù trong Hội thánh còn rất nhiều xấu xa quái dị. Nhưng những điều xấu nhất của Hội thánh vẫn tốt hơn những gì tốt nhất của các hội trần gian. Tôi nói không quá lời.
Hội thánh là chân lý bất biến , chính Chúa Giê-xu sử dụng từ nầy đầu tiên với Sứ đồ như một thông điệp, như một kỷ nguyên giải phóng kiếp nô lệ tội lỗi, không chỉ cho tuyển dân Y-sơ-ra-en mà cho toàn thể nhân loại .
“Ta sẽ thiết lập các Hội thánh ta trên đá này, các cửa âm phủ không thắng được Hội đó” . Mat 16:18
Các Hội thánh của ta ( Our churches) khẳng định Ngài là Chủ sở hữu, chủ quyền của Hội Thánh . Hội-Thánh là của Đức Chúa Trời. Không ai được quyền nhân danh bất cứ ai, bất cứ lý do gì để thay đổi danh xưng Hội thánh của Ngài.
Hơn 2000 năm sự hình thành và phát triển của Hội thánh Đức Chúa Trời là điều kỳ diệu hơn cả kỳ diệu của các nền văn minh nhân loại góp lại.
Mời bạn đọc cùng nghiên cứu chủ đề Hội Thánh của Đức Chúa Trời.
Hội Thánh là gì?
Hội Thánh là một đoàn thể tín đồ (đã được tái sinh) hiệp một bởi Đức Thánh Linh, có chung một niềm tin, tình yêu thương, một hy vọng mà Đấng Christ là đầu…
Danh xưng Hội Thánh
Ngày nay danh xưng Hội Thánh: mặc ai nấy đặt, đặt tên vô tội vạ, vô nguyên tắc, vô trật tự; loạn hơn cào cào, ngang hơn cua bò ngang. Còn đường lối tổ chức lại mô phỏng tổ chức của công ty xí nghiệp. Hậu quả: đấu tranh bè đảng, tham lam, tranh giành chức quyền, hỗn loạn là điều phải đến.
Chức vụ 5 mặt trong Hội Thánh
Một trong những việc làm quan trong hàng đầu của Chúa Giê-xu là kêu gọi 12 sứ đồ và môn đồ hóa họ. Rồi Ngài tiếp tục chọn các chức vụ: Tiên tri, Giáo-sư, Truyền giảng Phúc âm và Mục sư.
Cơ chế Hội Thánh
Hội Thánh của Đức Chúa Trời không có văn phòng đại diện, không tổ chức như công ty xí nghiệp, lương phạn, chức lớn, chức nhỏ, không cần có tư cách pháp nhân, không cần ủy ban nhân quyền Liên hiệp quốc bảo hộ, bảo kê, … Hội Thánh của Ngài, do Ngài, vì Ngài, Ngài làm chủ, Ngài bảo vệ, người đời không ai có quyền can thiệp vào tổ chức Hội thánh của Ngài.
Sự kêu gọi vào chức vụ
Qua câu chuyện ngụ ngôn của loài cây; Chúa nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận về chức vụ. Phải biết mình là ai? Chúa kêu gọi chức vụ gì? Sở trường là gì? Phải khôn ngoan như cây vả, cây nho, cây ô-li-ve. Cũng đừng ngu muội ngang tàn, ham danh háu lợi như gai gốc chà chôm: ngu muội ngang tàn ai xúi gì cũng làm, không biết hậu quả ra sao! Nói như châm ngôn của giáo sinh thần học viện Nha-Trang “Phải tránh chức vụ mục sư như tránh lửa địa ngục”.
Hội Thánh địa phương: Danh xưng, giới hạn và ích lợi
Trong Kinh thánh chỉ có con đường – không chỉ tốt nhất, mà là duy nhất – để các Hội Thánh Chúa tại Việt nam phải trở về nguồn: mỗi Hội thánh địa phương phải độc lập, tự chủ tài chánh, tự tìm kiếm Chúa, “ bền lòng giữ lời dạy các sứ đồ” (Kinh thánh).
Tổ chức Hội Thánh địa phương
Chúa Giê-xu đã đến thế gian để thực hiện Hội thánh theo khuôn mẫu từ Thiên thượng. Khuôn mẫu này được các sứ đồ thực hiện một cách trọn vẹn, hiệu quả. Sau 300 năm các môn đồ Chúa đầu tiên đã môn đồ hóa ½ dân số đế quốc La-mã. Các hệ phái Cơ-đốc nên suy nghĩ lại: tại sao đã nỗ lực quá sức mà Hội thánh không có kết quả như mong muốn. Câu trả lời: đã sai mô hình Hội thánh ban đầu! “Ăn năn làm lại từ đầu, coi mình sai trật từ đâu”, đó là sự chọn lựa khôn ngoan nhất, hiệu quả nhất.
Các vấn đề trong Hội Thánh: Dâng 1/10 và các của dâng
Cựu ước 1/10 là thuế nghĩa vụ. Tân ước đâu còn giai cấp Lê-vi tồn tại nữa! Trong tân ước việc dâng 1/10 hay bất cứ điều răn nào khác, đều do lòng tự nguyện, tự giác. Dâng nhiều phước nhiều, dâng ít phước ít, không dâng mất phước. Thái độ dâng hiến phải vui mừng thỏa lòng.
Các lễ trong Hội Thánh
Hội thánh chúng tôi xem các lễ đang tồn tại trong các hệ phái như nét văn hóa Cơ-đốc. Sự kiện Chúa giáng sinh, thương khó, phục sinh, ngũ tuần v.v…chúng ta nên luôn nhắc nhở thường xuyên để biết ơn Chúa. Còn việc bẻ bánh, làm Báp têm cho người tin Chúa là mạng lệnh Chúa, mọi môn đồ của Chúa đều được phép làm điều nầy, không phải độc quyền cho các Mục sư, không phải chờ “một ngày lễ đẹp trời nào đó” mới làm được.